Trang chủNewsThế giớiCuộc bầu cử giúp ông Putin phát thông điệp cứng rắn với...

Cuộc bầu cử giúp ông Putin phát thông điệp cứng rắn với phương Tây


Cuộc bầu cử tổng thống Nga là cơ hội để ông Putin khẳng định quyền lực, cũng như phát thông điệp đối đầu cứng rắn với phương Tây.

“Ai sẽ giúp đảm bảo sự phát triển? Ai đảm bảo sự ổn định? Ai có thể đoàn kết đất nước? Và bạn đặt niềm tin vào ai?”, người dẫn chương trình đặt câu hỏi trong video phát trên truyền hình nhà nước Nga trước thềm cuộc bầu cử tổng thống.

“Chỉ có ông ấy”, câu trả lời vang lên trong lúc hình ảnh Tổng thống Vladimir Putin xuất hiện trên màn hình, cho thấy ông đang làm việc trong văn phòng, được đám đông chào đón hay bước trên thảm đỏ để gặp gỡ các lãnh đạo châu Á và Arab.

Thông điệp đó đã được truyền tải xuyên suốt những tháng qua, rằng ông Putin chính là người duy nhất có thể giúp đoàn kết và chèo lái nước Nga chống lại những hành động thù địch từ phương Tây.

Hồi tháng 2, thay vì đi vận động tranh cử hay tranh luận trên truyền hình, ông Putin tới thăm nhà máy quốc phòng và trèo lên buồng lái oanh tạc cơ Tu-160M có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ông đã cùng phi hành đoàn thực hiện chuyến bay ngắn trên oanh tạc cơ chiến lược này.

Ông Putin trong buồng lái oanh tạc cơ Tu-160M

Ông Putin trong buồng lái oanh tạc cơ Tu-160M hôm 22/2. Video: Điện Kremlin

Hình ảnh đó gợi nhớ đến việc ông Putin trèo vào buồng lái tiêm kích Su-27, cùng phi công bay qua vùng chiến sự thẳng tới thủ đô Grozny của Cộng hòa Chechnya hồi tháng 3/2000, gần một tuần trước khi bầu cử tổng thống Nga diễn ra. Hình ảnh một lãnh đạo cứng rắn trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai khiến danh tiếng của Putin gia tăng, giúp ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 26/3/2000.

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21/2, ông khoe về năng lực hạt nhân của Nga và cảnh báo về cuộc xung đột hạt nhân nếu các nước phương Tây đưa quân can thiệp trực tiếp vào chiến sự Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Nga hôm 12/3, ông Putin lần nữa đề cập tới khả năng xảy ra đối đầu hạt nhân.

“Từ phương diện kỹ thuật quân sự, tất nhiên chúng tôi đã sẵn sàng. Lực lượng hạt nhân của chúng tôi luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu”, ông nói.

Giới quan sát nhận định đối đầu với phương Tây và duy trì những giá trị truyền thống Nga là cách tiếp cận lâu dài mà ông Putin lựa chọn.

“Đối đầu địa chính trị quy mô lớn với phương Tây hiện là sức mạnh của Nga”, Samuel Greene, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu ở Washington, nói. “Những gì ông Putin cần là phương Tây là cùng tham gia trò chơi này. Ông ấy cần phương Tây hoài nghi về mọi thứ của Nga. Ông ấy cần phương Tây không chỉ chối bỏ ông ấy mà còn chối bỏ những người dân Nga bình thường”.

Đây là lý do ông Putin rất coi trọng cuộc bầu cử tổng thống, dù gần như đã nắm chắc phần thắng, giới quan sát đánh giá. Cuộc bầu cử là cơ hội để ông Putin khuếch đại thông điệp của mình với phương Tây, đồng thời thể hiện vị thế vững chắc của mình trên chính trường Nga.





Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Nga hôm 12/3. Ảnh: Zuma Press

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Nga hôm 12/3. Ảnh: Zuma Press

Đối thủ của ông Putin trong cuộc bầu cử là lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov. Những người này đều có quan điểm ủng hộ Điện Kremlin và sự xuất hiện của họ trên phiếu bầu dường như càng củng cố vị thế của ông Putin.

“Điều Điện Kremlin quan tâm trước hết là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở mức cao”, Nikolai Petrov, thành viên tổ chức nghiên cứu Chatham House ở Anh, cho hay. “Tỷ lệ này và số phiếu bầu cho ông Putin cần vượt qua con số năm 2018, để cho thấy sự ủng hộ của người dân dành cho ông trong thời chiến, giữa muôn trùng thách thức từ phương Tây”.

Tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho ông Putin trong cuộc bỏ phiếu năm 2018 là 67,5%. Năm nay, lần đầu tiên Nga tổ chức bầu tổng thống trong ba ngày, thay vì một ngày như trước đây, nhằm tạo thêm cơ hội cho người dân đi bỏ phiếu.





Cử tri Nga bỏ phiếu ở thành phố Novosibirsk, Siberia ngày 15/3. Ảnh: AFP

Cử tri Nga bỏ phiếu ở thành phố Novosibirsk, Siberia ngày 15/3. Ảnh: AFP

Đây cũng là lần đầu người Nga có thể bỏ phiếu bầu tổng thống theo hình thức trực tuyến, biện pháp được ông Putin đánh giá là “rất tiện lợi”. Hơn 94.000 điểm bỏ phiếu sẽ được mở trên khắp cả nước, kể cả ở 4 vùng Nga vừa sáp nhập từ Ukraine.

Ông Putin đã không tham gia bất kỳ hoạt động tranh cử nào như các đối thủ khác. Thay vào đó, ông thúc đẩy thông điệp thông qua các lịch trình làm việc hàng ngày của tổng thống, như cuộc gặp với các nhóm thanh niên và xây dựng chương trình phát triển với quan chức chính phủ.

Giới quan sát cho rằng ông Putin có lẽ cũng không cần những sự kiện vận động tranh cử. Trung tâm Levada, tổ chức thăm dò dư luận uy tín ở Nga, tháng trước cho biết khoảng 86% người dân tán thành công việc của ông Putin trong vai trò tổng thống. Tỷ lệ ủng hộ này đã tăng 6% so với cuộc thăm dò tương tự hồi tháng 9/2023 và luôn duy trì trên 80% kể từ đó.

75% người được hỏi cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, cao hơn 13% so với tháng 9/2023, trong khi 15% phản đối. Khảo sát cũng chỉ ra 73% người dân ủng hộ hoạt động của chính phủ Nga và 21% không tán thành.

“Thông điệp của ông Putin về cơ bản là bất kỳ tương lai nào của đất nước cũng đều cần có ông ấy, khi cuộc đối đầu với phương Tây ngày càng căng thẳng”, chuyên gia Greene nhấn mạnh.

Thanh Tâm (Theo WSJ, CNN, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị…

Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với những người tham gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, diễn ra ngày 7/11 ở thủ đô Moscow, đã lập kỷ lục về thời lượng của diễn đàn này, kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Lương lao động tay chân cao bất ngờ, “băng băng” vượt trừng phạt, kinh tế tăng trưởng nóng

Ở Siberia, không có đủ tài xế lái xe buýt và tại các trang trại ở Nga, người vắt sữa có mức lương tương đương với nhân viên công nghệ thông tin. Sau gần ba năm chiến dịch quân sự bắt đầu (từ tháng 2/2022), phải đối mặt với "cơn mưa" trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga thực tế đang thế nào?

Phía ông Trump ủng hộ hướng ‘ngoại giao khôn ngoan’ với Nga, Trung Quốc

Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa và là người liên danh tranh cử cùng cựu Tổng thống Donald Trump, cho hay Mỹ cần 'ngoại giao khôn ngoan' với các đối thủ cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Cùng chuyên mục

Hezbollah, Israel mâu thuẫn về tiến trình đàm phán ngừng bắn

Lực lượng Hezbollah ở Li Băng ngày 11.11 khẳng định họ chưa nhận được đề xuất ngừng bắn chính thức nào trong khi Israel cho rằng các nỗ lực ngoại giao đang tiến triển. ...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Moscow dồn quân tấn công ở Kursk, thống kê thiệt hại của Kiev

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cấp cao quân đội Ukraine, ngày 11/11 cho biết, Nga đang huy động hàng chục nghìn binh sĩ ở khu vực giáp biên giới nhằm tìm cách đánh bật lực lượng Kiev khỏi vùng lãnh thổ đang kiểm soát tại tỉnh Kursk.

Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số?

Ông Ishiba Shigeru, người trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử hôm 27/9, vừa tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội nước này.

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm

Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chưa hề điện đàm như báo chí phương Tây đưa tin. ...

Mới nhất

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại...

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

(ĐCSVN) - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11/11, Cục Phát...

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác...

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án...

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. ...

Mới nhất