Giỗ Tổ Hùng Vương – Linh thiêng nguồn cội

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca ấy đã in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ nhiều đời nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành Di sản văn hóa chung của cả nhân loại. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng, đồng thời thêm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và tổ tiên.

Chú thích ảnh
<em>Tiết mục nghệ thuật chào mừng trong đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng và kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 của UNESCO Ảnh Trung KiênTTXVN<em>

Tín ngưỡng dân tộc độc đáo, trường tồn

Thờ cúng Hùng Vương có một tầm quan trọng trong tâm thức của người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy tổ, nguồn gốc – đó là “sợi chỉ đỏ” tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa – tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm với gia đình, làng xã và dân tộc. Với ý nghĩa đó, cộng đồng người Việt tự nguyện giữ gìn và phát triển Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969: “Từ lòng biết ơn đến tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên, gia đình, dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần ấy thành một đạo lý và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng thờ một Tổ tiên chung của toàn dân tộc: Các Vua Hùng”.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ vùng đất cổ Phú Thọ, rồi lan tỏa ra phạm vi cả nước. Việc thờ cúng Hùng Vương bắt đầu từ sự ra đời của các ngôi đền thờ Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh của những cư dân địa phương xung quanh khu vực Đền Hùng. Những ngôi đền như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ra đời gắn với quá trình phát triển của các làng xã dưới chân núi…

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng – tâm điểm của thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những hoạt động lễ – hội diễn ra trang nghiêm, thành kính tại các ngôi đền trên núi Hùng và các di tích thờ Hùng Vương ở trong tỉnh Phú Thọ, thu hút hàng triệu đồng bào cả nước, kiều bào tham gia dịp Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm.

Ngoài vùng Đất Tổ, để tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, các địa phương trong cả nước đều có điểm thờ Hùng Vương như tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang… Vào ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm, các tỉnh, thành phố đều tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm theo hướng dẫn chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một cách trang trọng, thành kính, thể hiện sự tri ân, công đức tổ tiên của thế hệ con cháu với công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Không chỉ trong nước mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng lập đền thờ các Vua Hùng như tại Califonia (Hoa Kỳ), Canada, Australia… hoặc các điểm thờ tự có đặt ban thờ, bài vị và tượng Hùng Vương để kiều bào cùng tổ chức lễ dâng hương, nhớ về nguồn cội, tổ tiên trong ngày Quốc lễ như ở Lào, Nga, Séc…

Có thể thấy, việc thờ cúng các Vua Hùng đã ăn sâu, lan tỏa rộng khắp, nơi đâu có người Việt sinh sống là có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – thờ các Vua Hùng. Những không gian Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ấy chính là sự hồi cố về quá khứ, về lịch sử, là những bằng chứng sinh động, đầy sức thuyết phục về sự bảo lưu và phát triển của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng người Việt.

Các di tích và địa điểm thờ tự Vua Hùng ở khắp nơi luôn được người Việt bảo tồn, gìn giữ và xây dựng chính là sự khẳng định giá trị tâm linh bền vững trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Đó chính là hành trang tinh thần vô giá của cả dân tộc trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, hiện nay, trên cả nước đã xây dựng 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức Giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây là một minh chứng khẳng định Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc; đồng thời cũng là dịp quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.

Ngày 6/12/2012, tại Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Liên chính phủ bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam cũng như tỉnh Phú Thọ.

Việc ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần vào việc công nhận tầm quan trọng của nghi lễ thờ cúng Tổ tiên ở nhiều nước khác, qua đó khuyến khích cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tương đồng trong tín ngưỡng của các dân tộc trên thế giới, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng bản sắc của văn hóa của người Việt.

Điểm hội tụ tâm linh và tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt. Đây là điểm hội tụ tâm linh, hội tụ bản sắc văn hóa độc đáo và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng sâu sắc. Các hoạt động phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh gắn kết chặt chẽ với du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ.

Theo Ban Tổ chức, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 có nhiều hoạt động giới thiệu và quảng bá đậm nét các di sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là hai Di sản Văn hóa đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ, để người dân thêm hiểu về những giá trị văn hóa độc đáo này.

