Trang chủNewsThế giớiTự lực cánh sinh về vũ khí - lối thoát cho Ukraine...

Tự lực cánh sinh về vũ khí – lối thoát cho Ukraine giữa chiến sự


Ukraine không sản xuất vũ khí nào trước khi chiến sự với Nga xảy ra, còn giờ ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang bùng nổ.

Các nhà máy Ukraine đang gấp rút chế tạo đạn pháo, đạn cối, phương tiện quân sự, tên lửa và những vật tư quân sự thiết yếu khác cho chiến sự. Trong cuộc họp chính phủ Ukraine hồi tháng 1, Thủ tướng Denys Shmyhal tuyên bố sản lượng công nghiệp quốc phòng của nước này năm 2023 tăng ba lần so với trước chiến sự và dự kiến tăng gấp 6 lần năm nay.

Sản xuất vũ khí trong nước của Ukraine chưa đủ để bù đắp nguồn viện trợ đang chững lại từ phương Tây, nhưng chúng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đối với một số khí tài quan trọng như phương tiện không người lái, Ukraine đã sản xuất và đáp ứng tới 90% những gì quân đội nước này cần, theo Bộ trưởng Chuyển đổi số Mykhailo Fedorov.

Trong số này có máy bay không người lái (UAV) tầm xa từng tập kích các cơ sở dầu khí nằm sâu trong lãnh thổ Nga, cùng xuồng tự sát gây thiệt hại không nhỏ cho Hạm đội Biển Đen.





Binh sĩ Ukraine lắp drone tại vị trí đóng quân ở tỉnh Donetsk ngày 3/2. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine lắp drone tại vị trí đóng quân ở tỉnh Donetsk ngày 3/2. Ảnh: Reuters

Ukraine đang tự chế tạo súng cối cùng đạn pháo 122 mm, 152 mm theo chuẩn Liên Xô. Các công ty nước này cũng đang tìm cách đáp ứng nhu cầu đạn pháo 155 mm chuẩn NATO, vốn dùng cho những khẩu pháo mà phương Tây viện trợ. Tuy nhiên, dây chuyền đạn pháo 155 mm của Ukraine khó lòng bắt đầu hoạt động vào nửa đầu năm nay.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nhận định sản xuất trong nước là chìa khóa để Ukraine duy trì năng lực quốc phòng. “Đây là lối thoát”, ông Zelensky nói khi đề cập về kỳ vọng phát triển toàn diện ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine nhằm chấm dứt chiến sự.

Sau khi Liên Xô tan rã, ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine gần như sụp đổ. Quản lý yếu kém và tình trạng tham nhũng, cùng thực tế khách hàng chủ chốt của họ là Nga, khiến Ukraine giờ phải nhập khẩu mọi thứ, từ đạn cho tới tiêm kích.

Trải qua hai năm chiến sự với Nga, quân đội Ukraine nhận ra nguồn dự trữ đã cạn kiệt và họ đang cần mọi thứ, từ đạn súng bộ binh cho tới vũ khí phức tạp như tên lửa tầm xa, tiêm kích và oanh tạc cơ. Đây được coi là động lực để nước này thúc đẩy ngành sản xuất vũ khí nội địa.

Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin cho biết Ukraine đã triển khai tên lửa tự chế tạo với tầm bắn khoảng 640 km. Nước này cũng đang phát triển các tổ hợp phòng không và tên lửa với độ chính xác cao, tương tự loại dùng cho tổ hợp HIMARS của Mỹ.

Tuy nhiên, Ukraine còn lâu mới tự sản xuất được các hệ thống công nghệ cao để đẩy lùi lực lượng Nga. Maksym Polyvianyi, phó tổng giám đốc Ukraine Amor, hãng vũ khí tư nhân lớn nhất nước này, nhận định “phải mất nhiều thập kỷ để xây dựng và làm chủ cơ sở sản xuất những tổ hợp như vậy”.

