Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiVì sao loài cá biển ở Quảng Ngãi do dân câu bủa...

Vì sao loài cá biển ở Quảng Ngãi do dân câu bủa lại bán được giá cao, thương lái tranh nhau mua?


Tổ trưởng tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh (TX Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) Võ Ngọc Duyên cho biết, hồi trước, ở đây ai cũng làm nghề câu nên được gọi là xóm Câu. Nhiều người khá giả đóng tàu lớn rủ bạn chài cùng hành nghề câu bủa trên những vùng biển xa.

Đời câu bủa

Chiều muộn, ông Nguyễn Giáo, ở tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh ngồi bên hiên nhà sắp xếp cước và lưỡi câu ngay ngắn vào rổ. 

Sau bữa cơm tối, cả nhà quây quần móc mồi bằng tôm biển vào những chiếc lưỡi câu. Chừng 2 giờ sáng hôm sau, ông cùng hai con trai gánh dụng cụ ra bờ đầm Nước Mặn rồi đặt xuống chiếc ghe vỏ gỗ gắn máy công suất nhỏ. 

Tiếng máy nổ giòn, ghe quay mũi hướng ra đại dương qua cửa biển Sa Huỳnh lộng gió. Xa xa, ánh điện trên tàu cá nhấp nhô giữa biển khơi. Gió tràn trên biển đêm phả vào da thịt lạnh ngắt. Ghe rẽ sóng tiến ra khơi.

Cách bờ chừng 7 hải lý, ông Giáo giảm ga, ghe chạy chầm chậm, lắc lư trên sóng nước. Hai người con thoăn thoắt buông câu khi bình minh dần ló dạng phía trời xa. Ngọn đèn điện trên ghe soi tỏ sợi dây nhợ màu xanh nhạt chìm dần vào làn nước. 

Lưỡi câu gắn với sợi cước được cột vào dây nhợ, cách nhau chừng hai sải tay. Mỗi giàn câu khá dài gắn dăm ba chiếc phao xốp nổi lềnh bềnh trên mặt nước. 

Nhiều giàn câu nối liền vào nhau với chiều dài hơn 5 hải lý gồm hàng nghìn chiếc lưỡi móc mồi dụ lũ cá ham ăn.

Vì sao loài cá biển ở Quảng Ngãi do dân câu bủa lại bán được giá cao hơn so với cách đánh bắt khác?- Ảnh 1.

Ngư dân TX Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi hành nghề câu bủa trên biển.

Sau khi buông câu, cha con ông Giáo mở gói cơm mang từ nhà ra ăn lót dạ. Cơm trắng và cá kho mặn được nấu bởi đôi tay khéo léo của vợ làm vơi mỏi mệt sau những giờ lênh đênh trên sóng nước.

Vì sao loài cá biển ở Quảng Ngãi do dân câu bủa lại bán được giá cao hơn so với cách đánh bắt khác?- Ảnh 2.

Anh Nguyễn Châu Mỹ con trai ông Nguyễn Giáo theo cha làm nghề câu bủa. 

Rồi ghe nổ máy át cả sóng gió đang vờn nhau trên biển. Ông Giáo điều khiển ghe quay lại nơi thả câu ban đầu. Hai người con nhịp nhàng kéo câu lên khỏi mặt nước. 

Gương mặt họ rạng ngời bởi cá đổng, cá nhiễu, cá giã áo… mắc câu vùng vẫy khi bị kéo lên khỏi mặt nước. Họ nhanh tay gỡ cá rồi cho vào thùng ướp đá lạnh để hải sản được tươi lâu. Hồi lâu, những giàn câu được kéo lên khỏi mặt nước. 

Ghe quay mũi hướng vào bờ. Xóm làng dần hiện rõ trong tầm mắt. Về đến bến cá Sa Huỳnh, tiểu thương chờ sẵn để mua cá chuyển đi tiêu thụ. Ông Giáo cùng hai con để dành mớ cá tươi ngon mang về chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình đậm đà hương vị biển.

