Trang chủNewsThời sựBài cuối: Về tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô

Bài cuối: Về tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô


Về áp dụng luật (Điều 4)

Đoạn 2 Khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật quy định Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề và việc áp dụng quy định đó thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô nhưng chưa được quy định cụ thể trong luật, nghị quyết đó thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ.”

Quy định này vừa không phù hợp với các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vừa gián tiếp giao thẩm quyền áp dụng pháp luật cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Và nếu Quốc hội chấp nhận thẩm quyền này thì từ nay về sau, tất cả các luật, nghị quyết của Quốc hội, nếu có những quy định khác với Luật Thủ đô (như dự thảo Luật quy định) thì UBTVQH đều phải quyết định việc áp dụng.

Cần chú ý, Luật Thủ đô là luật tổng hợp tất cả các luật (trừ Bộ luật hình sự ít liên quan) để thi hành cho một địa phương là Hà Nội. Vì thế, theo quy định của dự thảo Luật thì UBTVQH sẽ phải nhận thêm một khối lượng công việc thường xuyên, rất lớn, rất phức tạp. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc kỹ quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 4 nêu trên.    

Tại khoản 3 Điều 4 dự thảo Luật quy định “Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao hoặc văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì áp dụng văn bản quy định chi tiết, văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô.

 Dự thảo Luật đã đưa ra quy định thực hiện pháp luật “đặc thù” là ưu tiên áp dụng văn bản pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành khi có quy định khác với quy định của văn bản pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành. Hơn nữa, dự thảo Luật cũng chưa nêu rõ trong trường hợp có quy định khác với văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là Hiến pháp thì thực hiện theo quy định nào? Như vậy, quy định tại khoản 3 Điều 4 nêu trên không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Việc quy định như dự thảo Luật sẽ tạo ra tiền lệ là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp thì được ưu tiên áp dụng hơn so với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn. Đây là một quy định không hợp lý, không nên có.

Về cơ cấu, tổ chức chính quyền thành phố

Tại Điều 9 dự thảo Luật quy định, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội là 125 người (tăng 20 đại biểu so với quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương), so sánh tương tự như vậy, số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân 11 người (tăng 3), số Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân không quá 3 người (tăng 1), số Ban của Hội đồng nhân dân là 6 Ban (tăng 2 Ban); số Phó ban chuyên trách của mỗi Ban không quá 2 người (hiện tại là 8, sẽ tăng thêm 4 là 12).

Dự thảo các quy định nêu trên cần được rà soát lại để không mâu thuẫn nhau. Ví dụ, dự thảo quy định, “Số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định”. Riêng việc này không nên quy định khác với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Khoản 2, Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định “cứng” là, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Phó Chủ tich Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Theo dự thảo, sẽ có 6 Trưởng ban và 1 Chánh văn phòng, tức là có 7 Ủy viên (thành viên). Vây, Hội đồng nhân dân thành phố còn gì phải quyết? Nếu quyết nhiều hơn thì lấy vào thành phần nào? Chắc không thể lấy trong số đông đại biểu không giữ chức vụ gì; nếu lấy trong số các Phó trưởng ban hay Tổ trưởng Tổ đại biểu của Hội đồng nhân dân thành phố thì tiêu chí nào để lựa chọn? Do vậy, giữ như quy định “cứng” của Luật Tổ chức chính quyền địa phương là hợp lý.

Nếu liên hệ với Quốc hội để làm sáng tỏ thêm, thì Luật Tổ chức Quốc hội không quy định Tổng Thư ký – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đương nhiên là thành viên UBTVQH. UBTVQH còn có các Ban chuyên môn nghiệp vụ. Do đó Quốc hội phải quyết định số lượng thành viên UBTVQH và Quốc hội bầu. Tổng Thư ký Quốc hội cũng do Quốc hội bầu và đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Thực ra việc tăng số lượng đại biểu dân cử hoạt động chuyên trách là phải căn cứ chủ yếu vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan dân cử, căn cứ khối lượng công việc thực tế và yêu cầu nâng cao chất lượng công việc. Hội đồng nhân dân không phải làm Hiến pháp, không phải xây dựng luật (là loại công việc rất lớn, rất nặng, chiếm rất nhiều thời gian) nên việc tăng số lượng đại biểu nói chung, đại biểu hoạt động chuyên trách nói riêng của HĐND cũng phải hợp lý.

