Tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” do CafeF tổ chức, ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho biết: Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn tốt dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, ngân hàng và bán lẻ được kỳ vọng là 2 nhóm ngành sẽ hồi phục tốt trong năm 2024.
Sẽ có khoảng 5 – 6 nhịp điều chỉnh lớn
Theo ông Lã Giang Trung, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vận hành theo các chính sách vĩ mô. Chính sách tiền tệ và tài khóa đang kích thích mạnh, là điều kiện tốt hỗ trợ chứng khoán phát triển. Ngoài ra, đà tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới đang phục hồi.
Thêm vào đó, VN-Index hiện ở vùng định giá khá thấp; hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) dưới 15 lần, trong khi trước đó chỉ số này chủ yếu trên 20 lần. Không chỉ vậy, lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử và sẽ còn tiếp tục đi xuống; các thị trường chứng khoán thế giới chứng khoán đều vượt đỉnh.
“Với nền lãi suất thấp và doanh nghiệp phục hồi mạnh, TTCK Việt Nam có khả năng trở lại đỉnh 1.500 trong năm nay, là tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh. Vào ngày 6/1/2022, VN-Index đã thiết lập mức đỉnh lịch sử tại 1.528 điểm. Xu hướng chính của thị trường năm nay sẽ đi lên, song trong quá trình đi từ đáy không thể nào tránh được các nhịp điều chỉnh. Thị trường sẽ có khoảng 5 – 6 nhịp điều chỉnh lớn trong năm 2024″, CEO Passion Investment nhận định.
Không ít người băn khoăn, trong bối cảnh Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu khu vực nhưng dòng vốn FDI vào TTCK lại sụt giảm trong những năm gần đây. Điều gì khiến dòng vốn ngoại chưa đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam?
Trả lời vấn đề này, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital cho biết: Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu tínhtừ tháng 3/2023 thìđã bán ròng hơn 38.000 tỷ đồng. “Đà bán ròng này đến từ vài nguyên nhân như: Nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn. Với khẩu vị đầu tư vào những công nghệ mới, Việt Nam gần như không có. Nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài chảy từ Trung Quốc sang Ấn độ, Nhật; nhà đầu tư nước ngoài lo ngại một số vấn đề của Việt Nam không như kỳ vọng. Trong 2 tháng gần đây, rõ ràng có sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam”, ông Lê Anh Tuấn cho biết.
Theo đại diện Dragon Capital, Việt Nam vẫn nằm trong những nước nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Nếu chính thức được MSCI (Công ty nghiên cứu đầu tư cung cấp các chỉ số chứng khoán, rủi ro danh mục đầu tư, phân tích hiệu suất và các công cụ quản trị cho các nhà đầu tư tổ chức và các quĩ phòng hộ) nâng hạng, khả năng rất cao dòng vốn ngoại sẽ quay lại mạnh mẽ.
Niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế
Đề cập về thị trường bất động sản năm 2024, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cho biết: “Trong quá trình hoạt động, khá nhiều công ty đã tìm đến Phát Đạt. Tuy nhiên vấn đề là chúng ta làm gì để trong tương lai mời người ta vào? Chúng ta cần nguồn vốn, tư duy phát triển của họ”.
Theo ông Bùi Quang Anh Vũ, trước COVID-19, nhà đầu tư mua bất động sản đa phần là nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp mua để cho thuê. Trong giai đoạn đó, ngân hàng hỗ trợ cho vay, khi bất động sản có lãi thì sôi động người giao dịch khiến giá bất động sản tăng “chóng mặt”. Tuy nhiên, khi COVID-19 bùng phát, ngân hàng thắt chặt cho vay với bất động sản khiến thị trường đi xuống. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin.
“Giải pháp liên thông 3thị trường: Chứng khoán – Tiền tệ – Bất động sản, trong đó nhấn mạnh nhà ở xã hội. Với câu hỏi, đầu tư cái gì? Tôi có niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt. Chúng ta phải có sự quản lý, định hướng, bền vững, mang đến lợi ích cho nhiều người”, ông Bùi Quang Anh Vũ nhận định.
Phát biểu tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024”, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung cho biết: “Trong một loạt các kênh đầu tư, chúng tôi tổng kết, chứng khoán vào thời điểm chiều 25/3, đã tăng được khoảng 22%; vàng tăng khoảng 7%, trong khi đó đầu tư cả căn hộ, chỉ đơn thuần nhìn vào lợi nhuận cho thuê chỉ tăng 5%”.
Theo bà Dương Thùy Dung, vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI rất quan trọng, thực tế thị trường có nhiều thách thức thì các nhà đầu tư phát triển nội địa chú trọng vào cách thức truyền thống nhất là mua bán và sáp nhật (M&A).Hiện, về mua đất dự án, có thể là nhà ở, công nghiệp, thương mại, nhà đầu tư rất muốn các sản phẩm có sẵn nhưng rất khó tại thị trường Việt Namdo vướng mắc về pháp lý, nênhọ chọn mua đất dự án.
“Ngoài ra, tùy từng sản phẩm, bất động sản thương mại là thị trường nhà đầu tư quan tâm tuy nhiên tỷ lệ thành công chỉ 5 – 10%như văn phòng tỷ lệ lấp đầy 95% ở Thành phố Hồ Chí Minh. Còn bất động sản công nghiệp dư địa còn nên tỷ lệ thành công lên tới 50%. Lýdo thất bại của từng sản phẩm trên thị trường bất động sản đến từ chênh lệch định giá, pháp lý và cơ cấu chủ sở hữu”, bà Dương Thùy Dung cho biết.
Với câu hỏi “năm 2024 xuống tiền phân khúc nào tốt nhất?”, bà Dương Thùy Dung cho rằng: Điều này còn phụ thuộc vào tổng số tiền đầu tư bao nhiêu vì có rất nhiều sản phẩm, phân khúc trong bất động sản. Đối với nhà đầu tư thể chế, bất động sản thương mại, khu công nghiệp vẫn là khẩu vị của họ. Nhà ở là sản phẩm nhà đầu tư cá nhân quan tâm.
TheoGiám đốc điều hành CBRE Việt Nam, thường có 4 phân khúc, bình dân, trung cấp, cao cấp, hạng sang. Chúng ta có 2 sản phẩm trung cấp và cao cấp. Trung cấp và tiệm cận trung cao cấp đang là phân khúc được nhiều ngườiquan tâm nhất và là những phân khúc sáng của thị trường trong năm nay và những năm tới.
“Nhà đầu tư có dư địa để căn được mức giá hợp lý. Nếu so sánh cùng phân khúc sản phẩm trung cấp với chất lượng tương tự, Thành phố Hồ Chí Minh đang cao hơn khoảng 30% so với thị trường Hà Nội. Giai đoạn 2018 – 2019, nhiều nhàđầu tưtruyền thống miền Bắcvào đầu tư miền Nam thì hiệnnay, họ quay lại thị trường miền Bắc và thấy có nhiều dư địa”,bà Dương Thùy Dung nhận định.
Theo Báo Tin tức