Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDu lịch cộng đồng "khoác áo mới" cho huyện biên giới Mèo...

Du lịch cộng đồng “khoác áo mới” cho huyện biên giới Mèo Vạc



Từng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang với số hộ nghèo chiếm tới 60%, những năm gần đây, nhờ áp dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, đời sống người dân Mèo Vạc đã đổi thay rõ nét.

Dù mới tháng Ba nhưng tới thời điểm này, Mèo Vạc đã đón một lượng lớn du khách, cả nội địa lẫn quốc tế ghé thăm các điểm đến du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pí Lèng, hẻm vực Tu Sản, sông Nho Quế, chợ tình Khâu Vai… Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm, lượng du khách đến với huyện rẻo cao của tỉnh Hà Giang đã tăng 180% so với cùng kỳ.

Những ngày này, nhiều nẻo đường dẫn đến các làng văn hóa dân tộc của huyện Mèo Vạc luôn chật kín những đoàn xe du lịch lớn nhỏ. Lượng du khách đổ về nơi đây mỗi dịp cuối tuần lên tới hàng trăm người, nhiều người phải đặt trước khá lâu mới có chỗ.

Du lịch cộng đồng 'thay áo mới' cho bộ mặt nông thôn Hà Giang
Một góc dòng sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Hồng Châu)

Sức hút từ mô hình du lịch cộng đồng

Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhiều địa phương, trong đó có huyện Mèo Vạc bắt đầu nghiên cứu triển khai mô hình du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống kinh tế – xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

Hiện huyện Mèo Vạc có 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng: Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Giấy (thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà), Làng văn hóa du lịch dân tộc Tày (xã Niêm Sơn), Làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng (thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai).

Nằm yên bình dưới chân đèo Mã Pí Lèng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc) tựa như một bông hoa rực rỡ với cảnh sắc thơ mộng ở nơi địa đầu Tổ quốc. Là nơi sinh sống của 26 hộ dân tộc người Mông với không gian đậm đà bản sắc văn hóa, từ năm 2019, làng chính thức được cấp phép kinh doanh dịch vụ homestay, triển khai hoạt động đón khách du lịch.

Ông Thò Mí Pó – Trưởng thôn Pả Vi Hạ cho biết, trước khi có mô hình du lịch cộng đồng, người Mông ở đây chủ yếu trồng ngô, chăn nuôi gia súc nhỏ, đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, thường xuyên thiếu nước và điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.

Du lịch cộng đồng 'thay áo mới' cho bộ mặt nông thôn Hà Giang
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi). (Ảnh: Hồng Châu)

“Ban đầu khi vận động người dân cùng tham gia triển khai mô hình làng du lịch cộng đồng, chính quyền xã và thôn gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn là đồng bào người dân tộc thiểu số, hiểu biết còn hạn chế. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì thuyết phục để bà con thấy rõ được lợi ích của mô hình, nhiều người đã đồng ý quyết tâm chung tay cùng chính quyền xây dựng”, ông Pó thông tin.

Theo chồng lên Mèo Vạc sinh sống cách đây 15 năm, nhận thấy lượng khách du lịch đến với Hà Giang gia tăng đáng kể, chị Hoàng Thị Hiên, chủ Pả Vi Homestay đã bàn với gia đình tham gia đầu tư và kinh doanh homestay tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi).

Do chi phí đầu tư xây dựng khá lớn, gia đình thời gian đầu cũng có lúc đắn đo, lưỡng lự nhưng nhìn thấy những tiềm năng và triển vọng của mô hình này, gia đình chị Hiên đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để triển khai. Sau vài năm làm homestay, đời sống của gia đình chị Hiên đã được nâng cao rõ rệt, thu nhập hàng tháng lên tới 30-40 triệu đồng, gấp nhiều lần so với hoạt động nông nghiệp trước kia. Không chỉ cải thiện đời sống gia đình, homestay của chị Hiên còn góp phần tạo công ăn việc làm cho các lao động trẻ người địa phương. Hiện homestay có 3-5 lao động thường xuyên và thời vụ, thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng/người.

“Khi mới đi vào hoạt động, các hộ dân kinh doanh homestay đều khá bỡ ngỡ, từ vận hành cơ sở vật chất cho đến làm dịch vụ. Tuy nhiên, được sự tư vấn, góp ý của chính quyền huyện, người dân… chúng tôi dần hoàn thiện để bảo đảm tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Kết thúc 2 năm Covid-19, homestay của chúng tôi đón lượng khách khá ổn định và gia tăng hàng năm. Trung bình mỗi ngày Pả Vi Homestay đón khoảng hơn 20 lượt khách, đặc biệt tăng mạnh vào dịp cuối tuần. Vào những dịp lễ, du khách nếu không đặt trước thì sẽ không có phòng”, chị Hiên cho hay.