Về thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (các Điều 8, 11 và 12)

Đây là vấn đề mới và đặc thù của Thủ đô. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì tổ chức chính quyền ở nước ta có 3 dạng (loại): Chính quyền địa phương ở nông thôn; Chính quyền địa phương ở đô thị; Chính quyền địa phương ở hải đảo. Đặc thù của Thủ đô là có cả chính quyền đô thị và có cả chính quyền ở nông thôn. Chính quyền ở nông thôn có 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Chính quyền đô thị được phân ra, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; chính quyền ở quận; chính quyền ở thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là thành phố thuộc thành phố); và chính quyền ở phường. Theo Điều 11 và Điều 12 dự thảo Luật Thủ đô thì tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của quận, thị xã và thành phố thuộc thành phố hoàn toàn như nhau. Điều này đặt ra một số vấn đề cần được làm rõ: 

Một là, Thành phố thuộc thành phố, thị xã và quận có phải cùng cấp chính quyền là cấp quận không? Nếu phải (cùng là cấp quận) thì ý nghĩa của việc lập thành phố thuộc thành phố như thế nào? Nếu không phải thì chính quyền thành phố thuộc thành phố có là một cấp không? (tức là Thủ đô có 4 cấp chính quyền?).

Hai là, cũng theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND tỉnh có 9 nhiệm vụ; UBND tỉnh có 8 nhiệm vụ. HĐND thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài việc thực hiện 9 nhiệm vụ như HĐND tỉnh còn phải thực hiện 4 nhiệm vụ riêng có của thành phố. UBND thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài việc thực hiện 8 nhiệm vụ như UBND tỉnh còn phải thực hiện thêm 3 nhiệm vụ riêng có của thành phố. Vậy HĐND và UBND thành phố thuộc thành phố có quyền hạn, nhiệm vụ gì khác với HĐND và UBND cấp huyện không? – Chắc chắn là có, vì chỉ riêng về công tác quản lý, giữa quản lý thành phố và quản lý nông thôn đã khác nhau nhiều mặt…

Những vấn đề trên đề nghị cần được làm rõ và thể hiện trong Dự thảo Luật.

Về chính sách xã hội (Điều 27)

Trước hết, tên của Điều này cần được chuẩn xác lại. Trong hệ thống chính sách xã hội có nhiều chính sách cụ thể, trong đó có chính sách an sinh xã hội, chính sách phúc lợi xã hội… như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, an ninh con người” (tập I, trang 47). Vì vậy, đề nghị tên của Điều 27 chỉ nên là: Điều 27. Chính sách xã hội. 

Về nội dung của Điều này: Với tên của Điều như trên thì không cần tên của khoản 3, các điểm a, b, c của khoản 3 được đổi thành các điểm c, d, đ của khoản 2; khoản 4 chuyển thành khoản 3.

Khoản 3 mới (là khoản 4 cũ): Khi đã giao cho Hà Nội quy định “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách xã hội…” thì đề nghị ở điểm a/khoản 2 cũ (điểm c mới) Luật này không quy định mức hỗ trợ 100%, 60%, 20% để thống nhất với quy định giao cho Hội đồng nhân dân thành phố quy định.

Về tài chính, ngân sách và cán bộ, công chức   

Về tài chính, ngân sách: đây là một trong những vấn đề lớn đối với Thủ đô. Ngoài các quy định tại Điều 34, Điều 35 của Dự thảo Luật, xin có ý kiến như sau:

Như đã trình bày, đặc thù quan trọng nhất của Thủ đô là, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương đứng chân trên địa bàn Hà Nội làm việc để xử lý công việc chung của cả nước. Lao động của các cơ quan này cùng với gia đình họ với cả chục vạn người sinh sống trên đất Thủ đô, tiêu dùng của cải, sử dụng các sản phẩm vật chất, tinh thần, cơ sở hạ tầng xã hội tại Thủ đô… với mức độ rất lớn. Vì vậy các cơ quan nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương cũng phải có trách nhiệm một phần đối với những gì đã tiêu dùng, đã sử dụng trên đất Hà Nội. Có thể xử lý bằng cách, hàng năm (trong một số năm) trích một tỷ lệ ngân sách nhà nước cho Thủ đô để đầu tư xây dựng, phát triển Thủ đô. Tỷ lệ trích và thời gian (số năm được trích) được tính toán quy định cụ thể vào dự thảo Luật. Điều này cũng nhằm cụ thể hóa tinh thần “Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đô”.

