Trang chủNewsKinh tếLoạt đề xuất để không "lỡ hẹn" dự án 1 triệu nhà...

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội



DNVN – Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không “lỡ hẹn” thì các vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ.

Nhân tố quyết định thành công của các khu công nghiệp

Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 338 về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021 – 2030.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Việc lo nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân KCN được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo ông Chu Đức Tâm – Phó Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty SM TECH VINA ENGINEERING, nhà ở cho công nhân KCN là một trong những trụ cột quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi công ty, của KCN và của cả đất nước.

“Nhà ở cho công nhân KCN không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở mà còn tạo chuỗi đầu tư hạ tầng KCN – khu đô thị, môi trường đầu tư tiện ích, hoàn chỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khi có nơi ở ổn định, nơi ở đủ tiêu chuẩn và an toàn, người công nhân có cuộc sống bảo đảm sẽ làm việc tốt hơn, chất lượng hơn, năng suất hơn, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Nơi ở thuận tiện với nơi làm cũng rút ngắn thời gian đi đường, giảm bớt ách tắc giao thông. Theo đó năng suất lao động cũng tăng lên”, ông Tâm nhìn nhận.

Việc triển khai nhà ở cho công nhân KCN còn chậm trong khi nhu cầu lớn.

Trong Luật Nhà ở đã dành 1 chương quy định về nhà ở xã hội. Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cho xây nhà cho công nhân KCN.

Chương trình 120.000 tỉ đồng dành cho nhà ở xã hội với lãi suất thấp cũng đã được triển khai. Tại Nghị định 35 về quản lý KCN, khu kinh tế (KKT) cũng yêu cầu một trong những điều kiện đầu tư hạ KCN là phải quy hoạch khu nhà công nhân…

Tại Nghị quyết số 01 ngày 5/1/2024, Thủ tướng yêu cầu trong năm 2024 nỗ lực phấn đấu trên địa bàn cả nước hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội.

“Những quy định, chính sách trên chín là cơ hội và cũng là nhân tố quyết định cho việt phát triển thành công của các KCN, KKT”, ông Tâm cho biết.

Tuy nhiên theo ông Tâm, việc triển khai nhà ở cho công nhân KCN cũng còn chậm, trong khi nhu cầu rất lớn. Nếu không quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, sớm sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp thì e rằng mục tiêu có 1 triệu nhà ở xã hội không đạt mục tiêu.

Việt Nam hiện có 4,5 triệu lao động làm việc trưc tiếp trong các KCN, KKT. Trong đó, 2 triệu lao động đang cần có nhà ở. Theo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công nhân ngoài các KCN, số lượng có nhu cầu còn lớn hơn. Khảo sát của Tổng liên đoàn cho thấy, hơn 60% số công nhân lao động thuê nhà trọ tại các khu nhà thiếu tiện ích, không bảo đảm môi trường sống, thiếu an toàn.

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, đến cuối năm 2023 cả nước có 416 KCN được thành lập, trong đó có 293 KCN đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong số đó rất ít các KCN được phát triển đồng bộ gắn liền tổ hợp bao gồm các nhà máy, văn phòng công ty, khu vưc nhà ở cho công nhân, khu vực thương mại phục vụ người làm việc trong KCN, khu công viên hồ điều hòa, khu vui chơi giải trí cho người lao động, cho công nhân.

Hình thành quỹ nhà ở xã hội, phát triển nhà cho thuê

Theo ông Tâm, chủ trương về xây dựng 1 triệu căn nhà ở cho người thu nhập thấp, cho công nhân KCN rất phù hợp cho các KCN.

Nhiều nhà đầu tư KCN đeo đuổi ý tưởng quy hoạch tổ hợp KCN với hệ sinh thái KCN và KCN được phát triển đồng bộ gắn liền tổ hợp bao gồm các nhà máy, văn phòng công ty, khu vực nhà ở cho công nhân, khu vực thương mại phục vụ người làm việc trong KCN, khu công viên hồ điều hòa, khu vui chơi giải trí cho người lao động, cho công nhân.

