Khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, được ví như siêu thực phẩm và luôn nằm trong danh sách những món ăn kéo dài tuổi thọ.
Công dụng của khoai lang
1. Chống ung thư
Ăn khoai lang thường xuyên giúp duy trì mức axit folic bình thường trong cơ thể. Nếu hàm lượng axit folic quá thấp, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư đại trực tràng.
2. Bảo vệ tim
Khoai lang rất giàu kali, beta-carotene, axit folic, vitamin C và vitamin B6, tất cả đều giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học Nhật Bản cũng phát hiện ra rằng, khoai lang có chứa collagen và mucopolysaccharides, có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành.
3. Kiểm soát lượng đường huyết
Một nghiên cứu lâm sàng do Đại học Vienna ở Áo thực hiện cho thấy, sau khi uống chiết xuất từ khoai lang, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cải thiện mức insulin và kiểm soát được lượng đường trong máu.
4. Chống lão hóa
Khoai lang có chứa một chất tương tự như estrogen, có tác dụng nhất định trong việc bảo vệ làn da của con người và làm chậm quá trình lão hóa.
5. Giúp giảm cân
Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng, khoai lang là một thực phẩm giảm cân lý tưởng. Điều này là do nó ít chất béo, ít calo, đồng thời có thể ngăn chặn hiệu quả quá trình chuyển hóa carbohydrate thành chất béo trong cơ thể.
6. Nhuận tràng
Khoai lang còn chứa một lượng lớn chất xơ, có tác dụng kích thích đường ruột, nhuận tràng và giải độc, đặc biệt chữa táo bón ở người già.
Không nên ăn khoai lang với thực phẩm nào?
1. Đồ ngọt
Bản thân khoai lang có vị ngọt, đặc biệt là khoai lang mật, khi ăn cùng với những món ăn chứa nhiều đường vào lúc đói sẽ làm tăng tiết axit dịch vị. Khi Axit dịch vị quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược axit, dẫn tới ợ chua.
Khoai lang cũng chứa một chất oxy hóa, tạo ra một lượng lớn khí carbon dioxide trong đường tiêu hóa, dễ gây đầy bụng, nấc cụt và các triệu chứng khác.
2. Quả hồng
Quả hồng là thực phẩm đại kỵ với khoai lang, không nên ăn cùng lúc 2 thứ này, nếu có ăn nên cách ít nhất 5 tiếng hoặc lâu hơn. Vì nếu ăn cùng lúc, đường trong khoai lang lên men trong dạ dày sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, phản ứng với chất tanin và pectin trong hồng tạo kết tủa, đông lại gây khó tiêu và nhiều triệu chứng khác.
3. Cua
Khi ăn cua không nên ăn khoai lang cùng vì 2 thứ này nếu kết hợp cùng nhau có thể hình thành sỏi dạ dày.
4. Cà chua
Ăn khoai lang và cà chua cùng nhau dễ xảy ra các phản ứng hóa học gây bất lợi và có hại cho hệ tiêu hóa của con người. Không chỉ dễ bị sỏi mà còn có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
5. Bí đao
Việc kết hợp này có thể gây đầy bụng, đau bụng, ợ chua, buồn nôn, đặc biệt nếu thức ăn chưa chín hoàn toàn.
6. Chuối
Không thể ăn chung khoai lang và chuối vì rất dễ gây đầy bụng, kèm theo đó là tình trạng trào ngược axit. Ăn quá no sẽ khiến thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn dạ dày và gây ngộ độc mãn tính.
Chống chỉ định của khoai lang
– Vì tinh bột trong khoai lang rất khó tiêu hóa nếu không bị phá hủy ở nhiệt độ cao nên nó cần được nấu chín hoàn toàn.
– Khoai lang có chứa chất oxydase, dễ tạo ra một lượng lớn khí cacbonic trong đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến người bệnh bị đầy hơi, nấc cụt, xì hơi, vì thế chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
– Khoai lang chứa nhiều đường, ăn nhiều có thể kích thích tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, gây ợ chua. Sự co bóp của dạ dày được tăng cường do sự kích thích của axit dịch vị quá mức sẽ làm trào ngược lên thực quản và làm nôn ra nước axit.
– Ăn khoai lang khi bụng đói có khả năng bị trào ngược axit và ợ chua cao hơn. Vì bản thân khoai lang đã chứa lượng carbohydrate tương đối cao, có độ ngọt nhất định và làm tăng khả năng trào ngược.
– Khoai lang có nhiều đường, cơ thể không hấp thụ hết được một lúc, phần còn lại nằm trong ruột, dễ lên men, gây chướng bụng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, những người có vấn đề về tỳ vị, dạ dày, khó tiêu nên cẩn thận khi ăn khoai lang.