Trang chủNewsThế giớiNgân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến...

Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt


Nhà Trắng đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn làm ăn với Nga khi xung đột quân sự ở Ukraine đã bước sang năm thứ 3. 

Gần đây, một lần nữa, Raiffeisen Bank International (RBI) – ngân hàng và nhà cho vay dựa trên tài sản lớn thứ hai của Áo trên khắp Trung và Đông Âu, và là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại “xứ sở Bạch dương” – lại bị Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo.

Raiffeisenbank, công ty con của RBI tại Nga, cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở nước này kể từ khi Moscow đưa quân vào Ukraine 2 năm trước, và đang làm tất cả những gì có thể để tìm lối thoát, nhưng chiến lược rút lui mà họ lựa chọn chứa đầy rủi ro.

Đối tượng bị cảnh báo

Trước xung đột, Raiffeisenbank là một trong những ngân hàng quan trọng nhất có trụ sở tại EU hoạt động tại thị trường Nga.

Bối cảnh đã thay đổi đáng kể, được đánh dấu bằng sự bùng nổ xung đột ở Ukraine và việc Mỹ, EU và Anh tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Các biện pháp trừng phạt này đã tạo thêm nhiều lớp phức tạp cho hoạt động kinh doanh ở Nga của ngân hàng Áo.

Kể từ khi xung đột bùng phát, Raiffeisenbank cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở Nga, ví dụ như ngừng nhận các hoạt động kinh doanh mới, giảm hơn một nửa các khoản cho vay và ngừng các hoạt động ngân hàng đại lý, thu hẹp đáng kể vòng tròn đối tác làm ăn ở đó. Thu nhập hoa hồng – các khoản phí mà ngân hàng tạo ra thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày – đã giảm 43% vào năm ngoái.

Cựu Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg, người hiện đang giữ chức Ngoại trưởng của quốc gia vùng Alps, đã công khai bảo vệ ngân hàng này, cho rằng Raiffeisenbank không nên bị giám sát quá mức, vì ngân hàng này hoạt động tương tự như nhiều công ty phương Tây vẫn hợp tác kinh doanh với Nga.

Ông Schallenberg lập luận rằng Raiffeisenbank, có mặt tại Nga từ năm 1996, đóng một vai trò nhất định trong việc tài trợ các hoạt động ở nước này cho các quốc gia và công ty phương Tây.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt

Raiffeisenbank là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại Nga sau hơn 2 năm kể từ khi xung đột quân sự ở Ukraine bùng phát. Ảnh: Getty Images

Là một trong số ít các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt của phương Tây, Raiffeisenbank có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối ở Nga mà không bị hạn chế. Dữ liệu chính thức cho thấy ngân hàng này chịu trách nhiệm một phần đáng kể trong tất cả các khoản thanh toán giữa Nga và phần còn lại của thế giới.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã yêu cầu RBI làm rõ hoạt động thanh toán và các quy trình liên quan liên quan đến công ty con ở Nga.

Hồi tháng 3 năm  ngoái, RBI công bố ý định thoái vốn Raiffeisenbank hoặc tách hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, nhiều tháng tìm kiếm người mua không có kết quả, buộc RBI phải lựa chọn ngừng hoạt động tại Nga để tránh bị buộc ngừng hoạt động hoàn toàn.

Có thông tin cho biết RBI đang xem xét chuyển giao hoạt động kinh doanh cho các cổ đông để duy trì mối quan hệ tài chính giữa Vienna và Moscow, đồng thời bảo vệ danh tiếng của tập đoàn trong bối cảnh xung đột. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu thực thể mới có hoàn toàn độc lập với RBI hay không – yếu tố then chốt quyết định liệu có nên đặt ngân hàng này dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Áo hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay không.

Lối thoát đầy rủi ro

Nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn đang làm ăn với Nga, Nhà Trắng đã phái quan chức chuyên trách tới Vienna để làm việc với các quan chức Áo và đại diện của RBI.

Tại cuộc gặp hôm 8/3 tại Vienna, bà Anna Morris, Phó trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về các vấn đề toàn cầu, đã giải thích nguy cơ ngân hàng này bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ nếu họ không giữ khoảng cách rõ ràng hơn với Nga. Thông tin chi tiết về cuộc gặp chưa được công bố ngay lập tức, trong khi RBI cũng như Bộ Tài chính Mỹ đều từ chối bình luận.

Mỹ vẫn đang tận dụng sự thống trị của mình trong hệ thống tài chính quốc tế để phát huy đòn bẩy chính trị bên ngoài biên giới đất nước. Đối với bất kỳ ngân hàng phương Tây nào, việc bị loại khỏi hệ thống đồng USD chắc chắn sẽ là một “thảm họa”.

Ở bên kia chiến tuyến, những hạn chế ngày càng khắt khe của Moscow đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga có nghĩa là cho đến nay tất cả thu nhập của RBI đều bị kẹt lại ở nước này chứ không thể chuyển về Áo.

Giữa “hai làn đạn”, ngân hàng Áo đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình. Họ khẳng định bản thân có rất ít lựa chọn khả thi để làm điều đó mà không gây tổn hại không cần thiết cho các cổ đông của mình.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt (Hình 2).

Kẹt giữa “hai làn đạn”, Raiffeisenbank đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình ở Nga. Ảnh: Sputnik

Chiến lược rút lui mà họ lựa chọn cũng chứa đầy rủi ro. Hồi tháng 12 năm ngoái, RBI cho biết họ đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi tài sản phức tạp với nhà tài phiệt Nga Oleg Deripaska, người vốn nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và EU.

