Trang chủDestinationsQuảng NinhNhững người "đưa đò" đặc biệt

Những người “đưa đò” đặc biệt


Không chỉ làm tốt việc dạy học, nhiều giáo viên đảm nhiệm thêm công việc chăm sóc, dạy trẻ khuyết tật, tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khi đến trường. Vượt lên rào cản, khó khăn và cả những áp lực, các nhà giáo đang viết tiếp hành trình gieo chữ, chăm sóc, bù đắp cho học sinh khuyết tật.

Cô giáo Vi Thị Kim (Trường TH thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên) có kinh nghiệm dạy 7 học sinh khuyết tật.

“Mẹ của em ở trường…”

Không chỉ là giáo viên dạy giỏi, chuyên môn tốt, cô giáo Vi Thị Kim (SN 1987, Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên) được xem như người mẹ thứ 2 của những trẻ khiếm khuyết. Từ năm học 2014-2015 đến nay, cô đã dạy 7 học sinh khuyết tật ở các Trường: PTDT bán trú TH&THCS Hà Lâu, Tiểu học thị trấn Tiên Yên.

Năm 2015, chúng tôi có dịp gặp cô giáo Kim trong một lần lên công tác ở xã Hà Lâu. Trong tiết trời ngày mưa phùn cuối đông se se lạnh, chúng tôi và cô giáo Kim đã có cuộc trò chuyện khá cởi mở về những khó khăn, vất vả, áp lực khi dạy những học sinh khuyết tật. Ấn tượng của chúng tôi về cô giáo Kim là sự dịu dàng với học trò, thân ái với đồng nghiệp, lối sống giản dị, sôi nổi trong các tiết học, tràn đầy nhiệt huyết với nghề “trồng người”. Khi kể về những cô, cậu học trò đáng yêu nhưng cũng đáng thương của mình, cô giáo Kim thường không giấu nổi sự xúc động. Chỉ có tình thương thật sự mới tạo nên sự gắn kết giữa cô giáo và học sinh đặc biệt ấy.

Cô giáo Vi Thị Kim luôn dành sự quan tâm, động viên để  P.H.V (bên phải) có thể tương tác tích cực với các bạn trong lớp.

Đến nay sau hơn 8 năm gặp lại tại Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên, chúng tôi thấy cô giáo Kim vẫn yêu nghề, yêu trò như vậy. Những tiết học của cô luôn tạo được sự gắn kết giữa cô và trò. Học sinh khuyết tật khi học ở lớp cô giáo Kim luôn có cảm giác thoải mái, vui vẻ, được quan tâm như chính trong ngôi nhà của mình. Sau 9 năm giảng dạy, với 7 học sinh khuyết tật, cô giáo Kim đã trải qua rất nhiều cảm xúc buồn, vui. Cô tâm sự: “Học sinh càng yếu thì tôi càng thương, bởi các em thiệt thòi rất nhiều so với các bạn. Trong suốt những năm tháng dạy học, tôi luôn quan niệm dạy làm sao để học sinh hiểu, chứ không phải chỉ dạy cho hết bài”.

Lớp cô giáo Kim chủ nhiệm năm nay có em P.H.V bị câm điếc. Tìm hiểu thể trạng của em, cô giáo Kim thấy em V không thể tiếp thu được kiến thức môn học như các bạn khác, nên cô đã điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân sao cho phù hợp với V, không tạo áp lực học tập, không gây căng thẳng cho em. Quan sát tiết học của lớp, ban đầu chúng tôi thấy V chưa thực sự tập trung, ánh mắt lơ đãng. Nhưng khi được cô Kim dành sự động viên, quan tâm, V đã chú ý vào bài hơn, em dần có sự tương tác tích cực với cô và các bạn trong các hoạt động tập thể.

Cô giáo Vi Thị Kim luôn tận tình uốn nắn, hướng dẫn học sinh khuyết tật trong quá trình giảng dạy.

“Lúc mới nhận lớp, nhìn đôi mắt ngây thơ, những ước mong không thể diễn đạt thành lời của em V, tôi cảm nhận được nỗi buồn của bố mẹ em khi có con bị khiếm khuyết. Vì thế, ở trên lớp tôi luôn dành cho V sự quan tâm, luôn nở nụ cười và hướng ánh mắt trìu mến với em. Tôi nghĩ, trước khi là cô giáo thì phải tạo sự thân thiện, gần gũi để em cảm thấy tin tưởng cô, mạnh dạn hơn, tự tin hòa nhập và học tập, vui chơi cùng tập thể – Cô giáo Kim chia sẻ. 