Cũng theo chị Hiên, kể từ khi huyện Mèo Vạc đưa vào triển khai rộng rãi mô hình du lịch cộng đồng, các chủ homestay thường xuyên được chính quyền xã, huyện tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, buồng phòng lễ tân; tham quan học tập kinh nghiệm các điểm du lịch cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành như Hòa Bình, Sơn La, Mộc Châu…

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc
Chị Hoàng Thị Hiên, chủ Pả Vi Homestay tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông. (Ảnh: Hồng Châu)

Nhanh chóng nắm bắt công nghệ và sự phổ biến của mạng xã hội, đặc biệt là thông qua các ứng dụng đặt phòng du lịch phổ biến như Agoda, Booking… nhiều chủ homestay trong làng tiếp cận dễ dàng hơn với lượng khách quốc tế, đặc biệt là khách nội địa là giới trẻ thích khám phá văn hóa bản địa và cảnh sắc vùng cao.

Hà Thu Thảo (24 tuổi, Hà Nội) đã quyết định lựa chọn Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thay vì đặt phòng tại một khách sạn ở thị trấn Mèo Vạc vì muốn được trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc nơi đây.

“Trong 3 ngày lưu trú tại đây em đã có những kỷ niệm rất đáng nhớ khi được thưởng thức các món ăn dân tộc đặc sắc; tham gia những trò chơi dân gian như ném pao, đá cầu, bập bênh, đánh đu…; hòa mình vào những bài hát dân ca của người Mông”, Thảo hào hứng chia sẻ.

Gắn bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển bền vững

Trao đổi với TG&VN, ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, huyện Mèo Vạc gồm 18 xã, thị trấn với 199 thôn, tổ dân phố, 17 dân tộc cùng chung sống, hơn 17.200 hộ dân, trong đó cộng đồng dân tộc Mông chiếm 78%. Là một trong 4 huyện nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu, công viên đá Đồng Văn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, Mèo Vạc xác định bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống cũng như phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

“Sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, trong 2 năm 2022-2023, lượng khách du lịch đến Mèo Vạc tăng đột biến, đặc biệt trong dịp đầu năm 2024. Đến nay, Mèo Vạc đã đón trên 300.000 lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Mèo Vạc định hướng phát triển du lịch nhưng gắn với bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển bền vững, thân thiện về cảnh quan, quản lý chặt chẽ để không bị phá vỡ quy hoạch”, ông Cường khẳng định.

Theo ông Ngô Mạnh Cường, mỗi làng văn hóa du lịch của từng dân tộc lại có bản sắc văn hóa, từ trang phục đến món ăn với những đặc sắc riêng biệt. Việc triển khai các mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng đã mang lại giá trị kinh tế, tạo công văn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo bền vững cho huyện Mèo Vạc.

Thời gian tới, trên cơ sở thành công của mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại xã Pả Vi, tới đây, huyện sẽ đẩy mạnh xây dựng một làng du lịch văn hóa cộng đồng của người Lô Lô ngay chính tại thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc để thu hút thêm khách du lịch.

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc
Ông Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc trao đổi với báo chí. (Ảnh: Giáng Hương)

“Người Lô Lô có những bản sắc rất riêng, không ở đâu có. Ngoài trang phục rất đẹp mắt, người Lô Lô còn lao động chăm chỉ, hát hay, múa dẻo… Cái gì họ cũng làm tốt. Người Lô Lô là một trong 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, cần phải bảo tồn. Khi quy hoạch xây dựng làng văn hóa của người Lô Lô, chúng tôi cũng sẽ rất chú trọng đến việc thể hiện bản sắc văn hóa của họ. Quy hoạch như vậy để cơ sở hạ tầng tốt hơn, đón được nhiều khách cùng lúc và các phương tiện có thể di chuyển dễ dàng”, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc nhấn mạnh.

Bên cạnh bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, để tăng sức hút và uy tín cho du lịch Mèo Vạc nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung, chính quyền huyện cũng xác định đến với Mèo Vạc là đến với du lịch xanh, du lịch thân thiện, hạn chế và xử lý nghiêm những trường hợp du lịch chặt chém, gây phản cảm cho du khách.

“Kết hợp cùng lực lượng công an, UBND huyện, xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh những nhà hàng, cơ sở lưu trú có biểu hiện chặt chém, tăng giá bất thường, đặc biệt là các dịp lễ, tết, mục tiêu chung là tạo ấn tượng tốt nhất cho du khách khi đến với Mèo Vạc, Hà Giang”, ông Cường thông tin.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và đồng lòng của chính quyền và người dân trong việc phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng, thời gian tới, huyện Mèo Vạc kỳ vọng sẽ khoác thêm nhiều “tấm áo mới”, trở thành một địa chỉ đỏ về du lịch không chỉ của tỉnh Hà Giang mà còn trên cả nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

tạo sinh kế cho người dân từ du lịch cộng đồng

Kinhtedothi – Những năm gần đây, các mô hình làm du lịch cộng đồng đã tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hòa Bình, góp phần phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu. Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của Trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Thái Bình hồi sinh làng nghề dệt đũi Nam Cao gắn với du lịch cộng đồng

Năm 2024, làng nghề đón gần 30.000 khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, trải nghiệm - một con số chưa từng có ở làng nghề có tuổi đời 400 năm này, trong đó có khoảng 10.000 khách quốc tế. Hứng thú cùng bạn bè trải nghiệm tại làng nghề dệt đũi Nam Cao vào ngày cuối tuần, em Nguyễn Linh Chi, học sinh lớp 6 trường liên cấp The...

