Dép lốp hay còn gọi ‘đôi dép Bác Hồ’ truyền thống làm thủ công thường bị đen chân, lốp bào mòn dễ trơn trượt, nhóm đã tìm cách cải tiến để dép nhẹ, bám hơn, xuất khẩu hơn 60 nước.
Thương hiệu “Vua dép lốp” được biết đến nhờ nghệ nhân Phạm Quang Xuân – người từng có hơn 50 năm gắn bó tái tạo “đôi dép Bác Hồ” sử dụng thời kháng chiến.
Nghề dép lốp thu nhập thấp, nên trong số 5 người thợ giỏi nhất được mời tái tạo đôi dép khi ấy, chỉ còn mình ông Xuân giữ nghề, làm tại nhà số 13 Nguyễn Biểu, Hà Nội. Những tưởng đôi dép cao su làm từ chiếc lốp xe thải sẽ dần biến mất, đến năm 2013, người con rể Nguyễn Tiến Cường và cháu trai Nguyễn Hồng Việt quyết định tiếp tục phát triển.
Thế hệ truyền nhân của ông Xuân không theo lối truyền thống mà phát triển nghề thủ công hướng cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng, mẫu mã dép. Ban đầu sản phẩm dép lốp được làm theo mẫu cổ điển dép cao su bộ đội, đặt tên theo mẫu như nguyên bản dép Bác Hồ năm 1947, đôi “bác Giáp 1954 Điện Biên Phủ”, đôi Khe Sanh, đôi Giải phóng. Những đôi kiểu truyền thống được yêu thích, song có lòng máng trũng và nặng, đi lâu dễ mỏi chân. “Sản phẩm tái sinh từ vật liệu tái chế song phải gắn bó với đôi dép Bác Hồ, đòi hỏi sự thoải mái, nhẹ nhàng lại không đen chân”, anh Việt nói với VnExpress về các tiêu chí cải tiến.
Để thực hiện, các nhóm tìm cách cải tiến dép cao su vừa nhẹ vừa chống trơn trượt, chuyển từ đế thấp sang đế cao sao cho thời trang và tiện dụng. Khác với mặt hàng dép cao su tái chế từ lốp thải thanh lý giá rẻ trên thị trường, khâu chọn nguyên liệu được xưởng của anh Việt lựa kỹ tùy theo mẫu mã, kiểu dáng.
Với loại dép huyền thoại, đầu vào nguyên liệu có thể được dùng từ lốp máy bay ATR 72 cỡ nhỏ, mặt lốp nhỏ và độ cong nhiều. Anh Việt giải thích, dép lốp truyền thống làm thủ công có điểm yếu bị đen chân, lốp bào mòn dễ trơn trượt và đi đau chân.
Để cải thiện, họ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ EVA (1 loại vật liệu hạt nhựa Ethylene Vinyl Acetate Copolymer) giúp tạo độ nhẹ, chống trơn trượt, có độ bám ngay cả môi trường rêu trơn. EVA có thể trộn lẫn có các dòng hạt nhựa khác. Tỷ trọng VA càng cao thì EVA càng gần với cao su, mật độ và độ đàn hồi nâng cao rõ hệt, đồng thời cũng dễ dàng kết hợp mang các chất dẻo khác. Để phù hợp thị hiếu khách hàng, nhóm cũng tăng chiều cao dép, tạo tấm cao su ép massage chân giúp thuận tiện đi đường dài, phối màu thời trang cách điệu.
Hiện sản phẩm có giá bán từ 250.000 – 450.000 đồng/đôi. Những đôi đặt hàng riêng có thể lên tiền triệu. Hiện sản phẩm Vua dép lốp đã bán ra thị trường 60 nước (chủ yếu thông qua đường xách tay), sản phẩm đa dạng hơn 100 mẫu khác nhau. Số lượng dép bán cho du khách nước ngoài cũng lên tới vài trăm nghìn đôi.
Thương hiệu “Vua Dép lốp” cũng được các nghệ nhân đăng ký bảo vệ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Anh Việt cho hay thực tế rất khó tránh việc bị làm hàng giả, nhái, song nhờ được bảo hộ nhãn hiệu, khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm có tem mác, logo và chứng nhận.
Không dừng ở kinh doanh, anh Cường, anh Việt mong muốn du khách đến Việt Nam được trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những “đôi dép huyền thoại”. Tại khu xưởng trong Bảo tàng Hồ Chí Minh thường có các buổi trình diễn làm dép lốp được các nghệ nhân. Nhóm du khách từ 10-40 người có thể trải nghiệm làm đôi dép Bác Hồ, từ việc tự đo size chân, đưa phôi đế đến đục 8 chân quai và mang về nước.
Anh tin tưởng việc trải nghiệm các công đoạn làm ra đôi dép thông qua truyền tải tiếp cận về lịch sử sẽ giúp du khách hiểu được vì sao đôi dép có sức hút và hiểu được ý nghĩa, câu chuyện phía sau. “Chúng tôi muốn đưa dép lốp trở thành sản phẩm đặc trưng của Việt Nam được cả thế giới công nhận”, anh Việt nói.
Như Quỳnh – Vnexpress.net