Cô giáo Kim luôn coi học sinh khuyết tật như chính những người thân yêu của mình. Bằng tình yêu chân thành, hành trình gắn bó với trẻ khuyết tật được cô xem như trải nghiệm quý báu trong nghề dạy học. Mặc dù có đôi khi gặp không ít áp lực, một số em nhận thức còn hạn chế, hay chạy nhảy, la hét, không hiểu ý của giáo viên, khiến công việc dạy học thêm phần vất vả, nhưng bằng tình thương, sự chia sẻ, cô giáo Kim dần vượt qua mọi khó khăn để dìu dắt những học sinh không may bị khuyết tật trên con đường hướng tới tương lai.

Cô giáo Vi Thị Kim thường xuyên điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân sao cho phù hợp với từng học sinh khuyết tật.

Cô giáo Kim kể: “Tôi đã từng dạy em T.V.P, khuyết tật trí tuệ trong suốt 4 năm tiểu học. Rất vui là nhờ có sự hỗ trợ, bảo ban của tôi, em đã rất tiến bộ, hòa nhập tốt hơn khi đến trường. Em đã lên cấp THCS, song tôi và phụ huynh của em vẫn giữ liên lạc thường xuyên. Tôi vẫn hỏi thông tin về em T.V.P cũng như những học sinh khuyết tật mà tôi đã từng chủ nhiệm”.

Hành trình gieo chữ, chữa lành

Trên địa bàn tỉnh có không ít tấm gương giáo viên ngày ngày đang miệt mài hành trình gieo chữ, chữa lành cho những học sinh khuyết tật. Điển hình như các cô giáo: Hoàng Thị Hồng Vân (Trường Tiểu học Yên Thanh, TP Uông Bí); Bùi Thị Lý (Trường THCS Bái Tử Long, TP Cẩm Phả)… Trái tim yêu nghề đã khiến mọi nhọc nhằn, khó khăn của các thầy, các cô giáo trở thành niềm vui.

Cô giáo Bùi Thị Lý chia sẻ: “Tôi đã gắn bó và dạy nhiều học sinh khuyết tật. Mỗi em có những khiếm khuyết riêng. Có em khuyết tật trí tuệ, gặp khó khăn trong giao tiếp; có em thì bị tăng động, hay la hét. Dù các trò có yếu thế nào, tôi vẫn luôn yêu thương các em. Đối với tôi, niềm hạnh phúc nhất là khi những đứa trẻ đặc biệt có thể hòa nhập, được đến trường học tập như các bạn đồng trang lứa và đứng vững trên đôi chân mình để bước vào đời. Đó cũng là tâm niệm của nhiều thầy cô giáo giống như tôi đang từng ngày nỗ lực đưa những em nhỏ khuyết tật hòa mình với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội”.

Kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của em H.M.B, khuyết tật trí tuệ nặng, học sinh mà cô chủ nhiệm suốt 4 năm qua, cô giáo Lý nói: “Em B gặp khó khăn trong nhận thức, tư duy, giao tiếp, hay mặc cảm, khó gần gũi, thậm chí đôi khi rối loạn tâm lý, có những hành động khác thường, như đánh bạn, cáu gắt, hoảng loạn. Em vẫn có thể tự phục vụ bản thân, đi lại và làm những việc đơn giản, nhưng luôn cần sự hỗ trợ đặc biệt trong học tập. Những năm đầu khi mới vào lớp 6, nếu không thấy thích, em không hợp tác, không trả lời và không muốn tham gia các hoạt động vui chơi của lớp. Vì thế, khi giảng dạy, tôi lựa chọn những câu hỏi thích ứng với nhận thức của em”.

Cô giáo Bùi Thị Lý (Trường THCS Bái Tử Long, TP Cẩm Phả) trò chuyện với H.M.B, học sinh khuyết tật trí tuệ nặng.

Suốt 4 năm qua, cô giáo Lý luôn kiên trì, nỗ lực, chỉ bảo, bảo ban B từng điều nhỏ nhất. Bây giờ, B đã tự ý thức được bản thân, chuẩn bị sách vở, đồ dùng cá nhân, đi học đúng giờ, lắng nghe những điều thầy cô giáo dạy bảo; tham gia một số hoạt động vui chơi cùng các bạn trong lớp. B đã biết bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân với mọi người xung quanh. Em đã thực sự hòa nhập được với các bạn học sinh khác.

