Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMa thuật của bảng đen, phấn trắng

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng


Trong con mắt nhà toán học và nhà khoa học, bảng đen có sức hấp dẫn kỳ lạ, và những gì được viết trên đó bằng phấn – không nhất thiết phải là phấn trắng – có vẻ đẹp đến tầm nghệ thuật.

Việc viết phấn được ghi nhận từ tận thế kỷ XI trong những lớp giảng dạy của học giả lừng danh người Ba Tư Al-Biruni.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 1.

Nhưng đâu là lý do khiến hình thức diễn đạt ý tưởng này vẫn được ưa chuộng đến tận ngày nay, trong khi giấy da và viết lông ngỗng – hình ảnh gắn liền với những nhà bác học thời kỳ khoa học rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ – không còn nữa?

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 2.

Để tìm câu trả lời, cây bút chuyên viết về khoa học Thomas W. Hodgkinson đã đến thăm những nhà khoa học đồng nghiệp đang làm việc tại Viện Khoa học toán học London (LIMS, Anh).

Trong bài viết cho tạp chí Nautilus, Hodgkinson kể ở viện này, trong mỗi phòng nghiên cứu đều có một tấm bảng đen to tướng, kích thước 3,6 x 1,8m. Tấm bảng nào cũng chi chít chữ, câu hỏi, ghi chú, phương trình, công thức hay những nét vẽ nguệch ngoạc…

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 3.

Theo viện trưởng Thomas Fink, làm nghiên cứu giống như một hành trình tìm đường giải thoát, và tấm bảng đen là công cụ tốt nhất để vượt qua bế tắc.

Mỗi lần lâm vào ngõ cụt, Fink và đồng nghiệp sẽ bước lên bảng, ghi lại bài toán, vừa viết vừa suy nghĩ. Có thể đó chỉ là những dòng tư duy mới chớm, không đầu không đuôi.

Nhưng đã rất nhiều lần, các nhà khoa học tìm được manh mối cho đầu bài hóc búa ngay khi đang cầm phấn viết bảng.

Viên phấn, tấm bảng có sức mạnh lớn đến vậy sao?

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 4.

Theo Read, hầu hết các nhà khoa học đều thích dùng công cụ nghiên cứu cơ bản nhất là phấn và bảng, dù cho ngày nay có không ít công nghệ kỹ thuật số thuận lợi ghi chép, trình chiếu.

Một số ứng dụng thời 4.0 cho phép nhà khoa học vẽ trên màn hình cảm ứng, có thêm màu sắc, hiệu ứng cực kỳ sinh động. Nhưng các nhà khoa học vẫn thích sự tối giản của tấm bảng đen. Một phần là vì sự gần gũi và cảm giác yên tâm, khỏi phải lo mất tài liệu hay máy móc hư bất chợt.

Phần khác là vì có thể tập trung hơn.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 5.

Trong không gian chỉ có bạn và bài toán trên bảng, bạn được phép thử và mắc sai lầm. Viên phấn trắng cho một nhà nghiên cứu được tự do thử mọi hướng tiếp cận, không đúng thì… xóa.

Có lẽ chính vì thế mà giáo sư Yang-Hui He cho rằng khi cầm một viên phấn và nhìn vào bảng đen, ông có cảm giác mình thật sự đang làm toán.

Một đồng nghiệp khác từ LIMS, Forrest Sheldon, nói đôi lúc ông cảm thấy tấm bảng đen như một đường đua tiếp sức. Một nhóm nhà khoa học có thể đứng trước tấm bảng, chuyền tay nhau viên phấn để giải một bài toán, giống hệt các vận động viên trao gậy trong nội dung 4x100m tiếp sức.

Cũng có khi đó là cuộc đua nhiều chặng, nếu hôm nay chưa nghĩ ra thì cứ để bảng đó, ngày mai trở lại. Mỗi ngày suy nghĩ một ít, cho đến một ngày họ tìm ra đáp án và thốt lên “eureka”.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 6.

