Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChọn ngành thế nào để không làm trái nghề?

Chọn ngành thế nào để không làm trái nghề?


bai-gd2.jpg
Tư vấn tuyển sinh tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên, hãy học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề. Khi chọn học bất cứ ngành nghề nào cũng cần trang bị cho mình thêm những kỹ năng cốt lõi để có thể thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiều lựa chọn khi chọn ngành

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn, hiện nay có khoảng 250 trường đại học, hơn 300 trường cao đẳng, ngoài ra còn có các trường trung cấp. Số ngành ở bậc đại học là gần 500, số nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tương tự. Do vậy các thí sinh có đa dạng sự lựa chọn về trường học, ngành học.

Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng, sự thuận lợi càng tăng thì sự lựa chọn nghề nghiệp của thí sinh lại có phần khó khăn hơn. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các em băn khoăn làm thế nào chọn được những nguyện vọng phù hợp nhất với sở trường của mình, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và có cơ hội việc làm ở tương lai.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội đôi khi làm cho thí sinh, phụ huynh bị rối, thậm chí hiểu lệch, hiểu không đúng về ngành, nghề nào đó.

“Mỗi năm, số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học xấp xỉ 600.000 em, nhưng số lượng nhập học chính thức chỉ đạt khoảng 80%, như vậy 20% thí sinh đã trúng tuyển nhưng không nhập học. Chứng tỏ rằng, khi các em đăng ký nguyện vọng đến lúc các em lựa chọn trường học, ngành học lại có sự khác nhau. Ngoài ra, sau năm thứ nhất thì khoảng 5 – 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều” – ông Sơn nhấn mạnh.

Việc chọn ngành học không phù hợp cũng phần nào ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm khi ra trường. Báo cáo việc làm sinh viên năm 2023 (sinh viên tốt nghiệp năm 2022) từ ĐH Điện Lực cho biết: Số lượng sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo và liên quan đến ngành đào tạo là 50%.

Khu vực việc làm của sinh viên phân bố chủ yếu ở 3 khu vực nhà nước, tư nhân, tự tạo việc làm và có yếu tố nước ngoài: Số lượng sinh viên có việc làm ở khu vực tư nhân đạt tỷ lệ cao nhất (69%), tiếp đến là khu vực nhà nước (13%), khu vực có yếu tố nước ngoài (11%). Bên cạnh đó, một số lượng sinh viên đang có xu hướng tự tạo việc, thích lao động tự do, tự làm chủ sản xuất kinh doanh, chiếm 8%.

Còn tại Trường Quốc tế (ĐHQG Hà Nội), Báo cáo khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp bậc đại học cho hay: Năm 2023, sinh viên tốt nghiệp trường quốc tế chủ yếu tập trung làm việc trong lĩnh vực Thương mại/Dịch vụ” (29%), Tài chính/Tín dụng” (24,3%), Công nghệ thông tin (15,5%), số còn lại chia đều trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, marketing, kỹ thuật, giáo dục và các lĩnh vực khác.

Theo kết quả phản hồi, sinh viên tốt nghiệp của trường này có tỷ lệ việc làm đúng chuyên ngành đào tạo hoặc có sự liên quan tới chuyên ngành đào tạo chiếm 87,7%, có 12,3% khác ngành đào tạo. “Một điểm đáng lưu tâm khi sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm được hỏi, tỷ lệ cân bằng giữa việc lựa chọn ngành nghề đúng ngành đào tạo và không liên quan tới ngành đào tạo chiếm tương đối. Điều này thể hiện xu thế công việc của xã hội hiện đại, khi sinh viên có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào; nhưng cũng phần nào thể hiện còn thiếu định hướng rõ ràng trong lộ trình phát triển của sinh viên sau khi tốt nghiệp” – trích Báo cáo.

Chọn sao cho đúng?

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa chia sẻ: Cơ hội việc làm, trước hết sẽ dựa vào kết quả điểm thi của thí sinh. Các em thi tốt thì chắc chắn sẽ có cơ hội việc làm. Các em đừng thấy ngành nào đang “hot” thì đăng ký nguyện vọng, bởi điều quan trọng là mình có phù hợp với ngành “hot” đấy không.

Ví dụ, ở ngành bán dẫn, hiện có khá nhiều thí sinh quan tâm, kể các các bạn nữ. Nhưng theo tôi, các em đừng chạy theo ngành “hot” vội mà hãy trả lời những câu hỏi này trước:

Mình có yêu thích ngành ấy không? Mình có năng lực ngành ấy không? Ngành ấy có cơ hội phát triển hay không? Học phí ngành ấy có phù hợp với gia đình mình không? Điểm chuẩn ngành ấy có phù hợp với mình không? Cái quan trọng nhất là các em phải tự xác định được năng lực của bản thân sau đó mới chọn ngành, chứ đừng chọn ngành “hot” chỉ bởi vì nó “hot”.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cũng đưa ra tư vấn: Hiện nay, trong các trường đại học đều có đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực, để tạo cho sinh viên một nền tảng rộng. Mỗi sinh viên cần tạo lập cho mình phương pháp học tập, tự học để có thể học tập suốt đời.