“Nghề câu bủa cực lắm chú ơi! Thường thì hơn 1 giờ chiều về bến nhưng có lúc phải đến gần tối, nhiều bữa gặp dông gió nguy hiểm lắm. Bây giờ, câu được ít cá hơn trước, nhưng bù lại bán với giá cao. Gặp hôm may mắn, mỗi người kiếm được 500 nghìn đồng, thường thì đôi ba trăm nghìn đồng”, ông Giáo tâm sự.

Một thời hưng thịnh

Ở tuổi 85, cụ Phan Văn Cúc khá minh mẫn, kể rành rẽ chuyện làng quê, nhất là nghề câu bủa nơi đây. Trước đây, ngư dân trong xóm mưu sinh bằng nghề câu trên biển. 

Đêm tối, họ treo ngọn đèn sáng dẫn dụ cá, mực đến đớp mồi móc vào lưỡi câu gắn sợi dây nối với chiếc cần làm bằng tre, trúc… Sau đó, ngư dân chuyển sang câu bủa với hàng trăm lưỡi câu gắn vào sợi dây dài và bền chắc. 

“Hồi trước bà con ở đây làm nghề câu rất nhiều, chủ yếu là câu bủa. Bây giờ đi xa gặp người lớn tuổi từng sinh sống trong làng nói mình ở xóm Câu Sa Huỳnh là biết ngay”, cụ Cúc nói.

Cụ Cúc kể, sau ngày giải phóng, tôi cùng 4 ngư dân trong làng vay ngân hàng mua máy nổ gắn lên thuyền, rồi rẽ sóng vươn khơi hành nghề câu bủa. 

Sau đó, 4 người bạn xin rút vốn, còn lại một mình tôi mưu sinh trên sóng nước. Trời không phụ lòng người, sự cần mẫn đã giúp tôi đánh bắt được nhiều cá tươi. “Khi ấy cá nhiều lắm, có bữa câu được 2 – 3 tạ cá thiều. Nhiều hôm trúng đậm cá nục lớn bằng bắp tay…”, cụ Cúc nhớ lại.

Vì sao loài cá biển ở Quảng Ngãi do dân câu bủa lại bán được giá cao hơn so với cách đánh bắt khác?- Ảnh 3.

 Cá biển câu được từ câu bủa ở TX Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) bán với giá cao, luôn được tiểu thương ưa chuộng.

Còn với Tổ trưởng tổ dân phố Thạnh Đức 2 Võ Ngọc Duyên, đầu những năm 80, ông Duyên cùng nhiều ngư dân rời quê vào Nha Trang (Khánh Hòa), để hành nghề câu bủa trên vùng biển Trường Sa. Ngày ấy, cá rất nhiều, nên chỉ vài ngày hành nghề câu trên biển là ông cùng bạn chài lại quay về bờ. Ai cũng vui mừng vì có thu nhập khá.

“Hồi đó, cá mú nhiều nên làm ăn khấm khá. Nghề câu làm ăn phát đạt lắm”, ông Duyên tâm sự. Nghe ông Duyên nói thế, ông Giáo hào hứng góp chuyện, tôi cũng từng vào trong đó câu bủa với anh em rồi sau này mới về câu ở biển gần bờ. Từ lúc 9 tuổi tôi đã đi câu bủa, cả biển xa lẫn gần bờ, đến nay đã 49 năm.

Còn nhiều trăn trở

Ngày trước, ngư dân ở các nơi đến Sa Huỳnh hành nghề giã cào bướm. Họ đóng giàn gỗ ở đuôi tàu rồi buộc lưới xòe ra tựa đôi cánh bướm khi tàu tiến về phía trước. Vô số tôm cá lớn nhỏ chui vào lưới dày tựa chiếc phễu khổng lồ. 

Hải sản thu được khá nhiều thôi thúc ngư dân ở xóm Câu chuyển đổi sang phương pháp đánh bắt theo những người bạn phương xa. Họ hồ hởi với kết quả thu được, chẳng ngờ đấy là khởi đầu chuỗi ngày khốn khó trong tương lai.

Nhiều người cải tiến phương pháp khai thác mới với nghề giã cào đôi. Hai tàu cá rẽ sóng song song kéo theo dàn lưới khá dày và lớn, cào hải sản từ lớn đến nhỏ khiến nguồn cá, tôm ngày càng suy giảm. 

