Trang chủNewsChính trịTrao quyền để Thủ đô giải quyết các vấn đề nổi cộm

Trao quyền để Thủ đô giải quyết các vấn đề nổi cộm


anh-bai-tren(2).jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Nguồn: Quochoi.vn

2 phương án về sử dụng không gian ngầm

Liên quan đến việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất (Điều 19), báo cáo tại phiên họp, ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, dự thảo Luật hiện đang thiết kế 2 phương án. Theo đó, phương án 1 quy định ngay trong Luật người sử dụng đất được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15m vào lòng đất; ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả tiền theo quy định của Chính phủ. Việc xác định giới hạn độ sâu 15m là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm-thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Còn phương án 2 quy định giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng; các nội dung khác quy định tương tự như phương án 1.

“Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tán thành phương án 1. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục nghiên cứu, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, bổ sung, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn, đánh giá tác động đối với từng phương án trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7” – ông Tùng bày tỏ.

Về vấn đề trên, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường bày tỏ quan điểm tán thành với phương án 2 là giao Chính phủ quy định giới hạn độ sâu người sử dụng đất thuộc địa bàn TP Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ và TP Hà Nội, tránh khó khăn trong việc thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể.

Cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã cơ bản hoàn chỉnh, thể hiện được cơ chế đặc thù vượt trội để phát triển Thủ đô trong thời gian tới; tuy nhiên về việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế để quy định cho phù hợp nhằm chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất. Đồng thời đề nghị Luật cũng cần cụ thể mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất cần quy định ngay trong Luật. Người sử dụng đất được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15m vào lòng đất. Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả tiền theo quy định của Chính phủ. Việc xác định giới hạn độ sâu 15m là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Phương án này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho TP Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị” – ông Huy cho hay.

Cần những chính sách cụ thể để khắc phục ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này đã cơ bản bám sát đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn trong xây dựng và phát triển Thủ đô, cũng như thể chế được các chủ trương lớn của Đảng, Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề cập đến việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, xử lý rác thải, ngập úng là những vấn đề nổi cộm của Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật lần này cần phải nghiên cứu, rà soát thêm để có những quy định phù hợp trong phân cấp, phân quyền, thẩm quyền khai thác các nguồn lực, trao quyền linh động để làm sao Thủ đô giải quyết được những vấn đề này.

Liên quan đến vấn đề phân cấp, phân quyền cho TP Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần rà soát kỹ và đầy đủ những vấn đề về định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay quy chuẩn tiêu chuẩn về vấn đề môi trường còn rất thiếu, quy định về định mức, đơn giá còn vướng mắc, dẫn đến khó khăn trong triển khai các công trình đặc biệt của Thủ đô. Vì vậy, việc quy định giao thẩm quyền cho thành phố là rất quan trọng.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự án Luật đủ điều kiện để tiếp thu, hoàn chỉnh để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Bên cạnh đó, trong quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô, đề nghị rà soát thêm để có những quy định có những chính sách cụ thể để khắc phục được những hạn chế hiện nay như vấn đề ngập úng, ô nhiễm không khí, giải quyết ùn tắc giao thông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lenovo đẩy mạnh giáo dục công nghệ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hôm nay, ngày 2-10, Lenovo đã liên tục khẳng định cam kết với xã hội thông qua hoạt động CSR thường niên (Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp) mang tên “Đẩy mạnh Giáo dục với Công nghệ” tại trường Tình Thương Tân Sơn Nhì (quận Bình Tân, TPHCM). Những bộ máy tính hiện đại, tiết kiệm năng lượng này sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng CNTT thiết yếu...

Trao cơ hội để trẻ em gái thể hiện vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và xã hội

Trước thềm Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em' lần thứ II năm 2024, một sự kiện đặc biệt mang tên Girls Takeover – Trao quyền cho trẻ em gái, đã được tổ chức với tham gia của 33 đại biểu trẻ em tới từ 5 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum.