“Chúng ta học không phải để cho xong một tấm bằng đại học hay tấm bằng cao đẳng, mà việc học phải được liên tục. Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội như vũ bão trên thế giới, chúng ta không thể dừng việc học.

Việc học đại học hay cao đẳng mới chỉ là những bước đầu tiên, những nền tảng quan trọng nhất cho các em phương pháp để đi con đường dài hơi, phát triển cá nhân, phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của mình. Như vậy thì chúng ta học một ngành nhưng có thể làm được nhiều nghề” – bà Thủy khẳng định.

Bà Thủy cho biết, bà từng học bậc đại học ở Trường ĐH Ngoại Thương, và bây giờ làm quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Đó là sự tích lũy rất nhiều kiến thức trong quá trình học tập ở nhà trường, trong quá trình làm việc và những cập nhật thay đổi, biến động trên thế giới.

Bà Thủy chia sẻ thêm: Ngay từ bậc phổ thông đã có rất nhiều môn học, khóa học, học phần liên quan đến định hướng nghề nghiệp để các học sinh tự khám phá bản thân xem thế mạnh của mình ở đâu, niềm đam mê mình muốn cống hiến, tiếp tục đào sâu học tập ở đâu…

Lên đến đại học, các em sẽ tiếp tục được thầy cô mài giũa để tiến xa hơn. Nếu trong trường đại học, các em học thêm những yếu tố về công nghệ, kỹ năng mềm, các em có thể áp dụng trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, đào sâu thêm những nghiên cứu chuyên sâu. Khi đó, các em bước ra đường đời cũng sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục tư thục lên 21%

Theo đó, Hà Nội sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục tư thục đạt tỷ lệ 21% số cơ sở và 14-16% số học sinh vào năm 2025. Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi...

Tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm

Liên kết đào tạo, hợp tác với doanh nghiệpTrong đề án tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế, kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được...

tiếp tục cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học đến hết ngày 14/9

Nội dung công văn nêu, do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 3, hiện tại trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, giao thông nhiều nơi đang bị chia cắt, đường truyền thông tin, nước sạch chưa ổn định; nguy cơ sụt lún cao; một số nơi vẫn đang bị cô lập. Để đảm bảo an toàn cho công tác phòng, tránh mưa lũ, sạt lở đất, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Ổn định nền nếp học tập cho năm học mới

Ghi nhớ nội quy trường, lớpKhi bắt đầu một năm học mới, việc duy trì ổn định nền nếp là rất quan trọng để tạo ra môi trường học tập hiệu quả và lành mạnh. Ghi nhận tại...

Thúc đẩy thi hành Luật Thủ đô, tập trung nguồn lực cho giáo dục

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững”. Thống nhất quan điểm trên, Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội luôn đề cao vai trò, vị trí của giáo dục. Điều này cũng được cụ thể hoá tại Luật Thủ đô 2024 khi xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là đầu tư, xây dựng hệ thống trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Tiếp tục khẳng định vai trò chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

PV: Trong những năm qua Công đoàn Việt Nam (CĐVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động. Ông có thể cho biết một số điểm...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Đẩy nhanh việc phân bổ nguồn lực ủng hộ đến các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão số 3

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty gỗ Nhân Tâm số tiền 500 triệu đồng; Tập đoàn Gem Group ủng hộ 40 triệu đồng; Hội thánh...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũNgày 16/9, thông tin từ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến 17h00 hôm nay,...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Mới nhất

Bắt đầu bán vé máy bay Tết

TPO - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé máy bay dịp Tết ngay từ giữa tháng 9.  Ngày 16/9, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO công bố mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên...

Bộ Công Thương ủng hộ 500 triệu đồng hỗ trợ Tuyên Quang khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tham gia Đoàn công tác có ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương, cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; đại diện các doanh nghiệp Aeon, Central Retail.Về phía tỉnh Tuyên Quang, có...

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc...

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Theo đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh, sinh viên. Bộ GDĐT giá cao tinh thần tương thân,...

55 học sinh Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Ngày 17-9, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xín Mần - thông tin bệnh viện có tiếp nhận 55 bệnh nhân là học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang), chẩn đoán nghi...

Mới nhất