Trong những ngày diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023, tỉnh Phú Thọ tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh; Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng; Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức…

Tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì, trong các ngày 21 – 29/4 (ngày 2 – 10/3 âm lịch), nhiều hoạt động thể thao, văn hóa liên tục diễn ra như: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 và Tuần lễ Di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì; Hội thảo quốc tế Diễn đàn du lịch, văn hóa, di sản và sự phát triển bền vững Việt Nam…

Đến với Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, du khách còn được tham gia các hoạt động sôi nổi như: Giải bơi chải và trình diễn ván chèo đứng tại hồ Công viên Văn Lang; Giải Bóng đá Cúp Hùng Vương tại Sân vận động Việt Trì; Giải Bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương tại thành phố Việt Trì…

Du khách được tham dự nhiều sự kiện với những trải nghiệm độc đáo như: Liên hoan trình diễn các Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại; Hội chợ Du lịch Tây Bắc năm 2023 và Liên hoan Văn hóa ẩm thực Đất Tổ; Hội chợ Triển lãm thương mại công thương vùng Đông Bắc và các Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trình diễn đâm đuống, đánh trống đồng; Triển lãm “Di sản Văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam”; biểu diễn múa rối nước phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương; trình diễn trang phục áo dài và xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam; thi đấu các môn thể thao truyền thống phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương…

Phát biểu tại Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ 2023 và kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 của UNESCO và Liên hoan Di sản Văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO ghi danh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tự hào về cội nguồn và khát vọng thống nhất, minh triết độc đáo của quốc gia, dân tộc Việt Nam, gắn liền truyền thống nông nghiệp lúa nước, ý chí tự cường và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, thiên tai, làm nên sức mạnh Việt Nam. Với ý nghĩa đó, cùng với 14 giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là Di sản phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội – Đất Tổ Hùng Vương” là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc, để hiểu thêm, yêu hơn và càng tự hào về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.

Đặc biệt, Lễ hội là dịp nhìn lại chặng đường 20 năm Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong triển khai các Chương trình hành động về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể. Các Di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được bảo tồn và lan tỏa hệ giá trị bản sắc, nhân văn; góp phần đưa văn hiến Việt Nam cùng tỏa sáng trong dòng chảy văn minh của thế giới.

Theo đại diện Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, sau hơn 10 năm UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã tăng cường đầu tư bảo tồn, tu bổ nhiều di tích Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn. Đến nay, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng được đầu tư khang trang với các khu chức năng như: Rừng Quốc gia Đền Hùng, Khu trung tâm lễ hội, Khu tháp Hùng Vương, Làng Du lịch văn hóa Hùng Vương, Khu Nhà văn hóa Hùng Vương, khu trồng cây lưu niệm phía Bắc và phía Nam… Việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và hoạt động văn hóa, du lịch nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, khẳng định giá trị to lớn của hai Di sản Văn hóa thế giới là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ.

Bà Phạm Thị Phương Anh, du khách đến từ Thủ đô Hà Nội cho biết, sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm nay, bà có dịp trở lại Đền Hùng, thành tâm thắp nén hương thơm, kính mong các bậc tiên tổ phù hộ cho toàn thể gia đình mạnh khỏe, an khang. Tham dự Lễ khai mạc và sự kiện xác lập kỷ lục có số người mặc áo dài đông nhất Việt Nam với 3.739 người, bà rất ấn tượng về khâu tổ chức cũng như công tác đảm bảo an ninh trật tự của tỉnh Phú Thọ, qua đó tạo dựng hình ảnh đẹp về mảnh đất cũng như con người vùng Đất Tổ Vua Hùng trong lòng du khách gần xa.

Vũ Bắc/TTXVN (Tổng hợp)

Cùng chủ đề

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. Rakuten Viber ghi nhận hơn 54% người dùng đánh giá cao các tính...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Toàn cảnh tuyến đường gần 750 tỷ đồng ở Hà Nội dự kiến thông xe cuối năm nay

(VTC News) - Sau gần 2 năm triển khai, dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối hai quận phía Tây Nam Hà Nội đạt hơn 80% tiến độ, dự kiến về đích cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đoạn từ Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông) khởi công đầu năm 2023. Công...
09:00:16

Cổ vật bằng vàng của người Champa

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra nhiều dấu tích về khai thác vàng của người Champa xưa. Những mỏ vàng ở Trung Bộ trước đây thuộc sở hữu của vương quốc Champa đã từng cung cấp một khối lượng lớn vàng đáp ứng cho các vương triều của họ. Vùng đất Quảng Nam từng là kinh đô, thánh địa của người Champa với những di tích nổi tiếng như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương... Nơi đây từng...

