Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, quân đội ta đã áp dụng chiến thuật thuật “vây, lấn, tấn, diệt” bằng việc đào giao thông hào để từng bước bao vây, siết chặt…
Quân y của ta cứu chữa cho cho quân địch ngay tại các giao thông hào. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phút nghỉ ngơi của các chiến sỹ giữa hai trận đánh. Tuy gian khổ, khốc liệt nhưng các cán bộ, chiến sỹ của ta vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Những lá thư nhà đọc cho đồng đội nghe trong chiến hào là nguồn cổ vũ tinh thần mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sỹ vững tâm vượt qua khó khăn để chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Giao thông hào của quân ta cắt đôi sân bay Mường Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sỹ xung kích tiêu diệt địch. (Ảnh: TTXVN)
Trong đợt đợt tiến công thứ 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 30/3 đến 30/4/1954), quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật “đánh dúi,” đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch để quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như “từ dưới đất chui lên” ngay giữa đồn địch. Trong ảnh: Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra trên khu vực đồi C. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Trận địa hào được xây dựng vào ban đêm, ngụy trang rất kỹ và triển khai cùng một lúc trên toàn thể mặt trận nên đã phân tán được sự đánh phá của Pháp. Trong ảnh: Trận chiến đấu ác liệt tại vị trí 206. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật “đánh dúi,” đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch để quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như “từ dưới đất chui lên” ngay giữa đồn địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật “đánh dúi”, đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch để quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như “từ dưới đất chui lên” ngay giữa đồn địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến hào vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho quân đội ta. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bị tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, chiến sỹ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào dùng súng trường bắn tỉa địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến hào vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho quân đội ta. Trong ảnh: Chiến sỹ công binh cắt hàng rào dây thép gai, mở đường cho chiến sỹ xung kích tấn công tiêu diệt vị trí 206. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến hào tiến vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho quân đội ta. Trong ảnh: Chiến sỹ xung kích của ta cắt các hàng rào dây thép gai mở đầu cho cuộc tấn công vào các vị trí của địch ở khu vực đồi C. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau khi pháo binh ngừng bắn, lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. (Ảnh: TTXVN)
Chiến hào thành “vật chuyển động,” vũ khí di chuyển để quân đội ta tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. (Ảnh: TTXVN)
Trong đợt tấn công thứ 2, quân đội ta vừa đào giao thông hào vừa bắn vào vị trí 206 (cách sân bay Mường Thanh 100m về phía Tây). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Vietnamplus.vn