Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích


Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam.

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 của các trường kỹ thuật hôm 23/3, SkyHelper đã giành giải nhì.





Hai thành viên đại diện nhóm nhận giải nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 với sản phẩm Sky Helper - hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân, ngày 23/3. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội

Hai thành viên đại diện nhóm nhận giải nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 với sản phẩm SkyHelper – hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân, ngày 23/3. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội

Đinh Hữu Hoàng, sinh viên năm thứ ba ngành Công nghệ đa phương tiện, nghĩ về một sản phẩm hỗ trợ tìm người mất tích từ bốn năm trước. Theo dõi tin tức về sự cố ở thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế, khiến 17 công nhân bị vùi lấp, Hoàng khi đó học lớp 12, mơ làm ra một sản phẩm chỉ được chính xác vị trí nạn nhân, tăng cơ hội cứu sống họ.

Vào đại học, Hoàng tình cờ đọc một nghiên cứu về công nghệ Wifi Probe request frame, liên quan tới truyền dữ liệu thông tin thông qua sóng wifi giữa các thiết bị. Nghiên cứu này có từ năm 2009, song khi đó, các thiết bị thông minh và hệ thống wifi, mạng 4G chưa phổ biến. Năm 2022, theo một thống kê, hơn 83,7% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Cậu cho rằng đây là lúc lý tưởng để tận dụng công nghệ này.

Tháng 8/2022, nam sinh mày mò, viết những câu lệnh đầu tiên để xây dựng thuật toán cho bộ xử lý sóng. Với chi phí eo hẹp, được tiết kiệm từ tiền đi làm thêm, Hoàng đặt mục tiêu tạo ra một bộ xử lý có giá dưới 3 triệu đồng, gồm một máy tính nhúng xử lý sóng và bộ thu phát tín hiệu.

Sau hơn 6 tháng, Hoàng có sản phẩm đầu tiên. Để thử nghiệm bộ xử lý sóng, nam sinh nối ba đoạn tre thành một cây sào 20 m rồi buộc bộ xử lý vào ngọn, đứng trên nóc nhà và đưa sào ra xung quanh.

“Mọi thứ đều rất sơ khai, nên khi thấy sản phẩm hoạt động, cho kết quả khả quan, mình vô cùng vui sướng”, Hoàng nói.

Tháng 7/2023, Hoàng chia sẻ ý tưởng với bạn bè, thầy cô trong câu lạc bộ Google Developer Student Club – PTIT và được hưởng ứng. Cả nhóm cùng cải tiến sản phẩm và đăng ký dự cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023.

Nhóm xây dựng quy trình nghiên cứu, gồm thiết kế mô hình ảo của sản phẩm, thử nghiệm và chọn vật liệu; lập trình và chạy thuật toán; vận hành…

Nguyễn Anh Kiệt, sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ thông tin, cho biết để mở rộng phạm vi tìm kiếm, nhóm sử dụng thiết bị bay không người lái (công nghệ UAV), gắn thêm ăng-ten định vị và bộ xử lý trung tâm. Bộ xử lý này được kết nối với máy tính hoặc điện thoại của người điều khiển, truyền dữ liệu mà thiết bị thu nhận được về hệ thống.

SkyHelper được dùng vào hai mục đích chính: tìm kiếm và truy vết. Với chức năng tìm kiếm, máy bay không người lái sẽ dò tìm nạn nhân thông qua sóng wifi từ điện thoại, đồng hồ thông minh, tai nghe… Trong trường hợp nạn nhân và thiết bị ở cách xa nhau, máy bay được trang bị thêm camera ảnh nhiệt hồng ngoại, giúp nhận dạng thân nhiệt của thực thể sống, kể cả vào ban đêm.

Nếu dùng để truy vết, theo yêu cầu người điều khiển, máy bay sẽ tạo ra một vùng tam giác an toàn. Khi người ra khỏi vùng đó, hệ thống sẽ phát cảnh báo và chờ lệnh tìm kiếm. Dùng trong trường hợp này, thiết bị bay đều có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc, địa hình và độ cao của môi trường tìm kiếm.

