Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng dân ở đây lại...

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng dân ở đây lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường vua


Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Ở An Giang có rất nhiều cây thốt nốt, cho ra loại đường đặc biệt thơm ngon mà ai cũng ưa thích, được đánh giá là đường “vua”.

Khi thời tiết chuyển sang mùa khô cũng là lúc người dân huyện miền núi Tri Tôn và TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới trong năm.

Tại khu vực cánh đồng Tà Ngáo, thuộc phường An Phú (TX. Tịnh Biên) có khoảng 14.000 cây thốt nốt cổ thụ. Nhiều khách tham quan, du lịch và người dân bản địa hay gọi nơi đây là “thủ phủ” của thốt nốt ở miền biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Thốt nốt phát triển rất nhanh. Khi trái chín rụng, bên trong có màu vàng, hương thơm ngào ngạt, được dùng làm bánh bò thốt nốt. Thân thốt nốt tựa như thân cây dừa cao vút cho trái và mật ngọt nhiều tháng trong năm.

Cây này trồng chơi nhưng ăn thiệt. Những lão nông lấy trái già lên mộng đặt chỗ đất trống sau nhà hoặc trồng trên bờ ruộng. Tới đời con, cháu, cây thốt nốt sẽ cho thu hoạch mật. Cây này chịu hạn bậc nhất. Tháng 3, Bảy Núi nắng hạn, cây cối rụng lá trơ trọi, vậy mà thốt nốt vẫn cho mật ngọt suốt nhiều tháng trong năm.

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Nghề trèo cây thốt nốt khá cực vì nó rất cao và khó trèo. Từ sáng sớm đến chiều tối cứ đu đưa trên cây… hết cây này sang cây khác. Mọi người thường ví von họ là “Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời”.

Theo những người làm nghề nấu đường thốt nốt, thời điểm để khai thác nước và nấu đường thốt nốt thường bắt đầu từ tháng 11 (âm lịch) kéo dài khoảng 6 tháng đến khoảng tháng 5 (âm lịch) năm sau. Vì thời gian này, nước thốt nốt rất ngọt, sản lượng đường thu được nhiều hơn. Nếu mùa khô kéo dài, có thể thu hoạch thêm 2 tháng nữa.

Thốt nốt từ lúc cây con đến khoảng 10 năm mới ra bông, tuy nhiên chỉ cho bông khoảng 3 – 4 tháng và cho nước với trữ lượng đường rất ít. Thốt nốt có tuổi thọ cao, cây càng già càng cho nhiều nước, sản lượng mỗi năm tăng thêm và có trữ lượng đường cao. Cây thốt nốt 30 – 40 năm tuổi hầu như ra bông, cho trái và nước quanh năm.

Những ngày này, nhìn trên ngọn cây thốt nốt rất dễ bắt gặp những người đi lấy nước nước thốt nốt để nấu đường. Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, những thanh niên trong làng mang dụng cụ men theo đường mòn ra cánh đồng thốt nốt gần nhà để lấy nước thốt thốt mang về nấu đường.

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Mật hoa lấy trên cây xuống, được mang về chế biến thành đường.

Nước thốt nốt được lấy từ bông, chứ không phải trong trái. Cây thốt nốt rất cao, có cây cao trên 15m nên phải dùng những cây tre dài, có nhiều nhánh làm thang để leo lên ngọn. Để lấy nước phải cắt phần ngọn những cuống bông, nước từ cuống bông sẽ chảy ra. Sau đó, dùng ống tre hoặc bình nhựa để hứng sẵn.

Sau 1 ngày, người lấy nước thốt nốt sẽ leo lên lấy nước, đổi bình và tiếp tục công đoạn cắt cuống bông thốt nốt dần cho đến khi hết bông. Nước thốt nốt lấy về phải nấu liền, nếu không sẽ chua, không thể nấu đường được. Vì vậy, phải xây lò nấu đường gần nơi lấy nước để thuận tiện cho việc nấu đường. Nước thốt nốt sau khi lấy xuống phải lọc qua miếng màng mỏng cho sạch bông, bụi và côn trùng. Sau đó, cho vào chảo lớn, nấu khoảng 6 – 7 tiếng là cô đặc thành đường.

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Công đoạn nấu đường thốt nốt.

