Diễn viên ung thư tiết lộ 4 lần chiến thắng căn bệnh ung thư gan
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nam diễn viên kỳ cựu Song Min Hyung đã qua đời từ ngày 3/4. Ngôi sao SKY Castle hưởng thọ 70 tuổi, qua đời sau quãng thời gian chiến đấu với bệnh ung thư túi mật. Trước đó, Song Min Hyung tiết lộ ông đã 4 lần chiến thắng căn bệnh ung thư gan, nhưng không may ông lại mắc tiếp bệnh ung thư túi mật quái ác.
Lúc sinh thời, Song Min Hyung luôn có nguyện vọng được diễn xuất đến hơi thở cuối cùng. Tang lễ của nam diễn viên kỳ cựu được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện chữ thập đỏ Seoul vào ngày 5/4 vừa qua. Linh cữu ông được an táng tại nghĩa trang Byeokje Seunghwawon thuộc thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi. Đông đảo người hâm mộ và nhiều diễn viên từng hợp tác với Song Min Hyung như Jeong Da Hye, Kim Hyun Sook đều bày tỏ sự tiếc thương vô hạn.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư túi mật không có những triệu chứng đặc hiệu thế nên bệnh rất khó chẩn đoán. Ngoài ra, vị trí bị che lấp bởi gan tự nhiên của túi mật sẽ tạo điều kiện để bệnh ung thư này phát triển mà không bị phát hiện.
Bệnh ung thư túi mật do đâu?
Hiện nay, chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh ung thư túi mật nhưng có các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
Sỏi mật gây ung thư túi mật
Sỏi mật là một trong yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh lý này và đây cũng là bệnh lý về đường tiêu hoá thường gặp. Có tới 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử bị bệnh sỏi mật. Nhưng có ít hơn 1% bệnh nhân sỏi mật tiến triển thành bệnh ung thư. Nguyên nhân sỏi mật xuất hiện ung thư được xác định ở một số bệnh nhân và ở một số bệnh nhân bị sỏi mật lại vẫn chưa được xác định rõ.
Polyp túi mật gây ung thư túi mật
Polyp túi mật sẽ lớn hơn 1cm và được khuyến cáo cắt bỏ bởi nó có khả năng cao tiến triển thành bệnh ung thư. Vì thế nếu phát hiện sớm ra bệnh hãy thực hiện cắt bỏ loại bỏ nguy cơ gây bệnh.
Nguyên nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, bệnh lý này được xác định bởi một số yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi: Đa số các bệnh nhân bị ung thư túi mật đều được chẩn đoán ở độ tuổi ngoài 70.
Giới tính: Ung thư này sẽ xảy ra chủ yếu ở nữ giới, nữ sẽ gấp 2 lần nam giới.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật do đó hãy từ bỏ thuốc lá.
Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư đường mật bạn cũng là người có nguy cơ bị bệnh.
Triệu chứng sớm bệnh ung thư túi mật
Mặc dù những triệu chứng ban đầu của ung thư túi mật khá mơ hồ nhưng không phải là không thể xác định được bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà người bệnh có thể dự đoán bệnh:
– Đau bụng đây là triệu chứng bệnh đáng chú ý nhất. Người bệnh đau bụng do ung thư túi mật sẽ có hiện tượng đau nhói, đau quặn hoặc đau dữ dội tại vùng hạ sườn phải và sẽ lan rộng sang các vùng lân cận như vai, lưng hay thắt eo,…
– Có thể sẽ xuất hiện những cơn sốt vừa đến sốt cao. Bụng cảm giác bị bí bách, chướng bụng. Xuất hiện vàng da, mạc mắt vàng.
– Chán ăn khiến cân nặng của người bệnh bị giảm sút đáng kể (có nhiều trường hợp người bệnh bị sụt hẳn 10 kg sau chưa đầy 1 tháng).
– Người bệnh thường xuyên buồn nôn, đôi lúc nôn ra cả chất dịch có màu vàng, vị đắng.
– Không chỉ xuất hiện các triệu chứng bệnh về tổn thương ở túi mật mà người bệnh còn có thể phải hứng chịu cả những biến chứng do bệnh gây ra tại các vùng bộ phận khác như gan, xương, phổi hay thậm chí là não bộ. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện một cách thầm lặng từ từ nhưng đôi lúc cũng phát ra một cách dữ dội như: gây khó thở, ho ra máu, đau xương thậm chí gãy xương, rối loạn thần kinh, động kinh,…
Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư túi mật
Chưa có bất cứ phương pháp đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh GBC. Theo đó, các bác sĩ chỉ định các biện pháp phòng ngừa đó chính là ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, tập luyện đều đặn và đi khám định kỳ để có được sức khỏe tốt nhất, cụ thể:
– Bỏ thuốc lá.
– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc hay các chất kích thích khác.
– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong thời gian 6 tháng/lần.
Chăm sóc người bị ung thư túi mật
Ung thư túi mật là căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Nhất là trong quá trình điều trị các hoá chất tác động và thể trạng bệnh nhân rất yếu. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho người bệnh như:
Protein: Gồm có cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, đậu phộng.
Lipit: Thành phần chất béo cũng cần thiết cho cơ thể người bệnh nhưng nên bổ sung chất béo từ thực vật như dầu cá,…
Chất bột đường: Có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc….
Nước, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.