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Nhóm sinh viên giới thiệu về sản phẩm. Video: Nhân vật cung cấp

Kiệt cho biết nhóm đã thử nghiệm sản phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, máy bay có thể bay liên tục trong 43 phút, diện tích tìm kiếm tối đa 14.300 m2, dò được khoảng 630 thiết bị, độ lệch chuẩn là 1,5 m. Khi ở khu vực rừng núi hoặc có mưa và gió cấp 6, diện tích tìm kiếm dao động 5.000-7.000 m2 với độ sai số 2-5 m.

Trước đó, khi thử nghiệm ở những nơi địa hình, thời tiết khắc nghiệt, sản phẩm hay trục trặc. Nhóm thường mất dấu máy bay, tốn nhiều thời gian tìm kiếm và tinh chỉnh thông số trước khi có sản phẩm cuối cùng.

Theo Kiệt, nhóm đã so sánh SkyHelper với Flycam và Robot tìm kiếm – hai thiết bị thương mại, dùng trong cứu nạn, cứu hộ. Các sinh viên thấy rằng Flycam có hạn chế là không xác định được vị trí chính xác của người mất tích, còn Robot gặp khó nếu di chuyển trong địa hình gồ ghề. SkyHelper khắc phục được cả hai hạn chế này, trong khi giá thành của bộ xử lý – linh hồn của sản phẩm – chỉ ba triệu đồng.

Trưởng nhóm Hữu Hoàng cho biết kiến thức từ hai môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình web cực kỳ hữu ích, giúp em lập trình bộ xử lý và xây dựng website cho sản phẩm. Với những kiến thức ngoài chương trình học, Hoàng và nhóm tìm đọc các nghiên cứu quốc tế.

TS Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là giảng viên hướng dẫn nhóm. Nhớ lại lúc Hoàng chia sẻ ý tưởng và giới thiệu thuật toán đã xây dựng bước đầu, ông ngạc nhiên về kiến thức và sự tìm tòi của một sinh viên năm thứ hai.

Thầy Hưng cho biết từ năm 2018, Nhật Bản đã có sản phẩm tìm kiếm người mất tích dựa vào sóng wifi và thiết bị cá nhân, còn Việt Nam chưa có hệ thống nào tương tự. Bài toán đặt ra với sinh viên là phát triển thiết bị để phù hợp thực tế trong nước, không hay xảy ra động đất như Nhật Bản mà thường là sạt lở, lũ quét ở các vùng địa hình hiểm trở.

“Tính cần thiết và khả thi của SkyHelper rất rõ ràng. Nếu được đầu tư kỹ lưỡng trong 6-12 tháng tới, sản phẩm sẽ tối ưu hơn, nhưng để thương mại hóa vẫn là con đường dài”, thầy Hưng nhận định.





Máy bay không người lái gồm ăng-ten định vị phía trên, bộ xử lý thông tin gắn ở đuôi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Máy bay không người lái gồm ăng-ten định vị phía trên, bộ xử lý thông tin gắn ở đuôi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kiệt cho biết trong quý II năm nay, SkyHelper sẽ được bổ sung camera tầm nhiệt và ăng-ten khuếch đại sóng để tăng độ chính xác và tính ổn định của đường truyền. Nhóm cũng nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, rồi kêu gọi tài trợ, thương mại hóa sản phẩm.

Gần hai năm lên ý tưởng và chế tạo, Hoàng thấy ngoài có thêm kiến thức về công nghệ thông tin còn học được cách quản lý thời gian, làm việc nhóm để đạt hiệu quả tốt nhất.