Nhiếp ảnh gia Jessica Wynne, cũng là giáo sư tại Viện Công nghệ thời trang ở New York, có niềm đam mê đặc biệt với những tấm bảng của các nhà khoa học, giảng viên đại học.

Cô dành thời gian đi khắp nơi, chụp lại những tấm bảng đen của nhiều chuyên gia toán học trong lúc làm việc.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 7.

Có những tấm bảng lúc nào cũng dày đặc các phương trình, con số, những ký hiệu đặc biệt, như của Alex Zhongyi Zhang, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Columbia (Mỹ);

Số khác lại theo trường phái tối giản, như tấm bảng được Wynne chụp giữa những hàng cây ở viện nghiên cứu khoa học cao cấp Institut des Hautes Études Scientifiques ở ngoại ô Paris: không có gì ngoài một vài chữ cái Latin kèm nhiều mũi tên.

Một số giáo sư tự sáng tạo những nguyên tắc viết bảng chỉ “người trong cuộc” mới hiểu.

Chẳng hạn, tấm bảng của giáo sư Tadashi Tokieda tại Đại học Stanford thường biểu thị hình tròn màu đen bằng một chấm trắng, và quy ước hình tròn màu trắng bằng một chấm không tô màu.

Wynne cũng chụp được nhiều tấm bảng vừa bị xóa nội dung, của một nhà khoa học còn đang vật vã trước một bài toán. “Tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp vượt thời gian và hình dáng vật chất của những tấm bảng. [Chúng] còn thể hiện khát vọng của giới khoa học luôn muốn khám phá sự thật và giải quyết các vấn đề hóc búa” – cô nói.

Không chỉ nhà toán học hay vật lý mới mê viết bảng.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 8.

Trong bài viết cho trang tin The Harvard Gazette, hai tác giả Manisha Aggarwal-Schifellite và Juan Siliezar đưa người đọc tham quan “một vòng bảng đen” ở đại học danh giá của Mỹ.

Ở lớp logic học nhập môn, các giáo sư như Mark Richard thường mô hình hóa những lý thuyết logic, triết học bằng sơ đồ, hình khối, giúp sinh viên “dễ nuốt” những nội dung nhập môn, dù thực tế những gì viết trên bảng cũng rất thách thức trí não người xem.

Trong giờ văn học, một diễn đàn tranh luận về Nữ hoàng xứ Scotland Mary được giảng viên Vanessa Braganza tóm gọn súc tích trên tấm bảng. Như thể các tiến bộ về trình chiếu chưa hề ghé qua đại học gần 400 tuổi này.

Ma thuật của bảng đen, phấn trắng - Ảnh 9.

TRỌNG NHÂN





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà toán học nổi tiếng thế giới rời Mỹ về đại học châu Á giảng dạy

Rời Đại học Stony Brook (Mỹ), nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya quyết định về Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) giảng dạy. Theo Sohu, ngày 11/9, nhà Toán học nổi tiếng thế giới Kenji Fukaya đã có buổi đứng lớp đầu tiên tại Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Bài giảng của ông về hình học Symplectic - nghiên cứu không gian nơi các vật thể như...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ bất ngờ biến mất trên Facebook

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên vừa bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm hiển thị thông báo 'Bạn hiện không xem được nội dung này'. "Ban quản trị nhóm luôn kiểm tra thông tin...

Phát huy sức mạnh của văn học, nghệ thuật trong vai trò quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế

(Tổ Quốc)- Ngày 25/10/2024, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Chương trình Hội thảo Khoa học “Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam: Thực trạng và...

Hà Nội đáng nhớ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Anh và Việt Nam

Baoquocte.vn. Với tình yêu sâu sắc dành cho Hà Nội, nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman đã ghi lại những dấu ấn không thể phai mờ của Thủ đô suốt hơn hai thập kỷ.