Các đơn vị Ukraine phải rút khỏi nhiều phòng tuyến khi đối mặt tình trạng thiếu đạn pháo, đạn vũ khí cá nhân và thậm chí cả nhân lực. Tình hình chiến trường có thể ngày càng tồi tệ hơn cho Ukraine. Tình báo Mỹ nhận định Ukraine có thể cạn tên lửa phòng không vào cuối tháng này.

Trong lúc Nhà Trắng tìm cách để dự luật viện trợ hơn 60 tỷ USD cho Ukraine được thông qua, một số tia hy vọng lóe lên cho Kiev. Liên minh châu Âu (EU) tuần trước duyệt gói viện trợ quân sự 5 tỷ USD cho Ukraine, Mỹ thông báo sẽ chuyển lô vũ khí 300 triệu USD và một phần trong 800.000 quả đạn mà Czech săn tìm có thể được giao vào những tuần tới.





Công nhân Ukraine chế tạo bộ phận cho phương tiện quân sự tại phân xưởng của Ukraine Amor. Ảnh: NPR

Công nhân Ukraine chế tạo bộ phận cho phương tiện quân sự tại phân xưởng của Ukraine Amor. Ảnh: NPR

Tuy nhiên, tất cả những khoản viện trợ và lô hàng nói trên không thể đáp ứng được nhu cầu của Ukraine. Thêm vào đó, loạt hạn chế từ thiếu nguồn tài chính đến nguồn cung thuốc nổ đang ngăn cản nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí nội địa của nước này.

Ukraine dành phần lớn hỗ trợ tài chính của phương Tây trang trải chi phí quân sự, do đó hạn chế khả năng phân bổ vốn đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng. Các quan chức Ukraine nói nước này dự kiến chi 5 tỷ USD cho sản xuất vũ khí trong nước, song số tiền đó không đủ.

Ngay cả khi có tiền, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine vẫn chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu thuốc nổ trên toàn thế giới. Tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, nhu cầu quốc tế tăng mạnh vì các cuộc xung đột Nga – Ukraine, Israel – Hamas làm cạn nguồn cung thuốc nổ và thuốc phóng rocket. Tình trạng này khiến các cơ sở quốc phòng Ukraine nhiều lần phải dừng sản xuất.

Các nhà thầu quốc phòng Ukraine cho biết phương án mua sắm của chính phủ nước này cũng cản trở hoạt động sản xuất, khi các bộ ký hợp đồng riêng rẽ mà không có hệ thống phối hợp với nhau.

Artem Viunnyk, lãnh đạo một công ty Ukraine sản xuất drone chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, cho biết “câu hỏi ngớ ngẩn nhất chúng tôi nhận được từ giới chức là các vị có thể chế tạo được bao nhiêu chiếc trong tháng này, họ phải hiểu hoạt động sản xuất không diễn ra như thế”.

Trước chiến sự, công ty của Viunnyk chế tạo 100 drone mỗi năm, còn giờ họ nhận đơn đặt hàng tới 150 chiếc mỗi tháng. Tuy nhiên, hợp đồng với số lượng lớn đòi hỏi công ty này lập kế hoạch mua vật liệu trong nhiều tháng.

Viunnyk trả lời các quan chức Ukraine rằng công ty của ông không thể lập tức tăng sản lượng, nhưng có thể mở rộng quy mô sản xuất vào năm 2025 nếu chuẩn bị từ trước. “Chúng tôi có thể làm điều đó, nhưng ngay lúc này các vị hãy cho tôi biết các vị có cần thêm sản phẩm hay không”, Viunnyk nói.





Lính Ukraine cạnh một bệ phóng rocket nội địa gần chiến tuyến ở tỉnh Zaporizhzhia tháng 9/2023. Ảnh: Reuters

Lính Ukraine cạnh một bệ phóng rocket nội địa gần chiến tuyến ở tỉnh Zaporizhzhia tháng 9/2023. Ảnh: Reuters

Các quan chức cho biết họ đang hợp lý hóa quy trình mua sắm vũ khí trong nỗ lực do Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine chủ trì.

Ukraine đang hợp tác với một số công ty quốc phòng của Đức, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Một công ty Đức tháng trước đồng ý liên doanh với Ukraine để chế tạo đạn và liều phóng cho pháo 155 mm.