Biển gần bờ cạn kiệt, họ vay tiền cải hoán, đóng tàu công suất lớn vươn khơi xa với hy vọng ngày càng làm ăn phát đạt. Rồi biển xa cũng cạn cá, tôm khiến nhiều người thua lỗ vì khoản thu không đủ phí tổn. Nhiều ngư dân lâm vào cảnh nợ nần.

“Sau khi làm nghề câu ở Nha Trang trở về, tôi có số vốn kha khá nên vay thêm tiền đóng tàu hành nghề giã cào. Chỉ một thời gian ngắn, tôi thấy không ổn nên bán tàu trả nợ. Ở đây, nhiều người làm nghề giã cào thua lỗ nên mất cả tàu và nhà cửa vì không thể trả nợ vay ngân hàng”, ông Duyên cho biết.

Không may mắn như ông Duyên, cả 3 người con trai của cụ Cúc đều vay tiền đóng mới, cải hoàn tàu cá hành nghề giã cào đôi trên vùng biển phía bắc. Hai người con nhỏ làm ăn thua lỗ phải bán tàu để trả nợ.

Con út là anh Phan Văn Công bán cả nhà lẫn mảnh đất của cha nhưng vẫn chưa trả hết nợ vay. Anh Công phải đi làm thuê trên tàu cá để kiếm tiền lo cho gia đình. Con trai đầu của anh mới 15 tuổi đã phải nghỉ học phụ việc trên tàu kiếm tiền giúp cha mẹ. “Nghề giã cào đã mang đến nhiều hệ lụy. Cuộc sống của nhiều gia đình khó khăn, nợ nần chồng chất”, cụ Cúc thở dài.

Chúng tôi chia tay xóm Câu với tiếng thở dài của những bậc cao niên. Họ xót xa khi cá, tôm cạn kiệt, con cháu làm ăn thua lỗ, nợ nần. Và, họ nhớ ngày xa, thuở thuyền ghe câu bủa về bờ rộn ràng tiếng cười vui.

Xóm Câu hiện có 160 hộ dân sinh sống với nguồn thu chủ yếu từ việc đánh bắt hải sản. Cá, tôm cạn kiệt nên cuộc sống của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Tổ trưởng tổ dân phố Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh Võ Ngọc Duyên cho biết, hiện còn 4 chiếc ghe với khoảng 10 người hành nghề câu bủa. Thu nhập không cao lắm nhưng đủ trang trải cuộc sống gia đình, xây dựng nhà cửa khang trang.

Nếu có biện pháp ngăn chặn kiểu đánh bắt tận diệt để cho cá sinh sôi, dồi dào như trước thì thu nhập từ nghề này cao lắm. Bởi vì cá câu chất lượng cao nên bán rất được giá…





Nguồn

Cùng chủ đề

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh. ...

Ở hòn đảo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ 25km, ăn tô phở mực, cắn con mực trứng lút chân răng

Phở thường được nấu với thịt bò, thịt heo, thịt gà. Nhưng ở Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), với đặc thù vùng biển quanh năm có hải sản tươi sống nên người dân biến tấu nấu món phở mực thơm ngon để thay đổi khẩu vị. ...

Dân đánh bắt gần bờ biển Quảng Ngãi sau bão Trà Mi, trúng la liệt cá ngon tươi rói, tiền nhiều hơn

Ngay sau bão Trà Mi vừa tan, ngư dân đánh bắt ở vùng biển Quảng Ngãi, vùng nước gần bờ xã Đức Minh, huyện Mộ Đức đưa thuyền ra khơi thả lưới, câu…thu về từ 1-3 triệu đồng/người/ngày. Sản lượng cá đánh bắt,...

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của biển Châu Tân, Quảng Ngãi

Thả bước trên bãi cát trắng mịn dài tít tắp bằng đôi chân trần, hòa mình vào dòng nước xanh trong như ngọc bích, chiêm nghiệm cuộc sống bằng những phút giây lắng đọng bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh tĩnh và bình yên đến lạ… là những trải nghiệm khó quên khi đặt chân đến bãi biển Châu Tân. Bãi biển Châu Tân thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chỉ cách trung tâm thành phố...