Làng muối Sa Huỳnh và hướng đi phát triển du lịch cộng đồng

Làng nghề lâu đời Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) không chỉ được biết đến với những di tích khảo cổ học quan trọng hay bãi biển cát vàng quanh năm rì rào sóng vỗ, mà còn nổi tiếng với cánh đồng muối bát ngát nằm dọc theo QL1A (thuộc phường Phổ Thạnh), cách trung tâm TP Quảng Ngãi khoảng 60km về phía Nam. Cánh đồng muối Sa Huỳnh được xem là vựa muối...

Làn gió mới từ du lịch nông thôn ở Quảng Ngãi

Từ cách người dân làm du lịch... Đến với miền quê Bình Thành (xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành) điều dễ nhìn ra là hình ảnh ngõ nhỏ, đường làng sạch sẽ hay những vườn cây ăn trái sai quả, khí hậu trong lành và con người thân thiện. Bức tranh quê hương tươi đẹp cứ thế đã “ăn sâu” vào cách làm du lịch của chính người dân địa phương nơi đây. Cứ vào dịp cuối...

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Tiềm năng chờ được khai phá Theo khảo sát của ngành văn hóa Quảng Ngãi, tỉnh này là nơi hội tụ cộng cư của đông đảo các dân tộc thiểu số (DTTS) gồm Hrê, Cor, Ca Dong, Hoa, Mường, Tày, Thái… với khoảng 187.090 người, chiếm 13,32% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc này có địa bàn cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây tỉnh như Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt - người được cho là sẽ mua lại TikTok sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái...

Bài đọc nhiều

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Cụ ông lấy bằng tiến sĩ Toán học ở tuổi 85

Ở tuổi 85, kỹ sư người Mỹ gốc Ấn Độ Ramesh Sharma vừa nhận tấm bằng tiến sĩ từ Đại học Texas ở Arlington (UTA) trong khuôn khổ lễ tốt nghiệp của trường khoa học. ...

Cùng chuyên mục

Những điểm tham quan, du lịch quanh 14 nhà ga của tuyến metro số 1 TPHCM

TPO - Ban An toàn Giao thông TPHCM và Ban quản lý Đường sắt Đô thị TP (MAUR) vừa phát hành Cẩm nang sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Trong đó, cơ quan chức năng đã gợi ý nhiều địa điểm tham quan, du lịch dọc các nhà ga của tuyến. TPO - Ban An toàn Giao thông TPHCM và Ban quản lý Đường sắt Đô thị TP (MAUR)...

“Em gái mưa” của chồng thường xuyên đến nhà tôi ăn cơm, mua sắm cùng mẹ chồng

Chồng tôi có một cô "em gái mưa" thích anh từ ngày còn học đại học, mãi không chịu lấy chồng, suốt ngày qua nhà tôi ăn uống, đi mua sắm cùng mẹ chồng tôi, đôi lần tôi nghe được cô ta nói xấu, tìm cách chia rẽ mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng. ...

Rực rỡ mùa lễ hội cuối năm

Tháng cuối năm là thời điểm các nước tổ chức nhiều lễ hội hấp dẫn với những hoạt động đa dạng, đánh dấu thời điểm bước sang năm mới.

Cùng gần 3.000 chiến sĩ và nghệ sĩ ngược dòng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Gần 3.000 chiến sĩ, nghệ sĩ góp mặt trong Chương trình nghệ thuật Con đường lịch sử - một trong những điểm nhấn trong loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tối nay 21/12.

Họa sĩ nhí Đức Long mở triển lãm tranh xây lớp học cho Điện Biên

(CLO) Ngày 21/12, tại Hà Nội, Ban tổ chức triển lãm tranh GODS AND DEMONS và gia đình họa sĩ nhí Đức Long đã tổ chức khai mạc triển lãm "Thần Linh và Ác quỷ", với mục đích gây quỹ ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn vùng cao Tây Bắc....

Mới nhất

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III, Bộ Tham mưu, Quân khu 5 (20/12/1994 - 20/12/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn...

Sẵn sàng cho lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia

Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 sẽ diễn ra vào tối 22/12 tới. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên chuẩn bị sẵn sàng các công tác cần thiết cho buổi lễ. ...

Sinh viên nghiên cứu bộ khớp đa năng cho người “cánh cụt”

(NLĐO) – Câu chuyện về chàng sinh viên "cánh cụt" và hành trình mang bộ khớp đa năng đến những người khuyết tật khiến nhiều người xúc...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc.Tìm hiểu 16 di sản Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi Vật thể...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. ...

Mới nhất