Trang chủNewsThế giớiNỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga


Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva.

ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ cũng xác định nhóm này đứng sau vụ tấn công, cho hay họ đã thu thập được thông tin tình báo về nguy cơ khủng bố từ IS vào đầu tháng 3 và đã cảnh báo với phía Nga.

Tuy nhiên, 4 nghi phạm vụ khủng bố không đến từ Afghanistan, mà đều là công dân Tajikistan, quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô và có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Nga. Tajikistan hiện là một phần của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, liên minh mà Tổng thống Vladimir Putin từ lâu hy vọng trở thành phiên bản tương tự NATO.

Tajikistan, quốc gia có dân số 10 triệu người, nằm kẹp giữa Uzbekistan, Afghanistan, Kyrgyzstan và Trung Quốc, là nước nghèo nhất trong số các nước từng thuộc Liên Xô. Tajikistan có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhưng chưa được phát triển đúng mức do đầu tư nước ngoài thấp và dữ liệu địa chất chưa đầy đủ.

Tình trạng đói nghèo và thất nghiệp cũng đã thúc đẩy nhiều người Tajikistan tới Nga tìm việc. Ước tính hơn 3 triệu người Tajikistan hiện là lao động nhập cư ở Nga, hầu hết làm những công việc lương thấp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất hoặc dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng.





Một gia đình đang chuẩn bị nướng bánh mì tại ngôi nhà ở làng Dakhana Kiik, Tajikistan. Ảnh: AP

Một gia đình đang chuẩn bị nướng bánh mì tại ngôi nhà ở làng Dakhana Kiik, Tajikistan. Ảnh: AP

Dù Nga ngày càng phụ thuộc vào lao động nhập cư để đáp ứng nhu cầu công việc trong nước, thái độ của người Nga đối với những người đến từ Trung Á và khu vực Kavkaz nhìn chung không mấy tích cực.

Tại Tajikistan ngày nay, những người có trình độ đại học hầu như không thể kiếm được công việc có mức lương đủ để họ xây dựng cuộc sống gia đình bình thường. Sống trong cảnh nghèo khổ, họ dễ dàng trở thành mục tiêu lôi kéo của những kẻ tuyển mộ Hồi giáo cực đoan.

Cùng với nghèo đói, xã hội Tajikistan cũng chất chứa căng thẳng tôn giáo. Những người Hồi giáo bảo thủ là một trong những lực lượng chính chống chính phủ trong cuộc xung đột giai đoạn 1992-1997, khiến hơn 150.000 người thiệt mạng và tàn phá nền kinh tế.

Tổng thống Emomali Rahmon sau đó ban hành nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa xung đột tôn giáo, như hạn chế xây đền thờ Hồi giáo, cấm phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi đến thánh đường.

Bóng ma Hồi giáo cực đoan từ nước láng giềng Afghanistan cũng là một lý do khiến ông Rahmon thực thi các chính sách này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những quy định nghiêm ngặt đó đã góp phần thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền Hồi giáo cực đoan trên mạng xã hội ở Tajikistan.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, kết hợp với cuộc sống khó khăn ở quê nhà được cho là “công thức hoàn hảo” khiến 4 nghi phạm người Tajikistan bị lôi kéo vào hoạt động khủng bố.

Nghi phạm Dalerjon Mirzoyev, 32 tuổi, từng nhập cảnh vào Nga để tìm việc và được cấp tạm trú trong vòng ba tháng ở thành phố Novosibirsk, thuộc vùng Siberia, nhưng giấy phép này đã hết hạn.

Nghi phạm Saidakrami Rachabalizod, 30 tuổi, được xác định nhập cảnh vào Nga từ ngày 6/3 theo diện lao động nhập cư, nhưng không đăng ký nơi cư trú hợp pháp. Rachalbalizod từng đến Nga làm việc và bị bắt vào năm 2018 với cáo buộc vi phạm thời hạn tạm trú dành cho người nhập cư. Nghi phạm khi đó bị phạt hành chính 2.500 ruble rồi bị trục xuất khỏi Nga.

Muhammadsobir Fayzov, 19 tuổi, nghi phạm trẻ nhất, đến Nga làm thợ cắt tóc và đăng ký tạm trú ở thành phố Ivanovo, phía đông thủ đô Moskva.

Shamsidin Fariduni, 25 tuổi, người được xác định là chỉ huy của nhóm, làm việc trong một nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở thành phố Podolsk, phía tây nam Moskva. Anh ta cũng từng làm nhân viên sửa chữa và tạp vụ ở Krasnogorsk, vùng ngoại ô Moskva, nơi có khu phức hợp trung tâm mua sắm và nhà hát Crocus City Hall.




Vị trí Nga và Tajikistan. Đồ họa: World Atlas

Song những cuộc tấn công khủng bố từ năm 2015 đều do các nhóm thân IS nhận trách nhiệm. Sau khi IS tuyên bố thành lập ở Syria và Iraq vào tháng 6/2014, hàng nghìn người đã gia nhập lực lượng cực đoan này, trong đó có hàng trăm người từ Tajikistan.

Một trong những người nổi bật nhất gia nhập IS là Gulmurod Khalimov, từng là sĩ quan lực lượng đặc nhiệm của Tajikistan trước khi đào ngũ và gia nhập IS ở Syria năm 2015.

Chiến dịch của Nga được coi là một trong những lý do quan trọng khiến IS bị đánh bại ở Syria. Tàn quân IS rút vào sa mạc để khôi phục lực lượng và tăng cường nhắm mục tiêu vào Nga do cho rằng Moskva đã “đàn áp đạo Hồi”.

