Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐà Nẵng cần cơ chế, chính sách vượt trội để bứt phá

Đà Nẵng cần cơ chế, chính sách vượt trội để bứt phá

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, địa phương này có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội.

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, trong 3 năm gần đây, mỗi năm Đà Nẵng thu hút được từ 2.000 đến 2.700 tỷ đồng từ việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Riêng năm 2023, Đà Nẵng tháo gỡ được 17 dự án thì đã có khoảng 47.000 tỷ đồng được các nhà đầu tư cam kết sẽ đầu tư vào.

Hiện Đà Nẵng đang tổ chức thực hiện bốn kết luận của Thanh tra Chính phủ, ba bản án. Qua rà soát riêng Kết luận thanh tra 2852 năm 2012, Đà Nẵng có 1.300 dự án đang chờ được tháo gỡ. Đây là một nguồn lực rất lớn về đất đai.

Đà Nẵng cần cơ chế, chính sách vượt trội để bứt phá
Đà Nẵng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các dự án có chất lượng, phù hợp với định hướng phát triển xanh của thành phố

Ông Quảng cho hay, lĩnh vực công nghệ số, công nghiệp công nghệ thông tin đang đóng góp 20% vào tăng trưởng GRDP của địa phương. Xuất khẩu phần mềm năm 2023 của Đà Nẵng hơn 200 triệu USD. Nếu đi đúng hướng, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có những cơ chế phù hợp thì những lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh hoàn toàn phù hợp với dư địa và mô hình phát triển của Đà Nẵng.

Đối với công tác thực hiện quy hoạch, Đà Nẵng thuê tư vấn Singapore và đơn vị này đã áp dụng các mô hình phát triển với những đặc điểm địa chính trị như của Singapore cho Đà Nẵng. Đơn vị tư vấn khẳng định, Đà Nẵng có đủ dư địa phát triển đến năm 2045. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển TP. Đà Nẵng xứng tầm với những tiềm năng vốn có, ngoài sự nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương, Trung ương cần có cơ chế, chính sách mới để tạo sự bứt phá cho Đà Nẵng trong thời gian tới.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng cần tiếp tục tạo sự “khác biệt” để phát triển. Cụ thể, quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2030 với hàng trăm dự án, số vốn cần huy động để thực hiện quy hoạch 800 ngàn tỷ đồng (32 tỷ đô), bằng 40% GRDP Đà Nẵng. Trong khi thời gian còn lại khoảng 7 năm, do đó, Đà Nẵng cần cơ chế, chính sách đặc thù mới tạo động lực để có thể thu hút nguồn lực đầu tư lớn như thế. Ông Cung cho rằng, cần có nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn Trung ương để Đà Nẵng bứt phá trong thời gian tới. Trong đó, cần mở rộng không gian phát triển, đầu tư nâng cấp sân bay ít nhất 25 triệu hành khách/năm hoàn thành trước năm 2028; đầu tư phát triển cảng Liên Chiểu và nâng cấp mở rộng toàn tuyến quốc lộ 14B, 14G kết nối Đà Nẵng với bắc Tây Nguyên, Lào, Myanma.

Tuy nhiên, để huy động nguồn lực đầu tư, Đà Nẵng cần tăng thêm vốn đầu tư từ nhà nước, đảm bảo phải chiếm từ 25% tổng vốn đầu tư xã hội. Vậy nên, ông Cung đề xuất không yêu cầu Đà Nẵng điều tiết thu ngân sách về Trung ương đến năm 2030; đồng thời Trung ương cho phép Đà Nẵng thu hút đầu tư dưới hình thức PPP không hạn chế về lĩnh vực, ngành nghề và quy mô.

Ông Cung nhấn mạnh, để thực hiện 3 trụ cột chính phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43 cần có hàng loạt cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, vượt trội cho Đà Nẵng đến năm 2030. Cụ thể là áp dụng thủ tục đầu tư rút gọn (chỉ định thầu và chấp thuận chủ trương đầu tư/chấp thuận đầu tư đồng thời với giao đất, cho thuê đất) đối với dự án quy mô lớn của doanh nghiệp (nhà đầu tư) lớn, có uy tín ở trong nước hoặc quốc tế trong công nghiệp công nghệ cao, logistics…

Cùng với đó, cho phép Đà Nẵng mở thêm cơ sở casino cho khách du lịch (số lượng, quy mô các cơ sở casino do HĐND thành phố quyết định). Bên cạnh quyết tâm, đổi mới tư duy và sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cần sớm có một Nghị quyết mới của Quốc hội về cơ chế đặc thù, vượt trội cho Đà Nẵng, góp phần vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị và quy hoạch phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đà Nẵng cần cơ chế, chính sách vượt trội để bứt phá
Đà Nẵng cần các cơ chế chính sách mới, đặc thù, vượt trội nhằm thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển trong giai đoạn tiếp theo

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, du lịch – dịch vụ biển tại Đà Nẵng phát triển ấn tượng, trở thành ngành kinh tế biển mũi nhọn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Lĩnh vực này góp phần đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn cả nước, khu vực và quốc tế. Định hướng mục tiêu đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển vào GRDP của Đà Nẵng đạt 15% vào năm 2030 và trên 20% vào năm 2050.