Tuy vậy, các nhà đầu tư KCN rất khó thực hiện vì cơ chế, chính sách, quy định và cả thủ tục còn nhiều bất cập. Chỉ khi nhà nước tập trung thực sự, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc thì mới giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và đề án 1 triệu căn nhà đó mới thành công.

“Chúng tôi nhất trí với các quan điểm phát triển nhà ở cho công nhân mà Thủ tướng đã nhấn mạnh tại hội nghị hôm 16/3 vừa qua. Chúng tôi mong các địa phương nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, các địa phương phải thực sự quan tâm và dành quỹ đất xây nhà ở cho công nhân KCN. Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương cần có chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Nhà ở xã hội – nhà ở cho công nhân KCN phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, và cần được xây dựng gần KCN chứ không vì nhà giá thấp mà đặt ở những khu đất xa, hẻo lánh không thuận tiện cho người công nhân đi lại hàng ngày”, đại diện SM TECH VINA ENGINEERING chia sẻ.

Từ thực tế nhu cầu và thu nhập của người lao động, ông Tâm cho rằng, cần gia tăng loại hình nhà cho thuê với những điều kiện ưu đãi khác biệt hơn so với các chương trình hiện nay. Phương thức cho thuê là chủ yếu sẽ phù hợp với các KCN. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp là chủ thể trong tổ chức cho người lao động của mình được thuê nhà. Việc ưu đãi và tăng tỷ trọng nhà cho thuê sẽ là yếu tố đẩy nhanh đề án ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Đồng thời Nhà nước cần nghiên cứu để sớm hình thành quỹ nhà ở xã hội. Cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng, sửa đổi pháp luật về thuế… để đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi).

Ngoài ra, cần hạ lãi suất cho vay với nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng để phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn. Thủ tục cho vay cũng cần thuận lợi hơn.

Để công nhân KCN không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm, để chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không “lỡ hẹn”, thì các vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ. Và như Thủ tướng đã nói: “Điều quan trọng nhất là khi tổ chức thực hiện phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách, luật pháp”.


Nguyệt Minh





Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng 3 luật mới giúp tháo ‘nút thắt’ thị trường, 2 phân khúc ‘sáng cửa’ đầu tư, điều kiện mua nhà ở xã...

Điểm danh 2 phân khúc điểm sáng của thị trường, kỳ vọng từ 3 luật mới liên quan địa ốc giúp tháo “nút thắt”, bảng giá đất được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Quảng Nam từ chối gia hạn tiến độ dự án đang bị điều tra

Ngày 12/8, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản liên quan việc gia hạn tiến độ dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc của Chủ đầu...

Xu hướng “ngại cưới, lười sinh” do giá nhà tăng cao

DNVN - Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, giá nhà tăng cao là một phần nguyên nhân rất lớn, thúc đẩy xu hướng ngại cưới, không muốn hoặc sinh rất ít con, đặc biệt báo động ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. ...

‘Đại công trường’ nhà ở xã hội tại Hải Phòng

TPO - Tại Hải Phòng - Nơi điểm sáng phát triển xã hội của cả nước, nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được các chủ đầu tư thi công "thần tốc" để hoàn thành mục tiêu 15.400 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 Chính phủ đặt ra. Đầu tiên có thể kể đến là dự án Khu nhà ở xã hội tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lỗ bán niên, cổ phiếu NT2 bị cắt margin

DNVN - Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính bán niên 2024 âm 36 tỷ đồng là lý do khiến cổ phiếu NT2 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 bị HoSE liệt vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt...

Đà Nẵng: Trao giải thưởng tiết kiệm điện ứng dụng công nghệ IoT

DNVN - Chiều 13/8, Sở Công Thương Đà Nẵng đã tổ chức công bố và trao giải chương trình thí điểm thi đua tiết kiệm điện ứng dụng công nghệ IoT “Chinh phục thử thách - Thuận tiện sống xanh” trên địa bàn TP. ...

Cấp thiết xây dựng nhà ở xã hội – Bài 1: Vướng ở đâu, gỡ ở đó

Tại Chỉ thị 34-CT/TW, Ban Bí thư đánh giá, nhiều mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không đạt được. Nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế, trong khi giá bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng.Bên cạnh đó, quản lý nhà nước...

