Xuất khẩu tuần từ 18-24/3: Rau quả của Việt Nam vượt 1 tỉ USD trong quý đầu tiên năm 2024 Xuất khẩu tuần từ 25-31/3: Cà phê vào top câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD, tôm hùm tăng trưởng |
Sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang 80 thị trường
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm có dấu hiệu tăng trưởng tốt đã mang lại hi vọng khởi sắc cho toàn ngành thuỷ sản, trong đó có sản phẩm cá ngừ chế biến.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm mặt hàng cá ngừ đóng hộp lại tăng mạnh 53%, nâng tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, ở mức gần tương đương so với các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh, mang về nguồn kim ngạch hơn 196 triệu USD, tăng 21% so với cùng kì năm 2023.
Trong quý I/2024, các sản phẩm cá ngừ đã xuất được sang hơn 80 thị trường |
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ ngay từ đầu năm. Trong quý I/2024, các sản phẩm cá ngừ đã xuất được sang hơn 80 thị trường, trong khi năm ngoái là 70 thị trường.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này sau khi tăng mạnh trong tháng 1 đã sụt giảm nhẹ 8% trong tháng 2. Tuy nhiên, đến tháng 3, nhờ hội chợ thuỷ sản Bắc Mỹ mà sản phẩm cá ngừ đã có bước chuyển biến tốt, trong khi xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ sang thị trường Mỹ giảm thì sản phẩm cá ngừ đóng hộp tiếp tục tăng trưởng tốt.
Dù khởi sắc, nhưng sản phẩm cá ngừ Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi thẻ vàng IUU, khiến cho truy xuất nguồn gốc thuỷ sản xuất khẩu bị đình trệ, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều để có nguồn nguyên liệu cá ngừ cả trong nước và nhập khẩu minh bạch.
Xuất khẩu hạt điều tăng vọt
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, tháng 3/2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, trị giá 289 triệu USD, tăng 106,8% về lượng và tăng 103,4% về trị giá so với tháng 2/2024, so với tháng 3/2023 tăng 10,7% về lượng, nhưng giảm 2,2% về trị giá.
Tính chung quý 1/2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 147 nghìn tấn, trị giá 782 triệu USD, tăng 31,8% về lượng và tăng 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Quý 1/2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 147 nghìn tấn |
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt 5.248 USD/tấn trong tháng 3/2024, giảm 1,7% so với tháng 2/2024 và giảm 11,6% so với tháng 3/2023. Tính chung quý 1/2024, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam ước đạt mức 5.329 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Về cơ cấu chủng loại, 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ hạt điều WS/WB, SP, DW.
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hạt điều W320 và W240, tỷ trọng chiếm 56,71% tổng lượng hạt điều xuất khẩu. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều W320 và W240 tác động tích cực lên hoạt động của ngành.
Xuất khẩu 3 mặt hàng thủy sản lớn nhất mang về hơn 1,3 tỷ USD trong quý 1
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 3/2024, xuất khẩu thủy sản ước đạt hơn 770 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong quý đầu năm 2024, xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 690 triệu USD, là mặt hàng thủy sản có kim ngạch lớn nhất. Đứng sau là cá tra với 423 triệu USD, tăng nhẹ 0,4%; cá ngừ với 220 triệu USD, tăng 22%; cá các loại khác đạt 432 triệu USD, tăng 1,1%.
Quý I/2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỷ USD |
Ngoài ra, xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 2%, xuống còn 135 triệu USD; nhuyễn thể có vỏ đạt 30 triệu USD, giảm 6%; nhuyễn thể khác đạt 1,5 triệu USD, tăng 4%; cua ghẹ và giáp xác khác đạt 47,4 triệu USD, tăng 59%.
Về thị trường, 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 16%, lên mức 330 triệu USD. Xuất khẩu tôm sang Mỹ quý 1/2024 tăng 15%, xuất khẩu cá ngừ, cá tra và cua ghẹ đều tăng mạnh từ 13 – 53%. Giá trung bình cá tra xuất khẩu sang Mỹ đang hồi phục so với mức thấp chạm đáy vào cuối năm, tới cuối tháng 2 ở mức 2,66 USD/kg.
Tại thị trường Trung Quốc & Hong Kong (Trung Quốc), quý đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng 15%. Cá tra, tôm chân trắng, tôm hùm, cá cơm và cua là 5 loài thủy sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc. Đáng chú ý, trong quý, kim ngạch xuất khẩu tôm hùm tăng gấp 11 lần, cua tăng gấp 7 lần so với quý 1/2023.
Tại Nhật Bản, quý 1/2024, xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật tăng 20%, cua tăng 23%, cá tra tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Theo VASEP, Nhật Bản cũng nhắm tới thị trường Việt Nam gia công chế biến các mặt hàng hải sản như cá hồi, cá nục, cá basa…
Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết quý I/2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada, Anh là các thị trường xuất khẩu chính gỗ và lâm sản Việt Nam.
Năm 2024, ngành Lâm nghiệp phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023.
Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – chia sẻ, với thị trường Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phục hồi với các chỉ số dự báo GDP thực tế sẽ tăng 2,2% vào năm 2024, khảo sát tại một số hội chợ gỗ và đồ gỗ đầu năm 2024 tại Hoa Kỳ cho thấy, đã có nhiều khách hàng tới tham quan và tìm hiểu.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản thu về 3,61 tỷ USD |
Thị trường Hàn Quốc có mức tăng trưởng dự báo 1,4% trong năm 2024, về năng lượng, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tích cực tham gia các Hội chợ đồ gỗ ở khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Việt Nam,….) nhằm tìm kiếm đối tác và nhà sản xuất. Có thể đây là dấu hiệu phục hồi trong khâu xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường EU, theo đánh giá của Statista, vào năm 2024 thị trường nội thất tại châu Âu sẽ có doanh thu khoảng 236,8 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép 3,28% (CAGR 2024-2028), phân khúc nội thất phòng khách ước đạt 62,73 tỷ USD vào năm 2024, chiếm ưu thế tại thị trường này.