Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ...

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ chức Hội ở nơi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính


Nhằm giúp các cấp Hội thực hiện công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ Hội cấp huyện và cấp xã đồng bộ với phương án tổng thể thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2024 – 2030 đã được phê duyệt của địa phương, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 21/HD-HNDTW ngày 22/3/2024 về việc sắp xếp tổ chức Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Theo đó, việc sắp xếp tổ chức Hội phải dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trực tiếp của cấp ủy Đảng và Hội cấp trên; đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ theo quy định Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và quy định của pháp luật. Thực hiện việc sắp xếp đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, người lao động có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp bảo đảm theo quy định và quy trình, thủ tục, nội dung thực hiện sắp xếp theo các bước cụ thể như sau:

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn sắp xếp tổ chức Hội ở nơi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam thăm mô hình trồng sầu riêng của hội viên Bùi Văn Cưởng – nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh An Giang. Ảnh: Hồng Cẩm

1. Quy trình, thủ tục và nội dung thực hiện sắp xếp

Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới thành lập do hợp nhất, sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp

Bước 1: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp chủ động làm việc với cấp ủy, Ban Chấp hành Hội Nông dân nơi có trong Đề án sắp xếp đơn vị hành chính về chủ trương thành lập tổ chức Hội tương ứng với đơn vị hành chính sau khi sắp xếp; đồng thời, thống nhất dự kiến phương án nhân sự tham gia Ban Chấp hành Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra (đối với cấp huyện), các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội tại đơn vị mới thành lập.

Bước 2: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức Hội, xin ý kiến thống nhất với cấp ủy của đơn vị hành chính mới về việc thành lập tổ chức Hội mới của địa phương, cụ thể: về số lượng hội viên, số cơ sở Hội/ chi Hội trực thuộc; nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra (đối với cấp huyện) và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội.

Bước 3: Sau khi có ý kiến thống nhất của cấp uỷ Đảng nơi thành lập tổ chức Hội mới, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp ra Quyết định giải thể tổ chức Hội cũ; thành lập tổ chức Hội mới; công nhận số cơ sở Hội/ chi Hội và hội viên trực thuộc; chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội mới.

Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập gồm:

(1) Đề án sắp xếp tổ chức Hội.

(2) Văn bản thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

(3) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính.

(4) Các biên bản họp có liên quan.

Bước 4: Ban Thường vụ Hội Nông dân mới được chỉ định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mới để công bố Quyết định giải thể tổ chức Hội cũ, thành lập tổ chức Hội mới; các Quyết định chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt của tổ chức Hội mới; bầu ủy ban Kiểm tra (đối với cấp huyện); thông báo số cơ sở Hội/ chi Hội, số lượng hội viên trực thuộc tổ chức Hội mới; thảo luận, điều chỉnh, bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết chương trình hành động của tổ chức Hội mới được hợp nhất, sáp nhập.

Bước 5: Lưu hồ sơ.

1.2. Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã có điều chỉnh địa giới

– Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp nơi có tổ chức Hội được chuyển đi có trách nhiệm làm các thủ tục chuyển giao tổ chức Hội, số lượng hội viên và hướng dẫn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các nhân sự chủ chốt, hội viên về nơi sinh hoạt mới, cụ thể:

+ Báo cáo cấp ủy cùng cấp và phối hợp với cấp ủy có tổ chức Hội chuyển đi về chủ trương, đề án chuyển giao, dự kiến chương trình chuyển giao;

+ Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nơi có tổ chức Hội chuyển đi công bố các Quyết định chuyển giao và xác nhận lại số cơ sở Hội/ chi Hội, số hội viên trực thuộc sau khi có tổ chức Hội được chuyển đi; thống nhất phương án chuyển giao hồ sơ, sổ sách, tài chính, cơ sở vật chất (nếu có); thảo luận, điều chỉnh phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết, chương trình hành động của tổ chức Hội sau khi có sự điều chỉnh.