Băn khoăn khoản thu dịch vụ trường học

Năm học 2024-2025, một trong những thay đổi lớn nhất của việc triển khai các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TPHCM là mỗi trường xây dựng các khoản thu, mức thu khác nhau, người chịu trách nhiệm cao nhất là hiệu trưởng trường học. Trước đó, năm học 2023-2024, toàn thành phố thực hiện...

Phát triển công nghệ 5G lên 5.5G

Tại Hội nghị toàn ngành về 5.5G được tổ chức bởi GSMA, nằm trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thượng Hải 2024 – MWC Shanghai 2024, Huawei đã tham gia thảo luận cùng nhiều nhà mạng, nhà cung cấp thiết bị… để chia sẻ những thành công trong quá trình phát triển từ 5G lên 5.5G. Tại đây, ông David Wang, Giám đốc Điều hành HĐQT kiêm Chủ tịch Ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sáng 14/11, Đoàn công tác của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TPHCM đã tới Ban Công tác phía Nam chúc mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11). ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng. Tham gia Đoàn công tác có: Đại tướng Lương Tam Quang,...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Hưng Yên

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - Ngày hội văn hóa quân dân và đón nhận danh hiệu “Khu...

Hiến kế phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới

Ngày 14/11, TP Hạ Long tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu...

Bài đọc nhiều

UBND tỉnh Cà Mau có tân Chủ tịch

Ngày 11/11, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. ...

Ông Nguyễn Minh Hồng làm Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông

Ngày 12/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình công bố các quyết định của Ban và UBND tỉnh về công tác cán bộ. Với quyết định trên, hiện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình có Giám...

Nguồn thu quảng cáo đối với các cơ quan báo chí giảm đáng kể

Ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Báo chí xếp thứ 3 về uy tín nghề nghiệpĐB Nguyễn Duy Thanh (Đoàn Cà Mau) chất...

Ông Đỗ Văn Tiến giữ chức Phó Giám đốc Sở Tài chính

Ngày 12/11, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND về công tác cán bộ. Ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng. Tham gia Đoàn công tác có: Đại tướng Lương Tam Quang,...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Với một số nội dung có thể được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thể hiện quan điểm rõ ràng có bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 hay chưa, làm cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc, xem xét. ...

Đợt 1 của Kỳ họp thứ 8 đạt được nhiều kết quả quan trọng

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ...

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bị kỷ luật khiển trách

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và một số lãnh đạo cấp dưới. ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ từ lá chuối

Nguồn dinh dưỡng dồi dàoLá chuối chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, kali, canxi và magie. Các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid cũng có trong lá chuối, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa...

FPT bắt tay Sun Life hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Theo thỏa thuận, hợp tác giữa hai doanh nghiệp với mong muốn phát triển các cơ hội kinh doanh của hai bên, đồng thời nâng cao trải nghiệm về số hóa cho khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của Sun Life Việt Nam trong thời gian tới.Cụ thể, FPT sẽ tư vấn chiến lược chuyển...

Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng ‘độ’ AirPods thành máy trợ thính cho bà

Một thanh niên đam mê công nghệ ở Ấn Độ mua cặp AirPods Pro 2 cho người bà khiếm thính vì biết thiết bị này có tính năng trợ thính. Tuy nhiên, anh mau chóng phát hiện ra tính năng này bị chặn theo địa lý ở Ấn Độ do các hạn chế về quy định.Tuy vậy, thay...

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đảo chiều khi ông Trump trở lại Nhà Trắng?

(Dân trí) - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã làm dấy lên suy đoán về khả năng đảo chiều chính sách đối ngoại của Mỹ trong 4 năm tới. Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters). Chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã...

Đảng Cộng hòa thắng ở Hạ viện, giành quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội Mỹ

Đảng Cộng hòa đã giành thế đa số ở Hạ viện Mỹ và kiểm soát lưỡng viện quốc hội, tạo cơ hội cho Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thực hiện các chương trình nghị sự trong tương lai. Các Đài CNN, ABC và NBC ngày 13.11 đều đưa tin đảng Cộng hòa đã đạt được 218 ghế cần thiết...

Mới nhất