“Quá trình nghiên cứu vất vả, nhưng mình thấy xứng đáng. Hy vọng Sky Helper sẽ sớm được ứng dụng, hữu ích trong công tác cứu hộ, cứu nạn”, Hoàng nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Cơ hội cho sinh viên PTIT tiếp cận tri thức bằng phương pháp học tập mới

Trong khuôn khổ lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 vừa được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT tổ chức ngày 16/9 tại Hà Nội, ‘Khoa Hội tụ ảo PTIT VCC’ - dự án liên kết đào tạo trực tuyến giữa Học viện với Đại học Chung Ang (Hàn Quốc) đã được khai trương, đi vào vận hành chính thức. Theo quyết định thành lập được công bố tại sự kiện, ‘Khoa Hội...

Đổi thói quen và rèn kỹ năng mới để thành lực lượng chính chuyển đổi số đất nước

‘Dấn thân’ vào những không gian phát triển mới Ngày 16/9, thầy và trò tại cơ sở đào tạo Hà Nội của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT, cơ sở đào tạo đại học duy nhất trực thuộc Bộ TT&TT, đã khai giảng năm học mới 2024 – 2025. Trao đổi với thầy và trò Học viện, Tiến sĩ Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện...

Ericsson và PTIT hợp tác trang bị kiến thức 5G cho sinh viên Việt Nam

Ericsson (NASDAQ: ERIC), tập đoàn cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu thế giới, và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm trang bị cho sinh viên Việt Nam kỹ năng và kiến thức cần thiết để tham gia và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia với công nghệ 5G và các công nghệ số tiên tiến khác. ...

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ra mắt khoa Trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Khoa Trí tuệ nhân tạo (AI) được Học viện thành lập trên cơ sở tối ưu các nguồn lực ưu tiên cho ngành đào tạo mũi nhọn này, với 7 nhân sự ban đầu gồm: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Cường làm Trưởng khoa kiêm Trưởng bộ môn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa

Ngày 9-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, truyền đạt ý kiến của phó thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có "dị vật".Văn bản của Văn...

Cùng chuyên mục

Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường học

 Hơn 400 học sinh, sinh viên đến từ ngành Tâm lí học và các ngành khác của Đại...

15 khoản thu trong một phiếu thu: Yêu cầu Trường tiểu học Lương Thế Vinh chấn chỉnh thu chi

Lấy ý kiến cha mẹ học sinh về môn học ngoài giờ chính khóaĐồng thời, văn bản yêu cầu trường sắp xếp thời gian học bơi cho học sinh phù hợp, không tổ chức vào giờ ra chơi, yêu cầu lấy ý kiến cha mẹ học sinh để có thể tổ chức sau giờ chính khóa. Nhà trường cũng phải hoàn trả...

Phụ nữ Cảnh sát biển trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, ngày 10/10, Liên hội phụ nữ cơ quan Bộ tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trao học bổng...

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh ‘thắp lửa’ tình yêu Thủ đô

Triển lãm là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc do chính các em học sinh từ khối 1 đến khối 9 sáng tạo nên. Không gian triển lãm tràn ngập sắc màu với hơn 500 tranh vẽ, 20 mô hình, gần 20 clip và 100 bức ảnh, tất cả đều được các "họa sĩ nhí" Ngôi Sao Hà Nội thể hiện bằng cả tâm huyết và tình yêu với Thủ đô. Nổi bật giữa không...

Mới nhất

MC Diệp Chi VTV diễn xuất thế nào trong dự án tốn kém nhất sự nghiệp Lân Nhã?

Dự án kéo dài từ đây đến năm 2025, có mức đầu tư và quy mô lớn nhất sự nghiệp Lân Nhã. Anh nói nhờ hát nhạc xưa mà được khán giả biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, ở chuỗi sản phẩm này, anh muốn thể hiện những bài mới - điều mình ấp ủ từ lâu.  Mở đầu dự...

Trục vớt, hủy nổ quả bom cạnh mép sông ở Hà Tĩnh

10/10/2024 | 22:00 TPO - Quả bom do Mỹ sản xuất, có trọng lượng khoảng 250-300kg được phát hiện cạnh mép sông Ngàn Mọ ở Hà...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh liên quan đến nhiều nội dung như: thực hiện thủ tục đất đai đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát tiêu chí quy định về rừng...

Mới nhất