+ Liên hệ với Ban Thường vụ Hội Nông dân nơi được tiếp nhận để thống nhất chương trình chuyển giao.

+ Hoàn thiện, lưu hồ sơ chuyển giao.

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp nơi có tổ chức Hội được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức Hội và hội viên tương ứng với địa giới hành chính được điều chỉnh, cụ thể:

+ Báo cáo cấp uỷ cùng cấp và phối hợp với cấp ủy có tổ chức Hội được chuyển đến về chủ trương, đề án tiếp nhận, dự kiến chương trình tiếp nhận.

+ Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành nơi có tổ chức Hội được chuyển đến (bao gồm cả các ủy viên Ban Chấp hành mới được chỉ định sau khi điều chỉnh); công bố các Quyết định tiếp nhận và công nhận số cơ sở Hội/ chi Hội, số hội viên trực thuộc sau khi có tổ chức Hội được chuyển đến; nhận bàn giao hồ sơ, sổ sách, tài chính, cơ sở vật chất (nếu có); thảo luận, điều chỉnh, bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thông qua nghị quyết, chương trình hành động của tổ chức Hội mới được điều chỉnh.

+ Hoàn thiện, lưu hồ sơ tiếp nhận.

1.3. Đối với Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã giải thể

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp căn cứ quyết định giải thể đơn vị hành chính để ra quyết định giải thể tổ chức Hội sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

2. Xác định nhiệm kỳ hoạt động và số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ đại hội đối với những tổ chức Hội mới thành lập

Nhiệm kỳ đầu tiên của Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới thành lập được xác định là nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Về số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ đại hội Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã sau khi thành lập như sau:

+ Trường hợp sáp nhập 02 tổ chức Hội trở lên cùng cấp, có số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ bằng nhau thì số thứ tự của nhiệm kỳ tổ chức Hội mới sáp nhập được giữ nguyên như nhiệm kỳ của các tổ chức Hội trước khi sáp nhập.

+ Trường hợp sáp nhập 02 tổ chức Hội trở lên cùng cấp, có số thứ tự (số lần) của nhiệm kỳ khác nhau thì số thứ tự của nhiệm kỳ tổ chức Hội mới được sáp nhập được tính là lần thứ nhất.

+ Trường hợp sáp nhập tổ chức Hội cấp dưới trở thành một bộ phận của tổ chức Hội cấp trên thì số thứ tự (số lần) được tính theo nhiệm kỳ của tổ chức Hội cấp trên.

3. Về ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã; ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp huyện

3.1. Nhân sự giới thiệu giữ chức danh phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Hướng dẫn số 515-HD/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác nhân sự Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2023 – 2028.

3.2. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã

Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ mới ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

Số lượng Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ mới ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp nhân sự Chủ tịch của tổ chức Hội mới là nhân sự trong số Chủ tịch, Phó Chủ tịch của một trong các tổ chức Hội trước khi sắp xếp đơn vị hành chính thì tổng số Phó Chủ tịch của tổ chức Hội mới tối đa bằng tổng số chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi hợp nhất, sáp nhập trừ đi số lượng 01 đồng chí Chủ tịch và các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

+ Trường hợp nhân sự Chủ tịch của tổ chức Hội mới được chỉ định từ nơi khác mà không phải là nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch của các đơn vị sắp xếp đơn vị hành chính thì số lượng Phó Chủ tịch tối đa bằng tổng số Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội hiện có của các tổ chức Hội cùng cấp trước khi sắp xếp đơn vị hành chính trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

– Về chức danh Chủ tịch Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã: Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên trực tiếp chủ động làm việc với cấp uỷ nơi thành lập tổ chức Hội mới đề xuất phương án sắp xếp nhân sự Chủ tịch Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh chủ động phối hợp với cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng lộ trình, thực hiện bố trí, sắp xếp giảm số lượng các chức danh trên ở đơn vị mới, chậm nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định thành lập tổ chức có hiệu lực thi hành thì thực hiện đúng quy định chung của Đảng, Nhà nước và của Hội Nông dân Việt Nam.