Về cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô: Quy định tại các Điều 15 và 16 dự thảo Luật chưa rõ đặc thù như thế nào. Nên chăng, Chính quyền Thủ đô được hoàn toàn chủ động quyết định số lượng biên chế theo vị trí việc làm được quy định tại Luật Cán bộ, công chức; tuyển dụng theo đúng 4 nguyên tắc được quy định tại Điều 38 Luật Cán bộ, công chức. Nhà nước giao tổng quỹ tiền lương, nếu tiết kiệm được biên chế, thì vẫn được giữ nguyên tổng quỹ tiền lương. Người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thể hiện ở kết quả “sản phẩm” của năm trước thì năm sau mức lương được nâng lên (từ 1,2 lần trở lên theo mức lương cải cách 1.7.2024). Điểm c khoản 1, Điều 16 dự thảo Luật áp dụng cho người nước ngoài có công với thành phố nên áp dụng cho cả người trong nước (không chỉ người nước ngoài).         

Về danh hiệu vinh dự (Điều 7) 

Dự thảo Luật mới chỉ quy định danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được tặng cho người nước ngoài mà chưa quy định các danh hiệu khác, như danh hiệu Công dân ưu tú Thủ đô tặng cho công dân Thủ đô, cho người trong nước. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung các danh hiệu đối với công dân trong nước có thành tích đóng góp thiết thực.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực này nằm trong rừng sâu và không có sóng điện thoại nên tôi chưa có hình ảnh, vị trí cụ...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định - những doanh nghiệp với bản lĩnh kiên cường trong...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp...

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Giới chính trị Ukraine “gây áp lực” lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi Tổng thống Volodymir Zelensky cần bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột với Nga. Điều này đã được Phó Chủ tịch Verkhovna Rada Yevgeny Shevchenko công bố với báo giới. Theo đó, phương Tây sẽ buộc ông Zelensky phải ra...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước – nhìn từ thực tiễn Vietnam Airlines

Đó là nội dung của cuộc hội thảo tới đây (ngày 10/11), do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng...

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất...

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình nông dân tại tỉnh Đồng Tháp tham gia "Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai "Đề...

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu SeABank. Cùng với đó, SeABank cũng vừa được bình chọn là “Tổ chức...

Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam đón nhận Bằng khen của Bộ Công an

Vừa qua, Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam vinh dự đón nhận khen thưởng của Bộ Công an, Công an TP. Hồ Chí Minh cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023, kết hợp với tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng cho các đơn vị Agribank trên địa...

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu Việt Nam lần thứ 9 vừa được tổ chức, Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Agribank được vinh danh, khẳng định uy tín và vị thế hàng đầu của Agribank - Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, hoạt động ổn định và hiệu quả, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế xã hội đất...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực này nằm trong rừng sâu và không có sóng điện thoại nên tôi chưa có hình ảnh, vị trí cụ...

Giới chính trị Ukraine “gây áp lực” lên tổng thống đàm phán hòa bình?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/11/2024: Giới chính trị Ukraine ép tổng thống đàm phán hòa bình với Nga khi các thông tin từ chiến trường và Mỹ bất lợi Tổng thống Volodymir Zelensky cần bắt đầu đàm phán để giải quyết xung đột với Nga. Điều này đã được Phó Chủ tịch Verkhovna Rada Yevgeny Shevchenko công bố với báo giới. Theo đó, phương Tây sẽ buộc ông Zelensky phải ra...

Cán bộ thanh tra Sở Du lịch Kiên Giang bị tố “vòi vĩnh” doanh nghiệp

Đại diện pháp luật một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch - Lữ hành đã gửi bằng chứng tố cán bộ thanh tra của sở Du lịch tỉnh Kiên Giang “vòi vĩnh”. ...

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11,...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc vực dậy CLB. Ông đã giúp CLB giành hai chiến thắng trước Leicester City (cúp Liên đoàn Anh), PAOK (Europa...

Mới nhất

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã...

Sinh viên Cần Thơ kêu gọi vốn đầu tư vào dự án khởi nghiệp

Những dự án hướng tới sản phẩm và thiết bị thân thiện với môi trường, tính khả thi cao của sinh viên Cần Thơ cùng kêu gọi thêm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. ...

Mới nhất