Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcAI quản lý mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế...

AI quản lý mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới


Trung Quốc ứng dụng hệ thống AI xử lý một lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực, giúp cảnh báo nhanh các đội bảo trì đường sắt cao tốc.





Các tàu cao tốc đậu trên đường sắt chụp từ trên cao. Ảnh: ximushushu/iStock

Các tàu cao tốc đậu trên đường sắt chụp từ trên cao. Ảnh: ximushushu/iStock

Trung Quốc đang sử dụng một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ở Bắc Kinh để vận hành và bảo trì mạng lưới đường sắt cao tốc của nước này, Interesting Engineering hôm 12/3 đưa tin.

Với tổng chiều dài khoảng 45.000 km, Trung Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh.

Hệ thống AI xử lý một lượng lớn dữ liệu trên khắp Trung Quốc theo thời gian thực, có thể cảnh báo các đội phụ trách bảo trì khi xảy ra tình huống bất thường trong vòng 40 phút với tỷ lệ chính xác lên tới 95%.

Liu Daoan, kỹ sư cấp cao tại trung tâm kiểm tra cơ sở hạ tầng của Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, nhận xét rằng hệ thống hoạt động hiệu quả. “Hệ thống giúp các đội hoạt động tại chỗ tiến hành kiểm tra lại và sửa chữa nhanh nhất có thể”, Daoan cho biết trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành China Railway.

Đường sắt cao tốc Trung Quốc nhanh hàng đầu thế giới, với tốc độ đang vận hành là 350 km/h và dự kiến tăng lên 400 km/h vào năm sau. Nước này dự định tiếp tục mở rộng mạng lưới đường sắt cho đến khi mọi thành phố với dân số trên 500.000 người đều kết nối với nhau.

Với AI, số lỗi đường ray nhỏ trên các tuyến đường sắt cao tốc đang hoạt động ở Trung Quốc giảm 80% trong năm qua. Không tuyến nào trong số này phải nhận cảnh báo giảm tốc do các vấn đề đường ray nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra, biên độ dịch chuyển của đường ray do gió mạnh cũng giảm đáng kể nhờ AI.

Mạng lưới đường sắt ở Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức được dự đoán từ trước, khi việc bảo trì không đúng cách dẫn đến những nguy cơ thường trực về an toàn. Trong 50 năm qua, số lượng các vụ trật đường ray trung bình đã vượt quá 2.800 vụ mỗi năm.

Hơn một thập kỷ trước, những nước như Đức và Thụy Sĩ lần đầu tiên công nhận khả năng ứng dụng AI vào quản lý đường sắt. Cả hai đều cố gắng sử dụng AI để cải thiện mạng lưới đường sắt của mình. Tuy nhiên, mạng lưới ở những nước này nhỏ hơn ở Trung Quốc.

Để đào tạo hệ thống AI, các nhà khoa học Trung Quốc phải thu thập một lượng dữ liệu thô khổng lồ. Họ lấy dữ liệu từ những ghi chép về chuyển động của thân tàu, độ rung của đường ray, các giá trị dạng sóng và ghi chép khí tượng. Trước đây, trung tâm bảo trì đưa ra cảnh báo mỗi tuần một lần. Hiện tại, nhờ AI, báo cáo được phát hành hàng ngày.

Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)




Source link

Cùng chủ đề

Thống nhất trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ủy ban Thường vụ thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. TPO - Chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại...

Chiều tối 6/11, tại Nhà Quốc hội, ngay sau phiên họp buổi chiều của Kỳ họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Ủy ban Kinh tế thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc –...

Đường sắt cao tốc: Bàn làm, không bàn lùi

Chiều muộn 4/11, sau khi hết giờ họp Quốc hội, Uỷ ban Kinh tế đã họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo tường thuật của báo chí, khi gợi ý thảo luận, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn nói, kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, các dự án đường sắt mang lại hiệu quả chung...

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

VOV.VN - Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?   Vào đầu tháng 9 vừa qua, tuyến đường sắt cao tốc nối 2 thành phố Hàng Châu và Ôn Châu của tỉnh...

Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch ga đường sắt cao tốc

Nhìn vào các quốc gia mới phát triển đường sắt cao tốc, có thể nhận thấy một vài điểm chung. Điển hình là việc quy hoạch các đô thị mới xung quanh ga tàu, nhằm tạo ra các trung tâm phát triển mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Chúng ta cùng tham khảo những bài học về quy hoạch nhà ga đường sắt cao tốc ở Châu Âu, Nhật Bản hay tại các quốc gia láng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo, mạo danh người nổi tiếng

Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook và Instagram, hiện đang thử nghiệm công cụ nhận dạng khuôn mặt mới nhằm bảo vệ người dùng khỏi các vụ lừa đảo giả mạo người nổi tiếng. Công nghệ này cũng sẽ giúp người dùng khôi phục quyền truy cập nhanh và dễ dàng...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Facebook ra mắt tính năng ‘bình luận ẩn danh’ giúp bảo mật thông tin cá nhân

Facebook, một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, từ lâu đã trở thành công cụ quan trọng để kết nối bạn bè, gia đình và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, song hành với sự tiện ích đó, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân luôn...

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp ngoại: Đòn bẩy bứt phá ngành bán dẫn

DNVN - Thiếu tướng, GS, TS Trần Xuân Nam - Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự cho rằng, để ngành bán dẫn tại Việt Nam có thể bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối các trường đại học các doanh nghiệp bán...

Cùng chuyên mục

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao,...

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Mới nhất

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Mới nhất