Trang chủNewsNhân quyềnHuy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên...

Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước


Tham dự Hội thảo có Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Thị Kim Nhung, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học.

img_9214.jpg
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiển phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, để chuẩn bị thông tin tham khảo phục vụ cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận, góp ý các quy định của Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

img_9220.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Dự thảo 5 Luật Tài nguyên nước với 10 Chương với 88 Điều đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức góp ý và cơ bản bao trùm được các vấn đề quản lý nhà nước đối với Tài nguyên nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đòi hỏi cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát nhằm hoàn thiện Dự thảo luật đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.

Làm rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Theo GS. TS. Vũ Minh Cát, Trường Đại học Thủy lợi, tại điều 79, khoản 2, Luật Tài nguyên nước sửa đổi quy định: Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước.

z4173136086334_41973477e0788987dde028b55d6558ce.jpg
GS. TS. Vũ Minh Cát, Trường Đại học Thủy lợi phát biểu tại Hội thảo

Trong khi tại Điều 56, Khoản 2, Luật Thủy lợi 2017 quy định trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi với đầy đủ các nội dung từ quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển thủy lợi và cấp phép sử dụng. Hơn nữa, theo nội dung của Điều 56 Luật Thủy lợi thì việc quản lý nhà nước về thủy lợi cũng bao gồm những nhiệm vụ mà Điều 79 của Luật Tài nguyên nước sửa đổi đã nêu và dường như phạm vi bao trùm cả Luật Thủy lợi.

Cùng nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý nhà nước các hồ chứa thủy điện; Bộ Xây dựng quản lý nước cho đô thị, Bộ Giao thông quản lý hoạt động của các phương tiện thủy trên sông, …

Vì vậy, GS.TS Vũ Minh Cát đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét một cách đầy đủ, làm rõ, phân định cụ thể chức năng quản lý nhà nước của mỗi Bộ, ngành trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để tránh chồng chéo dẫn tới giảm hiệu quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành.

Bên cạnh đó, theo GS. TS. Vũ Minh Cát, việc quản lý theo lưu vực sông hay quản lý theo hệ thống công trình thủy lợi là phương thức quản lý theo hướng tiếp cận hiện đại của thế giới hiện nay vì nguồn nước hình thành trọn vẹn trên một lưu vực sông nên việc đánh giá về số lượng và chất lượng sẽ chính xác và đầy đủ nhất theo phạm vi khép kín đó.

Phạm vi không gian của lưu vực sông không trùng khớp với địa giới hành chính của các tỉnh. Thông thường chiến lược phát triển kinh tế xã hội được xây dựng theo tỉnh và nhu cầu nước và các vấn đề liên quan tới quy hoach, điều tra, khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển cho các tỉnh cũng khác nhau do cơ cấu của các loại hình và hoạt động kinh tế đặc thù của tỉnh. Nếu như không có sự thống nhất quản lý theo lưu vực sông, sẽ xảy ra mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng nước giữa các tỉnh. Chính vì vậy, PGS.TS Vũ Minh Cát cho rằng, vấn đề thành lập các ban quan lý lưu vực sông là một trong các nhiệm vụ cấp thiết cần được xem xét đưa vào dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Hoàn thiện quy định về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tuần hoàn tài nguyên nước

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cho rằng, để hoàn thiện quy định về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tuần hoàn tài nguyên nước phải làm rõ 3 cụm từ “ sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước”, “ Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước” và “Sử dụng tuần hoàn tài nguyên nước” để đảm bảo tính đầy đủ và áp dụng thực tiễn sát thực.

110320231105-z4173099047616_6c08c1a04fbf7aae9429117587c8328e.jpg
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Bên cạnh đó, trong quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có nội dung tuần hoàn nước, cũng như vậy đối với các quy định cho sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và sử dụng mục đích khác thiếu nội dung khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn và cơ chế ưu đãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh thể chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” về cơ bản do nhu cầu thị trường chi phối, hiệu quả tài nguyên nước là sự cân đối giữa cung và cầu về tài nguyên nước, tiết kiệm tài nguyên nước phụ thuộc vào công nghệ, còn tuần hoàn tài nguyên nước cũng phụ thuộc vào công nghệ và thị trường. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đề xuất cơ quan soạn thảo khi xây dựng, thiết kế các điều khoản của dự thảo Luật cần chú ý tới yếu tố này.