Trên cơ sở đó, Phó Giáo sư Nguyễn Chu Hồi đề xuất các nhóm giải pháp như: thứ nhất là nhóm giải pháp nghiệp vụ mang tính bao trùm; thứ hai là đẩy mạnh liên kết, liên kết từ những vấn đề giao thông, hạ tầng số; thứ ba là triển khai chủ trương, cơ chế, chính sách để làm sao thích ứng với biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương, trong đó có nước biển dâng.

Đà Nẵng cần huy động nguồn lực để mở rộng và hiện đại hóa cảng Đà Nẵng, đây là tiềm năng rất lớn. Cảng Đà Nẵng muốn phát triển được thì phải liên kết thành cụm cảng. Tiếp theo là chuyển dịch cơ cấu nghề cá theo hướng tăng cường đánh bắt xa bờ, thậm chí ngay cả viễn dương, nhất là trong lúc Việt Nam vừa rồi ký hiệp định về biển cả thì cơ hội để phát triển viễn dương rất tốt

Phát biểu tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức mới đây, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, ngoài các định hướng được đưa ra của Nghị quyết 43-NQ/TW thì địa phương cần tập trung vào các giải pháp mới, chất lượng, đột phá gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; Đặc biệt, cần nghiên cứu để ban hành các cơ chế chính sách mới, đặc thù, vượt trội nhằm thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, thu hút các nhà đầu tư chiến lược với các hệ sinh thái và chuỗi cung ứng, thu hút người tài đến làm việc tại Đà Nẵng…





Source link

Cùng chủ đề

Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng

Có lợi thế về cảng biển nước sâu, nhưng cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng, do nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và thu hút đầu tư. Có lợi thế về cảng biển nước sâu, nhưng cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng, do nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu...

Thu hút đầu tư vào miền núi Khánh Hòa

Với lợi thế khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, 20 năm qua, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã trồng thành công nhiều loài cây ăn quả có giá trị cao. Tiêu biểu như sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, măng cụt. Gần 10 năm qua, người dân địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi từ những cây trồng hiệu quả thấp, vườn tạp sang chuyên canh các loài cây ăn quả có hiệu...

Thái Bình đẩy nhanh tiến độ giải quyết vướng mắc tại 7 dự án trọng điểm

7 dự án trọng điểm tại Thái Bình đang triển khai bao gồm: Dự án phát triển nhà ở khu dân cư tại xã Đông Hòa (TP Thái Bình); Dự án Trung tâm điện – khí LNG; Dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong (TP Thái Bình); Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại Khu trung tâm Y tế tỉnh; Dự án...

Doanh nghiệp cần quy hoạch đồng bộ, thông suốt

Các tỉnh Tây Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích đất rộng lớn, khí hậu ôn hòa và đa dạng sinh học, đang trở thành nơi hấp dẫn cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là ngành chăn nuôi. ...

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ chia cổ tức khủng, một bộ được nhận gần 6.000 tỷ

Kinh tế khó khăn nhưng một số doanh nghiệp vẫn chia cổ tức khá đậm bằng tiền. Bộ Công Thương sắp nhận về gần 6.000 tỷ đồng từ "gà đẻ trứng vàng". HĐQT Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – Veam (mã VEA) vừa thông qua nghị quyết chia cổ tức 2023 bằng tiền với tỷ lệ 50,3518%. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức 2023 là 20/11. Ngày dự kiến thanh toán...

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Sản phẩm xanh độc đáo của SCG hút khách tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian xanh của Tập đoàn SCG nằm ngay lối ra vào của Ngày hội Việt Nam Xanh là nơi ‘check-in' ấn tượng với những sản phẩm xanh, thu hút người dân đến trải nghiệm, tham gia những hoạt động náo nhiệt bậc nhất ngày hội. ...

10 sản phẩm OCOP nào được Quảng Ngãi chọn giới thiệu phân phối ở Mỹ?

Quảng Ngãi vừa chọn 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cùng với việc đưa...

Mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường đến Santiago, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức...

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

(Dân trí) - Với thông điệp coi trọng thời gian, trí tuệ, Việt Nam kiến nghị thúc đẩy thông thương với Trung Quốc bằng đường sắt, mở ra hành lang thương mại mới để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường châu Âu.   Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm...

Bão Yinxing đổi hướng, đi về vùng biển Trung Bộ

Đêm qua và rạng sáng 10-11, bão Yinxing (bão số 7) có xu hướng đi chậm lại, dần đổi hướng đi về vùng biển các tỉnh Trung Trung Bộ và cường độ bắt đầu suy yếu. Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 7 lúc 4h sáng 10-11 - Ảnh: nCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng...

Hội nghị khí hậu COP29 sẽ khai mạc vào ngày mai

(CLO) Hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới từ ngày mai (11/11) sẽ tụ họp để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu 2024 của Liên hợp...

Một du học sinh Việt được tham gia viết giáo trình khi học thạc sĩ tại Úc

Một du học sinh Việt Nam được tham gia viết giáo trình môn học cùng các học viên khác khi đang theo học chương trình thạc sĩ truyền thông tại ĐH Deakin (Úc). Đó là Nguyễn Ngọc Linh (25 tuổi), vừa hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành truyền thông tại ĐH Deakin (Úc). Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ...

Mới nhất