Trong quá trình dạy ở trên lớp, cô giáo Lý luôn chủ động tìm tòi các phương pháp giảng dạy phù hợp với trẻ khuyết tật, giúp các em hiểu bài hơn, ghi nhớ lâu hơn. Cô thường sử dụng hình ảnh, hoạt hình, những bài hát vui nhộn để giải trí cho các em trong lúc học tập, tạo động lực cho các em phát huy tiềm năng bản thân. Những ánh mắt thơ ngây, những nụ cười của học sinh và niềm vui của các phụ huynh chính là động lực để cô tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Cô giáo Lý tâm sự: Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật là một nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành Giáo dục. Mang đến cơ hội cho học sinh khuyết tật tiếp cận giáo dục bình đẳng, học tập tại nơi mình sinh sống, không bị tách biệt khỏi môi trường giáo dục thông thường, không chỉ có ý nghĩa với gia đình các em, mà còn với chính trẻ khuyết tật và toàn xã hội. Đây là điều kiện giúp học sinh khuyết tật sớm được can thiệp và khắc phục những khiếm khuyết của mình, tự tin hòa nhập vào cộng đồng.

Trong cuộc sống hôm nay với luôn bộn bề những lo toan và áp lực, sự tâm huyết với nghề giáo và với các học sinh khuyết tật của các cô giáo Bùi Thị Lý, Vi Thị Kim thật đáng trân trọng. Các cô đã tạo ra sức lan tỏa tích cực, giúp tương lai của các học sinh khuyết tật được mở ra tươi sáng hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. Học được gì từ Hàn Quốc?Từ góc độ người nước ngoài làm việc...

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội | 10/11/2024 Lượt xem: ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Quảng Ninh cuối thế kỷ XIX: Thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho một trang sử mới trên đất nước ta. Cho đến năm 1867, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thời gian này, vùng Quảng Yên, Hải Ninh loạn lạc liên miên, thổ phỉ, giặc cướp hoành hành khắp nơi, đến mức năm 1863, vua Tự Đức đã phải sai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương mang quân đi đánh dẹp. Trước đó, năm 1864, bằng...

Cô Tô mạnh tay xử lý vi phạm về tiếng ồn

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo môi trường du lịch, UBND huyện Cô Tô vừa ban hành văn bản về việc xử lý nghiêm hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật.Trước thực tế gần đây đã xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức cho khách hát karaoke ngoài trời quá thời gian quy định, sử...

Hướng dẫn đi đảo Cù Lao Chàm từ Đà Nẵng, Hội An dễ dàng

So với trước đây, việc đi Cù Lao Chàm bây giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Dù xuất phát từ Hội An hay Đà Nẵng thì đều khá dễ dàng bởi đường đi không quá xa. Thế nhưng nếu không phải là người địa phương thì bạn cần tham khảo hướng dẫn cụ thể. Cù Lao Chàm – Điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng, Hội An Cù Lao Chàm là một hòn đảo du lịch nổi tiếng...

Mãn nhãn cánh đồng hoa tulip đẹp như cổ tích ở ngôi làng cổ 400 tuổi

Tulip có thể nở rộ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ khi ở Hà Lan, loài hoa này mới bừng nét màu riêng, phô trương vẻ đẹp yêu kiều và trang nhã nhất. Làng Beemster (Hà Lan) nằm cách thủ đô Amsterdam 30km về phía Bắc. Đây là một trong những địa phương trồng nhiều hoa tulip ở xứ sở cối xay gió. Ngôi làng cổ 400 năm tuổi được UNESCO công nhận là nơi lấn biển đầu...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng Krí, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để xây dựng Thủy điện Đăk Lô 1. Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1UBND tỉnh Kon...

Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San Hô

Được bao quanh bởi “thiên đường vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng” đa trải nghiệm, phân khu San Hô - Vinhomes Ocean Park 2 được khách hàng ưa chuộng vì nhìn thấy “chất sống hàng hiệu” vừa tiện nghi, hiện đại, vừa tĩnh tại, an nhiên. Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San...

Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines

Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại cho Vietravel Airlines, toàn bộ cổ đông của hãng bay du lịch này đều là các pháp nhân trong nước. Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại...

Mới nhất