Mùa nắng thì 6 – 7 lít nước thốt nốt nấu được 1kg đường, còn mùa mưa phải nấu khoảng 10 lít nước mới được 1kg đường. Người có kinh nghiệm chỉ cần nếm nước thốt nốt là biết được hàm lượng của đường bên trong. Mẻ đường chất lượng hay không tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nấu. Trong lúc nấu phải khuấy và vớt bọt liên tục. Nấu đến khi đường có màu vàng tươi đặc trưng là đạt yêu cầu, sau đó nhắc chảo ra khỏi lò để tránh bị khét.

Hiện nay, cây thốt nốt không chỉ nổi tiếng với mật ngọt để nấu đường, mà còn có nhiều sản phẩm ra đời, như: Rượu thốt nốt, nước thốt nốt, chè, thạch thốt nốt, tranh lá thốt nốt, bánh bò thốt nốt, thốt nốt rim, mứt thốt nốt, nước màu thốt nốt… được hỗ trợ phát triển thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Đường nấu xong đổ vào khuôn.

Toàn vùng Bảy Núi có hàng chục ngàn cây thốt nốt được được bà con trồng khoảng 200 năm. Những cây lão không còn cho mật, người dân hạ làm đồ thủ công mỹ nghệ.

“Thủ phủ” thốt nốt Tà Ngáo cung cấp khoảng 12 tấn đường/ngày, suốt 8 tháng trong năm. Năm 2011, xã An Phú (nay là phường An Phú) được UBND tỉnh công nhận “Làng nghề nấu đường thốt nốt”, có 170 hộ, với 800 nhân khẩu. Trung bình, mỗi hộ nấu từ 50 – 100kg đường, thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày. Nhiều thương hiệu đường thốt nốt ở đây nổi tiếng.

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Đường thốt nốt thành phẩm được mang đóng gói và tiêu thụ.

Nắng gắt khiến cây cỏ khô héo nhưng người dân An Giang lại vui ra mặt rủ nhau lấy mật làm loại đường

Ai về An Giang đều mua cho mình một ít đường thốt nốt về làm quà hoặc sử dụng, một loại đặc sản An Giang rất thơm ngon.





Nguồn

Cùng chủ đề

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động. Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở - Ảnh: NGUYỆT PHẠM Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy. Tôi có vài dịp đến An...

Những ngôi chùa và cây thốt nốt

Chùa và cây thốt nốt đều gắn bó với cuộc sống của người Khmer. Chùa được xem như một biểu tượng văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào, tạo nên những di sản kiến trúc ở mảnh đất Cửu Long. Chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là nơi lưu giữ các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật của các nghệ nhân dân gian Khmer và truyền bá những giá trị nhân văn...

Nghề ‘ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời’

Tên gọi nghe rất lạ tai “thốt nốt”cũng bắt nguồn từ tiếng Khmer là “th’not”, nhưng người địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt. Đây là cây thân thẳng, tuổi thọ trung bình đến 100 năm và có thể cao đến 30m. Tất cả những bẹ lá đều tập trung ở ngọn và kết tạo thành một khối tán tròn. Cây trồng đến 30 năm sẽ cho trái và nước đường. Điều thú vị ở thốt nốt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng của cả nước lên 408 hồ (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ), tất cả đều chưa được...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Rắn hổ mang, con động vật hoang dã to dài, cả làng Vĩnh Phúc nuôi thành công, đẻ trứng cản chả kịp

Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4...

Một ngọn núi cao ở Phú Yên, người Chăm gọi Cùi Bắp, người Pháp gọi Ngón tay Chúa, lạ lắm

Núi Đá Bia (thuộc xã Hoa Xuân Nam, TX Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả. Núi Đá Bia có độ cao 706m so với mặt nước biển, dấu chấm của dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra...

Toàn cảnh điểm bay Đồi Bù, nơi người nhảy dù lượn mắc trên đường dây điện 110kV

Mới đây, người đàn ông nhảy dù từ độ cao 800 m xuống cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ đã bị mắc trên đường dây cao thế 110kV. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Cùng chuyên mục

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Mới nhất

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chanh-an-toa-an-toi-cao-peru-post992998.vnp

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi...

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) - Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng...

Thắt ống dẫn tinh thì tinh trùng đi đâu, có ảnh hưởng đến sinh lý nam không?

Thực tế hiện nay cho thấy, nam giới đã cởi mở và chủ động hơn trong việc thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh để ngừa thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định,...

Mới nhất