Kỳ vọng ngành thép phục hồi bền vững

DNVN - Theo dự báo của Bộ Công Thương, sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kỳ vọng ngành phục hồi bền vững, bởi hiện tại, sự phục hồi này chưa chắc chắn với nhiều lý...

Thu giữ tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu gặp khó

DNVN - Theo Ngân hàng Nhà nước, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 45,6% so với cùng kỳ năm trước. Việc thu giữ tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn. ...

Bài đọc nhiều

Cuộc đua ngành hàng bánh Trung thu của KIDO và Mondelez Kinh Đô

Sau gần một thập kỷ từng bắt tay nhau trong thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám Mondelez Kinh Đô và KIDO giờ đây lại đứng trên hai chiến tuyến trong cuộc đối đầu của ngành hàng bánh Trung thu. Tại Việt Nam, người tiêu dùng Việt đang chuẩn bị bước vào mùa Tết lớn thứ 2 trong năm - Tết...

Thấp nhất ở mức 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 12/8/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 12/8/2024 đi ngang trên diện rộng và giao dịch trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay ngày 12/8/2024: Thấp nhất ở mức 61.000 đồng/kg Cụ thể, thương lái tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Tuyên...

Giá hồ tiêu chứng kiến một tuần sóng gió

Tuần sóng gió của hồ tiêu Việt Thị trường hồ tiêu tuần qua (từ 5 - 11/8) rung lắc mạnh khi ngày 6/8, giá hồ tiêu lao dốc xuống còn khoảng 140.000 - 141.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, giá tiêu ngày 6/8 được thu mua với mức 141.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với ngày trước đó....

Thu giữ tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu gặp khó

DNVN - Theo Ngân hàng Nhà nước, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 45,6% so với cùng kỳ năm trước. Việc thu giữ tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn. ...

Cạnh tranh khốc liệt về giá

Thị trường bất động sản Bình Dương: Cạnh tranh khốc liệt về giáCác dự án bất động sản liên tục được công bố mở bán, giá nhà cũng được các chủ đầu tư liên tiếp đưa ra. Trong đó, dự án có giá vừa phải, vị trí giao thông tốt, chính sách thanh toán hấp dẫn đang chiếm ưu thế. Khách hàng mua nhà được hưởng lợi...

Cùng chuyên mục

Quy định mới trong năm 2025 gây khó khăn cho nông sản Việt sang EU

Cà phê, hồ tiêu, và nhiều nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế đáng kể khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2025, do khu vực này dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm. Điều này có thể gây ra những thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt...

Filmore Development muốn được nhớ đến với cam kết về chất lượng và giá trị bền vững

Filmore Development muốn được nhớ đến với cam kết về chất lượng và giá trị bền vữngSau khi “về đích” thành công với chất lượng hoàn thiện vượt trội, khu căn hộ The Filmore Da Nang tiếp tục theo đuổi cam kết phát triển giá trị dài hạn. Ông Andy Han, CEO của Filmore Development - chủ đầu tư dự án, chia sẻ những yếu tố cốt lõi tạo nên một dự án bất động sản thành công...

Doanh nghiệp khổ vì nhiều quy định chưa thực sự… chuẩn

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Doanh nghiệp khổ vì nhiều quy định chưa thực sự… chuẩn Sau gần 20 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi cần sửa đổi thích hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Quy định lắp camera trên ô tô,...

Làm điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc, bao lâu thu hồi vốn đầu tư?

Ngày 13/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương xem xét quy định cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu ở nhà dân, công sở phải đơn giản nhất, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới. Về phương...

Sức mua hàng tiêu dùng nội địa tăng chậm chủ yếu là lương thực, thực phẩm

Theo một số hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khu vực phía Nam: sức mua trên thị trường trong nước tăng chậm, mua sắm dè chừng, chủ yếu là các nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm,...

Mới nhất

Đảm bảo cung ứng đủ vắc-xin, tránh tình trạng gián đoạn

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, Thanh Hóa. Ngày 11/8, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị...

Mới nhất