Trang chủNewsThế giớiTác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu...

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược



Việc Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh mới hoạt động bằng nhiên liệu rắn cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân của nước này.

Xung quanh việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trực tiếp chỉ đạo vụ phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới vào ngày 2/4. (Nguồn: KCNA)

Ngày 3/4, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố nước này đã thử nghiệm một tên lửa tầm trung siêu thanh mới hoạt động bằng nhiên liệu rắn.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa trước căng thẳng ngày càng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Trước đó một ngày, quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cho biết phát hiện Triều Tiên phóng tên lửa từ khu vực nội địa xung quanh thủ đô Bình Nhưỡng hướng về vùng biển phía Đông nước này.

Tập trung phát triển hệ thống nhiên liệu rắn

Theo KCNA, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ngày 2/4 đã chỉ đạo tại hiện trường việc bắn thử lần đầu tiên tên lửa Hwasong-16B, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn và trang bị đầu đạn siêu thanh mới phát triển gần đây.

Chủ tịch Triều Tiên tuyên bố tên lửa Hwasong-16B là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong Un nhận định, tên lửa này là vũ khí chiến lược thể hiện “sự vượt trội tuyệt đối” về công nghệ phòng vệ của Triều Tiên. Theo Chủ tịch Triều Tiên, nước này hiện đã phát triển các hệ thống nhiên liệu rắn, có thể trang bị hạt nhân cho “tất cả các tên lửa chiến thuật, tác chiến và chiến lược với nhiều tầm bắn khác nhau”.

Trong những năm gần đây, Triều Tiên đã tập trung phát triển thêm nhiều loại vũ khí sử dụng nhiên liệu đẩy thể rắn. Những loại vũ khí này dễ di chuyển và che giấu hơn, có thể được chế tạo để phóng nhanh hơn so với tên lửa dùng nhiên liệu lỏng, vốn cần được nạp nhiên liệu trước khi phóng và không thể duy trì nhiên liệu trong thời gian dài.

Từ năm 2021, Bình Nhưỡng cũng đang thử nghiệm các loại vũ khí siêu thanh được thiết kế với tốc độ nhanh gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh. Nếu được hoàn thiện, những hệ thống này có thể đặt ra thách thức đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực nhờ tốc độ và khả năng cơ động của chúng.

Mặc dù vậy, các thông tin công bố không rõ liệu các phương tiện siêu thanh của Triều Tiên có liên tục duy trì tốc độ như mong muốn là vượt quá tốc độ Mach 5 hay không trong các cuộc thử nghiệm năm 2021 và 2022.

Theo KCNA, trong cuộc thử nghiệm ngày 2/4, đầu đạn siêu thanh đã tách khỏi tên lửa sau khi được phóng về phía Đông Bắc từ thao trường ở ngoại ô khu vực Bình Nhưỡng, đạt độ cao đầu tiên là 101,1km và lần thứ hai là 72,3km trong khi bay theo hành trình 1.000 km như dự kiến và đánh trúng mục tiêu ở vùng biển phía Đông nước này.

Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản đánh giá tên lửa đã bay được khoảng 600 km.

Hồi tháng 1, Triều Tiên cũng đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm (IRBM) sử dụng nhiên liệu rắn sau nhiều năm thử nghiệm IRBM sử dụng nhiên liệu lỏng.

Theo giới chuyên gia, những loại vũ khí như vậy nếu được hoàn thiện có khả năng vươn tới các mục tiêu xa xôi của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả trung tâm quân sự của Mỹ trên đảo Guam.

Chuyên gia về tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia Hàn Quốc Chang Young-keun chỉ ra rằng việc nạp đầu đạn siêu thanh vào tên lửa nhiên liệu rắn sẽ cho phép phóng và vận hành nhanh hơn.

“Triều Tiên khi tuyên bố rằng đã hoàn thành việc vũ khí hóa tên lửa hạt nhân, cũng nhấn mạnh cam kết trang bị vũ khí hạt nhân cho tên lửa siêu thanh của mình. Việc Triều Tiên phát triển IRBM siêu vượt âm là nhắm vào đảo Guam, nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ, và thậm chí tới cả Alaska”, ông Chang Young-keun nhấn mạnh.

Xung quanh việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược
Trực thăng tham gia tập trận Lá chắn Tự do 2024 ngày 4/3.

Tình hình khu vực “nóng lên”

Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng kể từ năm 2022 khi Triều Tiên đẩy nhanh quá trình thử nghiệm tên lửa và các loại vũ khí khác. Mỹ và Hàn Quốc đã phản ứng lại bằng cách mở rộng các cuộc diễn tập huấn luyện kết hợp và diễn tập ba bên với sự tham gia của Nhật Bản, trong đó sử dụng các vũ khí chiến lược của Wahington.