“Mắt thần” miền Trung dưới chân đỉnh Hải Vân

(Dân trí) - Sơn Chà hay Hòn Chảo là một đảo nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân đỉnh Hải Vân. Nơi đây có những người lính biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày đêm canh gác, bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Cách đất liền khoảng 10 hải lý, nhìn từ xa đảo Sơn Chà nổi lên tựa chiếc chảo úp nên còn được gọi là Hòn Chảo. Đảo rộng chừng 1,5km2 nhưng có đầy đủ địa...
11:22:22

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống Việt Nam – Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là một trong những nhà Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-truyen-thong-viet-nam-an-do-19323.htm

Biệt thự cổ trăm tuổi ở Cần Thơ

Đến thăm Bảo tàng Thành phố Cần Thơ, tôi được đồng nghiệp Triệu Vinh tặng cho cuốn sách Nhà cổ ở thành phố Cần Thơ - giới thiệu 16 công trình kiến trúc xưa, chủ yếu được xây dựng trong những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nay vẫn sừng sững giữa lòng Tây Đô, bất chấp chiến tranh, thời gian và cơn lốc đô thị hóa..., những công trình hàng trăm năm tuổi ấy...

Bài đọc nhiều

Những truyền thuyết dân gian gắn với thời kỳ Hùng Vương

Hướng đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch, cùng Vietnam.vn điểm lại những truyền thuyết nổi tiếng từ thời các vua Hùng, qua đó tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được lan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Truyền thuyết...

Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.   “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN Câu ca dao đậm đà tình...

Truyền thuyết 18 vị vua Hùng và ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết, đất nước ta có 18 đời vua Hùng trị vì, và dân tộc ta lấy ngày 10/3 âm lịch làm lễ giỗ Quốc tổ để tri ân các vị vua ấy. Tiểu sử 18 vị vua Hùng Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và “Đại Việt sử lược”, 18 đời Hùng Vương trị vì gồm những vị vua sau. 1. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr....

Say điệu hát xoan làng cổ

Sau 10 năm xây dựng, đến nay, chương trình “Hát Xoan làng cổ” đã trở thành món ăn tinh thần không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi về với Phú Thọ. Những làn điệu hát Xoan thấm đậm tình đất, tình người Phú Thọ nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung luôn làm hài lòng đông đảo du khách nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội...

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023: Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống

Để đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính mang tính cộng đồng sâu sắc, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng. Rất nhiều hoạt động phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh gắn kết chặt chẽ với du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa độc đáo...

Cùng chuyên mục

Đoàn kết vì một ASEAN tầm vóc, là trung tâm của toàn khu vực

Hội nghị AMM-56 và các hội nghị liên quan từ ngày 8-14/7 tại Indonesia là loạt hoạt động có quy mô lớn nhất hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 42 vào tháng 5/2023. Nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự...

Hơn 4 triệu người đến Đền Hùng dịp lễ hội

Sáng 30/4, trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, ông Lê Trường Giang – Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 đã có hơn 4 triệu lượt khách đến với Đền Hùng. Sáng 29/4, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã dâng hương tại Đền Hùng. Cũng theo ông Giang,...

Thời tiết Phú Thọ 27/4 và 3 ngày tới

Thời tiết Phú Thọ ngày 27/4/2023: Trời nhiều mây, tạnh ráo, trưa chiều khả năng có khoảng hửng nắng; Thời tiết 3 vùng trong tỉnh Phú Thọ; Thời tiết Phú Thọ 3 ngày tới. https://media.techcity.cloud/vietnam.vn/2023/04/Thoi-tiet-Phu-Tho-ngay-27-4-2023-Troi-nhieu-may-tanh-rao-trua-chieu-kha-nang-co-khoang-hung-nang.mp4 Đài PTTH Phú Thọ

Kinh nghiệm du lịch đất Tổ Phú Thọ

Ngoài tham quan di tích Đền Hùng, du khách cũng có nhiều địa điểm không bỏ qua khi đến Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 90 km, Phú Thọ không chỉ có Lễ hội Đền Hùng, bên cạnh đó địa phương này còn nhiều điểm du lịch đa dạng khác. Di chuyển Hiện tại, Phú Thọ không có sân bay dân dụng nên du khách chỉ có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt. Với phương tiện cá...

Việt Trì chào đón du khách về với lễ hội Đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn đang thu hút lượng lớn du khách hành hương về nguồn cội. Nhằm tạo ấn tượng cho nhân dân cũng như khách du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì đã tích cực chỉnh trang diện mạo đô thị với phương châm không chỉ đẹp, ấn tượng mà còn gần...

Mới nhất

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. ...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

Mới nhất