Tuy nhiên, khi Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí trong nước, Nga đẩy mạnh tập kích nhằm vào các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của họ. Ukraine tuyên bố chặn phần lớn tên lửa và UAV Nga, song một số đã đánh trúng mục tiêu.

Polyvianyi cho biết Ukraine Armor và một số công ty quốc phòng khác đã chuyển một phần dây chuyền ra nước ngoài. Các công ty Ukraine cũng chia nhỏ công đoạn sản xuất và đặt phân xưởng ở nhiều nơi, một số nằm dưới lòng đất. Tất cả điều này khiến sản lượng vũ khí nội địa sụt giảm.

Viunnyk nói công ty của ông chuyển một phần hoạt động sản xuất ở Kiev sang thành phố Lviv ở miền tây. Khi Lviv đối mặt với nguy cơ tập kích, Viunnyk lại phải chia nhỏ tiếp cơ sở ở thành phố. “Điều này làm giảm hiệu quả của chúng tôi”, Viunnyk thừa nhận. “Nhưng chúng tôi phải làm điều này, nếu không rắc rối lớn sẽ ập xuống”.

Nguyễn Tiến (Theo WP, AFP, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Long An phấn đấu đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội

Giải quyết nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân được tỉnh Long An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu cao về nhà ở Theo Ban Quản lý khu kinh tế Long An, toàn tỉnh hiện có 36 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích được...

Thành lập mới doanh nghiệp chỉ với giá 0 đồng

Với các gói hỗ trợ chữ ký số công cộng, hoá đơn điện tử, con dấu…được triển khai, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có cơ hội không mất chi phí khi thành lập doanh nghiệp mới trong năm 2024. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, Công ty TNHH FPT IS hiện nay đang...

Dòng vốn ngoại đang quay lại với chứng khoán Việt

Trên thị trường chứng khoán, những phiên mua ròng tích cực ở các cổ phiếu lớn gần đây cho thấy tín hiệu cổ phiếu Việt đang thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại. Cổ phiếu lớn hút nhà đầu tư ngoại Ngoại trừ mua ròng hơn nghìn tỷ đồng trong tháng đầu năm, thì từ tháng 2/2024 đến nay, khối ngoại luôn duy...

Bộ GDĐT kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại TPHCM

Nhiều ưu điểm vượt trội Tại buổi kiểm tra, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), Phó Trưởng đoàn thường trực thông tin, trong ngày 9 và 10/10, đoàn đã làm việc tại Phòng GDĐT TP Thủ Đức và Phòng GDĐT Quận 5. Tại mỗi đơn vị, đoàn làm việc với 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 Trường THCS và 1 Trường THPT và 1 Trung tâm Giáo dục...

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch

Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh nhạy của ekip bác sĩ, tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân được kiểm soát, các chỉ số sinh tồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Cùng chuyên mục

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.

Mỹ tăng “đòn” lên phe bán quân sự, Ai Cập “kêu oan” vì bị đổ tội không kích

Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.

Mới nhất

Điện Kremlin xác nhận ông Trump từng gửi thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng ông Donald Trump từng gửi thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Nga, song cựu Tổng thống Mỹ phủ nhận tin này.   Hãng AFP ngày 10.10 đưa tin ông Peskov cho biết các thiết bị xét nghiệm trong giai đoạn đầu Covid-19 thiếu hiệu quả và không đủ nguồn cung, do đó các quốc...

Bộ Y tế yêu cầu Lào Cai điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Ngày 10/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Cao đẳng Lào Cai (địa chỉ: đường M9, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cao, tỉnh Lào Cai), trong đó có khoảng 50 sinh...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sử dụng đất hơn 10.800 ha đất

TPO - Ông Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết, hiện nay Trung ương Đảng đã cho chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 10.800 ha. Những dự án này sẽ làm tăng nhu...

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Giá điện điều chỉnh như giá xăng, EVN sẽ thoát thua lỗ?

Bộ Công Thương vừa công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 21.821...

Mới nhất