Đồng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, bà Hoàng Thị Thu Hương, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, một trong những vấn đề đã được đề cập đến trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và đang rất được quan tâm đó là bảo đảm an ninh nguồn nước và tuần hoàn tái sử dụng nước, thông qua cách tiếp cận về kinh tế tuần hoàn tài nguyên. Tuần hoàn tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng được khuyến khích trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực tuần hoàn tài nguyên nước chưa được đưa ra hoặc chưa đề cập sâu trong các dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cho đến hiện tại. Do vậy, dẫn đến nhiều rào cản trong việc áp dụng tái sử dụng nước trong các lĩnh vực khác nhau.

z4173130139382_a58a8bc052efed87d16153bcc11995fe.jpg
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Mặt khác, hoàn thiện thể chế chính sách thúc đẩy tuần hoàn tái sử dụng nước thải cũng là một trong những giải pháp cần tập trung nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước ở Việt Nam. Do đó, bà Hoàng Thị Thu Hương đề xuất ban soạn thảo cần đặt vấn đề tái sử dụng nước trong Luật sửa đổi, trong đó tại Mục 1 của Luật cần đưa ra định nghĩa về các khái niệm tái sử dụng nước, tuần hoàn nước, cải tạo nước, để từng bước hướng đến việc coi nước đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên nước. Bên cạnh việc sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả thì cũng cần có các nội dung về các biện pháp, các ưu đãi, phát triển khoa học công nghệ liên quan đến việc tuần hoàn tái sử dụng nước…

Quản lý, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và bền vững

Góp ý vào nội dung nêu tại Chương IV của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) về “Điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước“, PGS.TS. Hoàng Thu Hương, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, liên quan đến chế định quy định về điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, Luật Tài nguyên nước 2012 và dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã nêu khá đầy đủ.

Trong dự thảo đã đề cập đến việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại điều 43. Điều này đặt ra trong bối cảnh có nhiều vùng ở trong tình trạng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức. Trong Chương III của dự thảo về Bảo vệ nguồn nước có đề cập đến bảo vệ nguồn nước ngầm ở Điều 29. Ngưỡng khai thác nước dưới đất và Điều 33. Bảo vệ nguồn nước dưới đất vẫn tập trung vào các quy hoạch khai thác hợp lý. Hiện nay việc suy giảm mực nước dưới đất đã dẫn đến hệ quả là hạn chế nguồn bổ cập cho hệ thống nước mặt đặc biệt là các hồ ở vùng đô thị. Một trong những nguyên nhân quan trọng là việc bê tông hóa bề mặt đã ngăn cản bổ cập tự nhiên nước mưa, gây “hạn” trong long đất, sụt lún …

“Để duy trì khai thác nước dưới đất cần có điều khoản để bảo vệ việc bổ sung tự nhiên nước dưới đất, thu nước mưa trên bề mặt, hạn chế bê tông hóa hoàn toàn bề mặt, dẫn đến việc nước mưa không thể tiếp cận ngấm xuống mặt đất” – PGS.TS. Hoàng Thu Hương đề nghị.

z4173130104291_44aa7d6e114d60b3ca1cd3573b85fbe3.jpg
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý tại Hội thảo

Góp ý vào Chương V về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho rằng, tại Khoản 1, Điều 63: “Nhà nước đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình trữ nước, tìm kiếm nguồn nước để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước; xây mới, cải tạo, phục hồi các hồ, ao có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng chống ngập lụt”.

Trong thực tế, ngoài các hồ, ao có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng chống ngập nước còn có các công trình khác, như các công trình lỗ khoan, hố đào, kênh mương… thu gom nước mưa chống ngập úng ở các đô thị. Vì vậy, để phản ánh đầy đủ các công trình liên quan trong nội dung này, PGS.TS Nguyễn Văn Lâm đề xuất cơ quan soạn thảo nên bổ sung nội dung nhiễm mặn nguồn nước; xây mới, cải tạo, phục hồi các hồ chứa, ao và các công trình có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng chống ngập lụt.

Cùng với đó, hiện nay trong thực tế, ngoài việc khai thác nước dưới đất quá mức, không có quy hoạch hợp hợp lý còn có tình trạng khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản ở khu vực ven biển cũng gây tình trạng xâm nhập mặn nước dưới đất, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Văn Lâm đề xuất, tại Khoản 2, Điều 64 cần được điều chỉnh và bổ sung thêm việc thăm dò, khai thác nước dưới đất, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng, ven biển phải đảm bảo phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất.

110320231138-z4173216272606_67f296279071f94e293eb998eb57917e.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu kết luận Hội thảo

Kết luận Hội thảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, với vai trò là cơ quan chủ trì thẩm tra, trên tinh thần chuẩn bị “từ sớm, từ xa” Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ động tiếp cận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ngay từ đầu. Hiện nay, Dự thảo lần 5 là dự thảo chính thức sẽ được trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 21 (tháng 03/2023).