Từ chỗ bán cau mua vàng, nhiều người trồng cau bắt đầu lo sẽ ‘vàng mặt’

Ngày 19-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Như Cường - cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nhận định về chuyện cau tăng giá rồi rớt thê thảm, như "công thức". Qua đó, đặt ra nhiều bài học về mặt hàng xuất tiểu ngạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

“Chạy sô” dàn dựng văn nghệ cho học sinh dịp 20/11

Để đạt được giải trong hoạt động thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11, nhiều phụ huynh của các lớp không tiếc tiền, chi mạnh tay cho các tiết mục văn nghệ, từ việc thuê người dàn dựng, thuê trang phục, đạo cụ...

Một HTX ở Bà Rịa-Vũng Tàu có doanh thu 1,5 tỷ từ nước mắm cá cơm, lương 7-10 triệu/tháng

HTX nước mắm cá cơm nguyên chất Hải Đăng, phường 12, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đăng ký tham gia sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Năm 2023, doanh thu của HTX đạt 1,5 tỷ đồng, thu nhập của thành viên từ 7-10 triệu đồng/người/tháng. ...

Cá lúi ở Bình Định là loài cá gì, sống ở đâu mà hễ đem kho rau răm, nhà giàu, đại gia cũng đòi...

Sáng dắt xe ra đi làm, má trong bếp nói với ra: Làm gì làm, trưa nhớ về ăn cơm nghen con, có món cá lúi má kho rau răm. Cá lúi! ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Ngày thế giới kéo đến Việt Nam làm chip không xa vời

Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, Việt Nam đang làm hết sức để nâng tầm quốc gia trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Công nghiệp bán dẫn có tác động sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu. Chất bán dẫn là nền tảng cho các thiết bị điện toán, trung tâm dữ liệu, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của điện thoại thông minh, các thiết bị...

Cùng chuyên mục

Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!

Không ít người ái ngại cho bà nội. ...

Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc

Điều thú vị là máy phát điện này được tạo ra từ rác thải nhựa. ...

Đưa AI, trợ lý ảo tiếp cận sớm với học sinh, thanh thiếu niên

Với chủ đề “Khai phá sức mạnh AI”, Ngày hội sáng tạo công nghệ năm 2024 đã giúp các bạn trẻ hiểu và tiếp cận công cụ trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo. Sáng 10/11, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức Ngày hội sáng tạo công nghệ năm 2024.  Hoạt động này là một phần...

Mới nhất

Mùa hoa dã quỳ như nắng sáng bừng núi rừng Ba Vì

Hà Nội - Tháng 11, dọc hai bên đường kéo dài tới đỉnh núi Ba Vì như bức tranh với sắc vàng chủ đạo được tô vẽ bởi những bụi hoa dã quỳ bung nở. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/media/mua-hoa-da-quy-nhu-nang-sang-bung-nui-rung-ba-vi-1419500.html

Một tháng phượt độc hành khắp miền Bắc của cô gái 20 tuổi

Với niềm yêu thích đặc biệt với việc xê dịch, Ngô Thị Vân (20 tuổi, Đà Nẵng) đã có chuyến phượt đáng nhớ khám phá khắp các tỉnh thành phố tại miền Bắc. Dù mới chỉ 20 tuổi, Ngô Thị Vân (Đà Nẵng) đã có hành trình đáng nể khi một mình phượt khắp các tỉnh của miền Bắc trong xuyên...
02:00:25

Ngắm hoàng hôn cuối thu rực rỡ trên 2 cây cầu nổi tiếng nhất Hà Nội

(Dân trí) - Hai cây cầu đại diện cho mỗi thời kỳ phát triển của Hà Nội - cầu Long Biên và Nhật Tân - cùng phô bày vẻ đẹp dưới ánh hoàng hôn của mùa thu rực rỡ. Hoàng hôn mùa thu rực rỡ làm nổi bật vẻ đẹp của 2 cầu nổi tiếng nhất Hà Nội (Video: Hữu...

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 19 - 22/11 tại thành phố Hạ...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ...

Mới nhất