Trong cuộc giám sát thử nghiệm ngày 2/4, Chủ tịch Kim Jong Un kêu gọi mở rộng hơn nữa chương trình hạt nhân và tên lửa để có được “sức mạnh áp đảo nhằm kiềm chế và kiểm soát” những đối thủ “gần đây đã tăng cường thúc đẩy liên minh quân sự và dàn dựng nhiều loại diễn tập”.

Chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận trên không kết hợp trên vùng biển gần đảo Jeju với sự tham gia của ít nhất một máy bay ném bom B-52 của Mỹ có khả năng hạt nhân.

Trong những tháng gần đây, Mỹ đã tăng cường triển khai các khí tài chiến lược tới khu vực, bao gồm cả tàu sân bay và tàu ngầm phóng tên lửa.

Phản ứng trước vụ thử tên lửa tầm trung siêu thanh mới hoạt động bằng nhiên liệu rắn của Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những vụ phóng như vậy vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và “gây ra mối đe dọa” cho các nước láng giềng của Triều Tiên.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Đức “mạnh mẽ” lên án vụ “phóng trái phép”, kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đàm phán với Seoul và Washington để dỡ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga, với tư cách là một Ủy viên thường trực trong HĐBA LHQ, đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để chấm dứt hoạt động giám sát các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân.

Cuộc thử nghiệm cũng diễn ra chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử Quốc hội ở Hàn Quốc, với đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol vốn theo đuổi đường lối cứng rắn với Bình Nhưỡng, đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát quốc hội.

Theo Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha ở Seoul, Bình Nhưỡng ưu tiên nâng cao năng lực quân sự và không quan tâm đến việc giữ im lặng trong thời gian diễn ra chiến dịch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Quốc hội ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc bắn một tên lửa tầm trung không có tác dụng gây sốc như một vụ phóng ICBM tầm xa hoặc một vụ thử hạt nhân, nên không thể tác động đến cuộc bầu cử này.

Triều Tiên đang hứng chịu một loạt biện pháp trừng phạt kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai vào năm 2009. Mặc dù vậy, Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và vũ khí của nước này.

Hồi tháng trước, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Lá chắn Tự do kéo dài 11 ngày, nhằm tăng cường răn đe trước năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Đáp lại, Bình Nhưỡng đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, đồng thời lên án tất cả các cuộc tập trận như vậy.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước “nở rộ”

Mới đây, mối quan hệ Nga-Triều Tiên đã chính thức tiến thêm một bước mới, trong bối cảnh tình chính trị và an ninh quốc tế có những biến động lớn.

Nga nói Ukraine cần theo điều này để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử nước Mỹ, Hàn Quốc phóng...

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Kiev nên giữ thái độ trung lập để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia ‘Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình’

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 4962/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia "Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.

Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Ukraine “lạc quan thận trọng” sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev “hãy tin tưởng”

Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung đột với Nga cũng như tiến trình hội nhập của Kiev.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia. ...

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Ngày 13/11, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng (CISA) đã ra tuyên bố chung cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Mỹ.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 13.11 đã quay lại Nhà Trắng để gặp Tổng thống Joe Biden sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 5.11. ...

Ukraine “lạc quan thận trọng” sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev “hãy tin tưởng”

Ngày 13/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha thông báo đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại Brussels, Bỉ, về cuộc xung đột với Nga cũng như tiến trình hội nhập của Kiev.

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Mới nhất

Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu quốc gia”

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết đơn vị tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu quốc gia” năm 2024 với 2 nhãn hiệu nổi tiếng là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ. Ông Phan Công Thành-Tổng giám đốc PVFCCo nhận biểu trưng Thương hiệu Quốc gia 2024. Đây cũng là lần thứ...

Hà Nội: Quán bánh rán thu 50 triệu đồng/ngày, khách xếp hàng chờ mua

(Dân trí) - Quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) mỗi ngày bán 7.000-10.000 chiếc bánh, thu trung bình 50 triệu đồng/ngày. Chạy xe qua phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), nếu không chủ ý tìm kiếm, rất khó để nhìn thấy một quán bánh rán siêu nhỏ, nằm lọt thỏm giữa hai...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan...

67 tỷ USD đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TP - Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại được đặt đưa vào nghị trường, các đại biểu thảo luận sôi nổi sáng 13/11. TP - Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự...

Từ năm 2025, Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã

Kinhtedothi - Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025. Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem...

Mới nhất