“Mùa vàng” hút du khách và nhiếp ảnh gia ở nơi cách Hà Nội 100km

Nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 110km, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) là điểm đến thu hút du khách và giới nhiếp ảnh gia tới sáng tác nghệ thuật với nhiều tọa độ check-in nổi tiếng như biển Cồn Vành, khu du lịch biển Đồng Châu, chùa Keo…

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

SATRA hợp tác cùng Zalopay đẩy mạnh chuyển đổi số

Bên cạnh Zalopay QR Đa Năng, hệ sinh thái giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp của Zalopay còn cung ứng nhiều dịch vụ, giúp SATRA nâng cao trải nghiệm thanh toán, chăm sóc khách hàng thân thiết và thu hút khách hàng mới một cách hiệu quả. Nền tảng thanh toán Zalopay là đối tác thanh toán chiến lược của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên (SATRA) từ năm 2022.  Đến tháng 7-2023, với sự ra mắt...

Mở rộng tập hợp để Hội luôn nhịp bước cùng thanh niên

5 tổ thảo luận tại Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX trong ngày 4-11 là những góc nhìn đa dạng, cũng là đòi hỏi cho tổ chức Hội trong giai đoạn mới. Ông Lê Thanh Minh, phó giám...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Mỹ lạc quan về quan hệ thương mại với Việt Nam sau bầu cử

Mỹ sẽ có lãnh đạo mới trong vài ngày tới, nhưng mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cả hai quốc gia đang chia sẻ mục tiêu tăng cường chuỗi cung ứng và đối phó với thách thức trong an ninh mạng.   Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với nhiều sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Arun Venkataraman - trợ lý...

Đại biểu Quốc hội: Chật vật làm thủ tục, nhà đầu tư than ‘đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh’

Nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư, đành tâm tư rằng 'đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh'.   Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) - Ảnh: GIA HÂN Câu thơ "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du phản ánh nỗi lo lắng và trăn trở của Thúy Kiều về số phận của mình sau một giấc mộng đáng sợ, cuộc đời dài phía trước đầy bất...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Xét tuyển đại học bằng học bạ còn đáng tin cậy?

Năm 2025, nhiều trường đại học thông báo giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT hoặc bỏ hẳn phương thức xét tuyển này với lý do kết quả học bạ các trường có khoảng cách chênh lệch lớn, dẫn tới thiếu công bằng trong xét tuyển đầu vào. ...

Trao học bổng cho 60 sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân

Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) vừa tổ chức chương trình Lễ Trao học bổng và Chào tân sinh viên Khóa 66 – SOLASTA. 60 sinh viên...

Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên vào năm 2045

Theo đề án xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP.Đà Lạt và TP.Buôn Ma Thuột của Bộ GD-ĐT, đến năm 2045, Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên. ...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Học sinh Việt Nam ghi dấu ấn tại kỳ thi toán và khoa học quốc tế ở Indonesia

Tại Kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế 2024 (WMSC 2024) vừa diễn ra tại Bogor, Indonesia, 4 học sinh lớp 3B1 và 4B1 của hệ song ngữ Trường Tiểu học và THCS MAY Academy (Hoàng Mai, Hà Nội) đã xuất sắc mang về những thành tích nổi bật, vượt...

Mới nhất

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy...

Đà Nẵng đưa vào vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh

Sáng 4/11, Bệnh viện Đà Nẵng khánh thành và đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh thực hiện nhiệm vụ Đề án 06/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam...

Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng

Đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa tựu trường, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mang đến chương trình "Trả góp có 'eM' - Tiếp sức mùa tựu trường" giúp khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm phục vụ học tập và có cơ hội nhận các khoản tiết kiệm...

Ngắm những vũ công trên sân băng

(Dân trí) - Giải vô địch trẻ trượt băng nghệ thuật quốc gia 2024 tổ chức tại Hà Nội đã khép lại sau 2 ngày tranh tài sôi nổi. Các VĐV đã có những màn biểu diễn đẹp mắt, thu hút đông đảo khán giả theo dõi, cổ vũ. Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi (2-3/11), Giải vô địch...

Mới nhất