Theo thỏa thuận, RBI dự định hoán đổi cổ phần của mình trong hoạt động ở Nga lấy 27,8% cổ phần trong Strabag SE, một tập đoàn xây dựng có trụ sở tại Áo tập trung vào thị trường Trung và Đông Âu.

Cơ chế chính xác của vụ hoán đổi trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng RBI tính toán rằng chi nhánh ở Nga của tập đoàn sẽ chuyển nhượng cổ phần dưới dạng cổ tức bằng hiện vật cho công ty mẹ ở Áo. Họ sẽ thu được khoảng 1,5 tỷ Euro từ các hoạt động ở Nga nếu thỏa thuận diễn ra theo đúng kế hoạch.

Vấn đề là cổ phần ở Strabag cho đến gần đây vẫn thuộc sở hữu của ông trùm kim loại Deripaska. Ông Deripaska sở hữu cổ phần thông qua một công ty mẹ có tên Rasperia; cùng ngày Strabag công bố dự định hoán đổi cổ phần, họ cũng thông báo rằng Rasperia đã được tiếp quản bởi một công ty mẹ khác đăng ký ở Moscow, là AO Iliadis.

Nhìn bề ngoài, sự thay đổi quyền sở hữu đó đã loại bỏ trở ngại cho việc hoán đổi. Nhưng Iliadis chỉ mới được thành lập cách đây 7 tháng và người hưởng lợi cuối cùng của nó vẫn chưa rõ ràng. Do đó, việc hoán đổi – dự kiến hoàn thành vào cuối tháng này – vẫn đang chờ xử lý.

“RBI sẽ chỉ thực hiện thương vụ Strabag khi chắc chắn rằng những người đứng sau Iliadis không bị trừng phạt”, một phát ngôn viên của ngân hàng Áo nói với Politico EU hôm 8/3. “Để đạt được mục tiêu này, họ đang tiến hành một quy trình tuân thủ toàn diện”.

Minh Đức (Theo Politico EU, Financial Times, Leasing Life)





Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ tung loạt lệnh trừng phạt mới vào giới truyền thông, điểm danh thêm cá nhân và tổ chức Nga “dính đòn”

Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya và Tổng Giám đốc Dmitry Kisilyov, mạng truyền hình TV-Novosti, tổ chức phi chính phủ Eurasia và Giám đốc Nelly Parutenko.

Mỹ tung loạt lệnh trừng phạt mới vào giới truyền thông, thêm cá nhân và tổ chức Nga “dính đòn”

Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya và Tổng Giám đốc Dmitry Kisilyov, mạng truyền hình TV-Novosti, tổ chức phi chính phủ Eurasia và Giám đốc Nelly Parutenko.

EU có động thái mới với Nga, khẳng định không khoan nhượng; lệnh trừng phạt Moscow của Mỹ sẽ kéo dài mãi mãi?

Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Gọi đòn trừng phạt mới của Mỹ là “đối đầu gay gắt”, Nga bắt đầu ra tay trả miếng

Ngày 6/9, Điện Kremlin vừa thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các cơ quan truyền thông Mỹ tại Nga, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Washington đối với một loạt đơn vị truyền thông của Moscow.

Mỹ giáng “đòn” mới, Nga tố Washington đang làm mọi cách để xé nát mối quan hệ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn truyền thông hàng đầu của Nga là Rossiya Segodnya cũng như các đơn vị truyền thông RIA Novosti, RT, TV-Novosti, Sputnik và Ruptly.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Đồng minh thân cận của Tổng thống Pháp Macron được đề cử vị trí Ủy viên EU

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp sắp mãn nhiệm Stéphane Séjourné vừa được đề cử làm ứng cử viên của Pháp cho chức Ủy viên Liên minh châu Âu (EU), thay thế ông Thierry Breton, Điện Élysée cho biết trong một tuyên bố hôm 16/9.Ông Séjourné, người...

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Cùng chuyên mục

Loạt vũ khí đáng kinh ngạc của xe chiến đấu bộ binh Đức được Ukraine dùng ở Kursk

Ngày 16 tháng 9, Avia thông tin, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh tấn công nhằm vào một đoàn xe bọc thép của Ukraine ở khu vực Kursk. Đây là những khí tài được các nước phương...

Đưa giá trị Hồi giáo vào từng “ngóc ngách” đời sống

Halal không gói gọn trong những quy định nghiêm ngặt của một ngành công nghiệp đang lên mà còn là nền tảng đạo đức và bản sắc văn hoá của cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Mới nhất

Giá vàng miếng SJC đi lên, vàng nhẫn lập đỉnh kỷ lục, thế giới nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt...

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới cùng tăng mạnh. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”. Giá vàng miếng đi lên.

Cách sử dụng hành tây để ngừa táo bón

Táo bón là gì?Táo bón là tình trạng phân khô cứng, khiến khó và đau khi đi đại tiện, phải rặn mạnh phân mới có thể thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.Táo bón thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn khi thay đổi chế...

Ông Putin yêu cầu quân đội Nga tăng lực lượng lên 1,5 triệu quân

Trong một sắc lệnh được công bố trên trang web của Điện Kremlin, ông Putin đã ra lệnh tăng quy mô tổng thể của lực lượng vũ trang lên 2,38...

Cách lắp thẻ nhớ vào điện thoại SamSung nhanh chóng và chính xác

Để lắp thẻ nhớ vào điện thoại Samsung nhanh chóng và đơn giản, bạn phải đáp ứng dung lượng đủ. Đọc bài viết này để hiểu lợi ích và cách lắp thẻ nhớ cho Samsung!

Mới nhất

HUD đang kinh doanh ra sao?