Nhấn mạnh đây là dự án Luật mang tính chuyên ngành, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cử tri, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn lưu ý, cơ quan soạn thảo bên cạnh việc tập trung vào 4 nhóm chính sách lớn đã được thông qua, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu các ý kiến góp ý liên quan đến: Phạm vi điều chỉnh; Áp dụng Luật Tài nguyên nước và các luật có liên quan; Quy hoạch tài nguyên nước; Quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước;…

Ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, đây sẽ là nguồn thông tin khoa học quý báu, giúp cho cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia Malaysia

Sáng 22/11/2024, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia Malaysia. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-trung-tam-du-lieu-quoc-gia-malaysia-20241122121905496.htm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (21/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 0,16% lên 2.189 điểm, nối dài chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp. Đáng chú ý, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức...

Tăng vài nghìn chuyến, giá vé máy bay Tết có hạ nhiệt?

Hơn 3.000 chuyến trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết nguyên đán 2025 vừa được Vietnam Airlines bổ sung, chưa kể các hãng bay khác cũng có kế hoạch tăng tải nên lượng cung ứng dồi dào. Liệu giá vé máy bay Tết Ất Tỵ có hạ nhiệt? Dù các hãng hàng không trong nước mở bán vé máy bay Tết khá sớm, khoảng từ giữa tháng 9, nhưng khảo sát của PV. VietNamNet cho thấy, giá...

Tái bản cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” của Mông Cổ tại Việt Nam

Ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông cổ (1954-2024), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết "Sông Thami trong xanh".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Về thuế suất quy định đối với mặt hàng nước...

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana. Đồng thời,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Quốc hội Campuchia quan tâm, ban hành các chính sách pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,...

Thủ tướng dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân dự lễ khánh thành tôn tạo và dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Santo Domingo. Thủ tướng khẳng...

chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Bộ trưởng cho biết,...

Bài đọc nhiều

Phụ huynh đang mất quá nhiều thời gian đưa đón con đi học

Vì lo tai nạn giao thông, sợ con bị bắt cóc và xâm hại… nhiều phụ huynh hàng ngày vẫn cần mẫn đưa đón con đến trường và tới các lớp học thêm mặc dù có trẻ đã 15-16 tuổi. Bạn định sẽ đưa, đón con đi học đến bao giờ?! Cậu bé 6 tuổi nghe tiếng gà gáy tự dậy nấu cơm mang đi họcNghệ An: Phản đối việc sáp nhập trường, hàng trăm phụ huynh không...

Đánh thức những tiềm năng, đưa miền Tây Nghệ An thoát nghèo

Trong những năm qua, mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống cho người dân miền Tây được tỉnh Nghệ An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của cả hệ thống chính trị. Nỗ lực hỗ trợ miền Tây thoát nghèoQua 12 năm thực hiện, có thể khẳng định rằng, công tác vận động ủng hộ, hỗ trợ các xã nghèo miền Tây là một chủ trương đầy tính nhân văn, đem...

Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Trẻ em là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng khí hậu.

Thanh Hóa hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng theo mức áp dụng mới. Ngày 21/11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký, ban hành Quyết định số 4581/QĐ-UBND ngày 18/11 về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Theo...

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ...

Cùng chuyên mục

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra...

Ngày 22/11, Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người" được tổ chức tại Hà Nội.

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Ngày 21/11, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Một trường học ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có thêm không gian học tập do DOVE Fund tài trợ

Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số 2809/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Xây dựng phòng học bộ môn Trường TH&THCS Triệu Giang” do Tổ chức The DOVE Fund (Hoa Kỳ) tài trợ với tổng vốn thực hiện gần 2,5 tỷ đồng. Theo quyết định được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt, dự án do Tổ chức The DOVE Fund (Hoa Kỳ) tài trợ có tổng vốn thực hiện gần 2,5 tỷ đồng,...

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ...

Thanh Hóa hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng theo mức áp dụng mới. Ngày 21/11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký, ban hành Quyết định số 4581/QĐ-UBND ngày 18/11 về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Theo...

Mới nhất

Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ

So với mức độ làm phát và giá nhà ở thương mại, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân nhìn nhận chưa bao giờ giá nhà ở xã hội trên thực tế lại rẻ như bây giờ. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờSo với mức...

DNP thu lời gần 700 tỷ đồng từ M&A hai nhà máy nước

DNP Water - một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức. DNP Water - một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các...

Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa

Ước tính, từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng rã 85.000 tỷ đồng trên HoSE, kỷ lục từ khi vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác nhân chính được cho là từ áp lực tỷ giá và thiếu hàng hóa mới chất lượng. Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá...

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định. ...

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. ...

Mới nhất