Trang chủNewsDu lịchDu lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau

Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau


Không có đường bay càng khó thu hút khách

Ngày 29.3, tại TP.Cần Thơ, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở VH-TT-DL Cần Thơ tổ chức hội thảo: “Xây dựng, phát triển tour – tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch ĐBSCL”. Sự kiện nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ĐBSCL 1 trong 7 vùng du lịch của quốc gia, với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển đảo…

Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau- Ảnh 1.

Các tỉnh, thành ĐBSCL đều có thế mạnh về sông nước cho nên các sản phẩm du lịch cũng thường giống nhau

Ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị đã gợi mở một số vấn đề chính để thảo luận như làm rõ các các sản phẩm du lịch đặc thù của khu vực ĐBSCL, đánh giá thực trạng xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch tại ĐBSCL; đề xuất cơ chế phối hợp giữa các tác nhân trong chuỗi du lịch; phát huy những đặc trưng, thế mạnh của du lịch ĐBSCL trong thời gian tới…

Theo các chuyên gia, thế mạnh của ĐBSCL là hệ sinh thái đa dạng và phong phú, gồm: biển, đảo, cửa sông, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ… Ngoài ra, ĐBSCL còn có hơn 735 km bờ biển và hơn 150 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều bãi tắm hoang sơ… Đây là những tài nguyên du lịch rất quý giá mà hiếm vùng đất nào có được.

Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho rằng du lịch ĐBSCL nói chung vẫn có nhiều hạn chế

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, du lịch ĐBSCL nói chung vẫn có nhiều hạn chế rất khó khắc phục. “Du lịch Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung đều đang gặp phải những khó khăn thách thức, đó là sản phẩm du lịch và cách làm du lịch khá giống nhau, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh về sự đặc thù của từng địa phương”.

Dù vậy, ở góc độ lữ hành, bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Cần Thơ cho rằng, du lịch ĐBSCL thực tế đã có nhiều đổi mới về sản phẩm, nhiều chuyển biến tích cực trong quảng bá, kết nối với các trung tâm du lịch ngoài vùng như TP.HCM, Đà Nẵng, các tỉnh phía bắc… Bên cạnh đó việc hoàn thiện các tuyến đường cao tốc cũng là thuận lợi rất lớn, thúc đẩy du lịch ĐBSCL.

Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau- Ảnh 3.

Bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Cần Thơ cho rằng khó khăn lớn một khó khăn lớn cho du lịch ĐBSCL hiện nay là việc khai thác các đường bay rất kém hiệu quả

Song, bên cạnh những tồn tại như sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo thì khó khăn lớn hiện nay là việc khai thác các đường bay rất kém hiệu quả. Đơn cử là sân bay Cần Thơ dù gọi là sân bay quốc tế nhưng hoàn toàn không có đường bay quốc tế nào được duy trì đến thời điểm hiện tại. Còn trong số 11 đường bay nội địa từ Cần Thơ kết nối các vùng miền hiện nay chỉ còn có 4 đường bay. “Không có đường bay thì việc gia tăng du khách đến với miền Tây lại càng trở nên khó khăn”, bà Thy nói.

Phát huy du lịch theo mùa, du lịch xanh…

Bà Lê Đình Minh Thy cũng đề xuất, cùng với việc phát triển mạng lưới chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn; hợp tác với các đối tác trong vùng và vùng kết nối với các đối tác quốc tế… Cần có sự hợp tác chặt chẽ để xây dựng các gói ưu đãi và khuyến mãi, giúp thu hút du khách và gia tăng sự quan tâm từ các đối tác quốc tế. Trong đó, phối hợp với các hãng hàng không để mở rộng chuyến bay thuê bao (charter flights) đến miền Tây theo mùa như mùa lễ hội sông nước, mùa lễ hội bánh tét, mùa nông sản… Đồng thời tổ chức các hoạt động lễ hội, triển lãm, hoạt động thể thao, văn hóa các chương trình giảm giá đặc biệt. Đó sẽ là những cách quan trọng để thu hút du khách và phát triển du lịch ĐBSCL…

Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Do vậy, việc liên kết giữa các địa phương ĐBSCL là rất cần thiết, nhằm phát huy những thế mạnh riêng có của mỗi địa phương để xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng của cả vùng tránh được sự trùng lặp, dễ gây nhàm chán cho du khách khi đến với du lịch ĐBSCL”.

Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau- Ảnh 4.

Có 3 vấn đề lớn được đặt ra cho ĐBSCL là chính sách phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và nâng cao tính cạnh tranh

Cũng theo lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, có 3 vấn đề lớn được đặt ra cho ĐBSCL là chính sách phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và nâng cao tính cạnh tranh. Ở đó, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở quản lý du lịch trong việc đề xuất, tư vấn các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tái cấu trúc doanh nghiệp, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Nhà nước cần tập trung hỗ trung cho nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới, như du lịch Mice, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử. Đặc biệt là du lịch xanh mà ĐBSCL là khu vực giàu tiềm năng.

Ước tính năm 2023, tổng số khách đến ĐBSCL đạt gần 45 triệu lượt, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó khách quốc tế hơn 1,8 triệu lượt, tăng hơn ba lần với năm 2022. Doanh thu đạt gần 46.000 tỉ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ 2022.



Source link

Cùng chủ đề

Đưa xe đạp vào phục vụ du khách ở Di sản Mỹ Sơn

(NLĐO) - Khi đến Mỹ Sơn, ngoài được đưa đón bằng xe điện, du khách còn có thể lựa chọn xe đạp để di chuyển vào khu trung tâm của tháp. ...

Quảng Trị nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê

(Tổ Quốc) - Khai thác thương hiệu cà phê tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mong muốn hình thành nên một sản phẩm du lịch mới, đặc sắc nhằm thu hút khách đến với vùng miền núi phía Tây của tỉnh này. ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc của các dân tộc vùng Đông Bắc

(Tổ Quốc) - Sáng 2/11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động...

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Cần triển khai toàn diện công tác điều tra tài nguyên du lịch

(Tổ Quốc) - Ngày 1/11, tại Khách sạn Palace - TP. Vũng Tàu, Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức "Hội nghị triển khai điều tra tài nguyên du lịch năm 2024". Tham dự và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng năm 2024 ước đạt 690 nghìn tỷ

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng thu từ khách du lịch ước khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Ngày 6/11, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ...

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á đóng góp gần 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng 4 thị trường lớn ở Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đóng góp gần 60%.Lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng trưởng mạnhMùa cao điểm khách quốc tế cuối năm: Cơ hội nào cho du lịch Việt bứt phá?30% thương hiệu khách sạn quốc tế mở mới tại Việt Nam là...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn du khách đến núi lửa ngắm hoa dã quỳ

(NLĐO) - Hàng ngàn du khách đã đến núi lửa Chư Đang Ya để ngắm những cánh đồng hoa dã quỳ vàng rực rỡ, xem các tiết mục nghệ thuật đặc sắc. ...

Vietnam Airlines “bắt tay” Yuanzhilv đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

(NLĐO)- Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty GuangZhou Yuanzhilv Technology dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính ...

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam và Trung Quốc

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước với phương châm “liên kết chặt chẽ; phối hợp nhịp nhàng; hợp tác sâu rộng; bao trùm, toàn diện; hiệu quả, phù hợp.” Nhận định Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp văn hóa, du lịch đẩy mạnh hợp tác, kết...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Đưa xe đạp vào phục vụ du khách ở Di sản Mỹ Sơn

(NLĐO) - Khi đến Mỹ Sơn, ngoài được đưa đón bằng xe điện, du khách còn có thể lựa chọn xe đạp để di chuyển vào khu trung tâm của tháp. ...

Mới nhất

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Mới nhất