Nhóm này nhận trách nhiệm về vụ đánh bom năm 2015 vào máy bay Nga đang đưa khách du lịch trở về từ khu nghỉ mát Sharm al-Sheik của Ai Cập. Hai năm sau, họ tuyên bố đứng sau vụ đánh bom tự sát chuyến tàu điện ngầm ở St. Peterburg, khiến 15 người thiệt mạng.

Hai tuần trước vụ khủng bố nhà hát Crocus, lực lượng an ninh Nga cho biết đã truy quét các thành viên IS đang lên kế hoạch tấn công giáo đường Do Thái ở Moskva. Đầu tháng này, họ thông báo tiêu diệt 6 phiến quân IS ở khu vực Ingushetia, tiếp giáp với Chechnya.





Lực lượng an ninh Nga tại nhà hát Crocus City Hall, Krasnogorsk, tỉnh Moskva ngày 22/3. Ảnh: RIA Novosti

Lực lượng an ninh Nga tại nhà hát Crocus City Hall, Krasnogorsk, tỉnh Moskva ngày 22/3. Ảnh: RIA Novosti

Giới quan sát cho rằng cách phản ứng của Nga đối với vụ khủng bố nhà hát Crocus cũng có thể gây chia rẽ giữa họ và Tajikistan, một trong những đồng minh truyền thống ở Trung Á.

Quan hệ giữa Nga và Tajikistan trước đó đã có nhiều rạn nứt, khi ảnh hưởng của Moskva ở “sân sau” ngày càng suy giảm do tác động của xung đột ở Ukraine. Armenia, quốc gia ở Trung Á và là thành viên CSTO, hồi tháng 2 thông báo đình chỉ tham gia hiệp ước an ninh tập thể này, động thái được cho là đòn giáng với hình ảnh của Nga trong khu vực.

Hồi tháng 10/2022, Tổng thống Rahmon đã gay gắt yêu cầu Nga tôn trọng Tajikistan. Ông cho biết Tajikistan đã phải “cầu xin” Nga tham dự diễn đàn Cộng đồng Các quốc gia Độc lập diễn ra ở nước này. “Chúng tôi chưa bao giờ được Nga đối xử như đối tác chiến lược. Chúng tôi muốn được tôn trọng”, ông nói.

Quan hệ song phương có thể chứng kiến những trắc trở nhiều hơn, khi Nga nhiều khả năng phải xem xét lại chính sách khuyến khích nhập cư với những người đến từ Trung Á, theo giới quan sát. Nếu Nga thắt chặt chính sách nhập cư, cuộc sống của khoảng 1/3 dân số Tajikistan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, tạo thêm áp lực với quốc gia này.

Thanh Tâm (Theo The Conversation, Business Insider, AP)




Source link

Cùng chủ đề

Nhóm vũ trang đối lập dẫn đầu cuộc tấn công chớp nhoáng tại Syria

Nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) trong nhiều năm qua được xem là lực lượng đối lập nguy hiểm nhất cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. ...

Mỹ cảnh giác nguy cơ IS trỗi dậy ở Syria

Nhà Trắng ngày 7.12 ra lập trường Mỹ sẽ không can dự vào những bất ổn tại Syria, song vẫn có biện pháp đề phòng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trỗi dậy. ...

“Kho báu 3 loài người” trong hầm đá bí ẩn

Các nhà khảo cổ mới phát hiện một "kho báu" quý giá ở Tajikistan. Những hiện vật được tìm thấy thuộc về 3 loài người: Neanderthal, Denisovan và Homo sapiens từng sinh sống tại đây trong khoảng 130.000 năm. Khi tìm kiếm dọc theo dòng sông Zeravshan ở Tajikistan, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hầm đá bí ẩn nằm trên tuyến đường gọi là Hành lang núi Nội Á (IAMC) của Trung Á. Đây có thể...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Cùng chuyên mục

Nga phàn nàn một bàn tay chẳng làm nên tiếng vỗ nếu Mỹ khăng khăng “tăng áp”, cảnh báo NATO đang chơi trò khiêu...

Ngày 18/12, phát biểu tại một cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng, những căng thẳng hiện nay trong lĩnh vực an ninh là chưa từng có.

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị thăm Trung Quốc, cơ hội quan trọng để thẳng thắn giãi bày

Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 24-26/12.

Nga sẵn sàng cho một cuộc ‘đấu tên lửa’ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc 'đấu tên lửa' tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất. ...

Anh, Pháp rục rịch khả năng đưa quân sang Ukraine

Anh gợi ý trực tiếp huấn luyện quân đội Kyiv tại Ukraine trong khi Pháp thảo luận kế hoạch đưa quân sang nước này để duy trì hòa bình. ...

Ông Putin tổ chức họp báo cuối năm, nhận hơn 2 triệu câu hỏi

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu buổi họp báo thường niên và phiên hỏi đáp vào 16 giờ hôm nay 19.12 (giờ Việt Nam). ...

Mới nhất

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng...

Chuyển 4 nạn nhân trong vụ cháy về Bệnh viện Bạch Mai điều trị

Theo thông tin từ Bệnh viện E, ngay cuối giờ sáng nay 19/12, Ban lãnh đạo Bệnh viện E cùng các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức chống độc đã hội chẩn và nhận thấy do tính chất phức...

Phẫu thuật thành công khối u 15kg cho bệnh nhân nữ

NDO - Các y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang đã phẫu thuật thành công lấy khối u buồng trứng nặng 15kg, đường kính khoảng 50cm ra khỏi cơ thể một bệnh nhân nữ. Ngày 19/12, tin từ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang cho biết, ê-kíp y, bác sĩ của bệnh...

Mới nhất