3.3. Về số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra: Thực hiện theo Đề án Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp và Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội về tổ chức hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028.

4. Về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Thực hiện theo Mục 4, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Theo công văn hướng dẫn, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện tham gia phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp để sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ chính sách cán bộ cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cán bộ Hội theo quy định.

Theo công văn hướng dẫn, Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh có liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã căn cứ vào Hướng dẫn để xây dựng và hướng dẫn xây dựng đề án thành lập và hoạt động tổ chức Hội của đơn vị hành chính mới; đồng thời, phối hợp với cấp uỷ huyện nơi có sắp xếp đơn vị hành chính để hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá, lựa chọn nhân sự ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp huyện, cấp xã; ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hội Nông dân cấp huyện… Định kỳ, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Trung ương Hội qua Ban Tổ chức Trung ương Hội.

Đề nghị Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy xem xét, bố trí công việc, giải quyết chế độ chính sách đối với những đồng chí thuộc diện quản lý của cấp ủy tỉnh, thành phố (nếu có). Chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy cấp huyện, xem xét bố trí công việc phù hợp, giải quyết chế độ, chính sách đối với những đồng chí trong diện dôi dư do việc sắp xếp, sáp nhập và những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi theo quy định của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành.

– Hướng dẫn Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã thuộc đối tượng sáp nhập tiến hành thống kê, kiểm tra sổ sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các công việc khác; tiến hành bàn giao về hồ sơ, sổ sách chuyên môn, tài chính, cơ sở vật chất… của từng đơn vị Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã, để chuẩn bị thủ tục thành lập Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã mới sau khi sáp nhập.

– Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Trung ương Hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề vướng mắc phát sinh, phản ánh về Ban Thường vụ Trung ương Hội (qua Ban Tổ chức Trung ương Hội) để kịp thời giải quyết.

Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao Ban Tổ chức chủ trì phối hợp với Cơ quan Ủy ban Kiểm tra và Văn phòng Trung ương Hội theo dõi, tổng hợp kết quả sắp xếp, kiện toàn Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã ở địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tham mưu giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Nông dân bất ngờ, ấn tượng với bài hát xẩm tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Anh Đinh Văn Thuận, nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 ở Hải Hậu (Nam Định) cho hay: Lần đầu được ra Hà Nội dự lễ Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 nên tôi rất tự hào và hạnh phúc. Bên cạnh đó,...

8 ông tỷ phú nông dân đất Bình Dương book vé máy bay ra Hà Nội cổ cũ Nông dân Việt Nam xuất sắc

Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương có 65 thành viên tham gia, đây là những tỷ phú nông dân mạnh nhất Bình Dương.Chi Hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương ra Hà Nội chúc mừng Nông dân xuất sắc, HTX tiêu biểuNgồi...

Sẽ tổ chức diễn đàn giữa nông dân và doanh nghiệp

Trả lời đại biểu Thực, đồng chí Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng: Chúng tôi thấy việc tổ chức thêm diễn đàn là điều rất tốt. Hội Nông dân...

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 có doanh thu cao nhất là nữ tỷ phú nuôi ngao đến từ Thanh Hóa

Bà Nguyễn Thị Biên - Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 đến từ Thanh Hóa hiện đang nuôi và cung cấp ngao giống, ngao thương phẩm với diện tích sản xuất 50ha.Kể về mô hình nuôi ngao của mình, Nông dân Việt Nam xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Ngắm cung đường xuyên rừng “đẹp như tranh” 1.500 tỷ đồng tại TP.HCM

Đường Rừng Sác với tổng đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được ví đẹp như tranh vẽ. Đây là địa điểm du lịch, khám phá không thể bỏ qua khi đến huyện Cần Giờ, TP.HCM. ...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

Cùng chuyên mục

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Hơn 15 giờ hôm 9-11, bầu trời TP Thủ Đức (TP HCM)...

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Mới nhất

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế,...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Mới nhất