Trang chủNewsKinh tếCân nhắc 'nới' quyền tăng giá điện cho EVN

Cân nhắc ‘nới’ quyền tăng giá điện cho EVN


1 NĂM CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH 4 LẦN

Dự thảo mới về quyết định thay thế Quyết định 24/2027 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương soạn thảo trình mới đây có nhiều điểm mới. Trong đó, dự thảo đưa ra thẩm quyền điều chỉnh giá điện của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) được nới rộng hơn lên tới 5%, với chu kỳ 3 tháng/lần (quy định hiện hành là 6 tháng/lần). Tức là mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi và giá được cập nhật hằng quý theo chi phí phát điện.

Đặc biệt, EVN cũng sẽ được thực hiện việc tăng giá điện ở mức trên 5% và 10% sau khi có sự đồng ý của Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 24, EVN chỉ có quyền tăng giá ở mức từ 3 – 5%. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện nay, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan…

Cân nhắc 'nới' quyền tăng giá điện cho EVN- Ảnh 1.

Theo quy định mới tại dự thảo, giá điện bình quân có thể được điều chỉnh hằng quý

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng dự thảo đã mở rộng thẩm quyền tương đối lớn cho EVN khi vừa có quyền tăng giá ở mức cao hơn, vừa giảm thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Việc này cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng bởi một ngành kinh doanh độc quyền như điện, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh.

“Giá điện cần có cơ quan độc lập giám sát, hội đủ các yếu tố quy định mới được điều chỉnh. Chứ nếu cứ để doanh nghiệp (DN) báo cáo chi phí đầu vào sản xuất tăng 3%, 5% là tăng thì không ổn. Ngoài ra, EVN là đơn vị đang sản xuất, kinh doanh điện; nên nếu giao quyền tự quyết giá điện cho DN sẽ nảy sinh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thế nên, trong bối cảnh này, Nhà nước vẫn phải định giá hoặc quy định giá trần nhưng theo cơ chế thị trường”, PGS-TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN, đã đến lúc sử dụng “nguyên tắc thị trường” để tính toán giá điện. Quy định 3 tháng điều chỉnh giá 1 lần không mới, đã đề xuất từ năm 2011. Nhưng thời gian không phải là yếu tố quyết định giá tăng hay giảm mà là các yếu tố đầu vào.

“Trong thực tế, quy định 6 tháng xem xét điều chỉnh giá một lần đã không thực hiện được, nay bảo 3 tháng, tôi e là khó thực hiện. Có thể hiểu là động thái rà soát lại các chi phí sản xuất điện trong 3 tháng 1 lần”, ông Thỏa lo ngại và nhận định: Không phải tự nhiên mà dự thảo “kéo” bộ, ngành khác vào cùng kiểm tra, rà soát giá do EVN đề xuất. Vì rà soát hằng quý, có gì biến động phải tính tiếp trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Chứ cứ mỗi năm tăng giá điện 4 lần, chắc chắn nền kinh tế khó chống chịu nổi. “Ngoài ra, phần chênh lệch tỷ giá cần được đánh giá lại, tính toán đưa vào hằng năm nhưng tránh gây sốc cho giá cả hàng hóa, ảnh hưởng đến lạm phát”, ông Thỏa khuyến nghị.

HƯỚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Từ đó, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh cần có thị trường bán lẻ cạnh tranh thì giá điện mới có thể lên xuống linh hoạt theo tín hiệu thị trường được. Giá điện hiện nay không thiếu cơ chế quản lý, chỉ làm đúng các quy định, ngành điện không đến nỗi phải chật vật lỗ chồng lỗ bế tắc vậy.

“Tại sao tôi nhấn mạnh yếu tố rà soát, tính đúng, tính đủ sớm? Vì trong lịch sử, khi thủy điện cạn kiệt, chúng ta phải dùng dầu để phát điện. Trong khi nếu tính đúng thì khi sử dụng dầu sản xuất điện, giá thành điện có thể vượt trên mốc 5.000 đồng/kWh; điện than khoảng trên 2.500 đồng/kWh… Chúng ta không thể duy trì một mức giá điện bao cấp được. Thực tế cho thấy, giá điện chưa hợp lý đã khiến ngành điện không có nguồn để đầu tư, phát triển, không thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành này”, ông Thỏa nói.

Trong khi đó, quan điểm của Bộ Công thương khi trình dự thảo này với mong muốn giá điện được điều chỉnh, tránh giật cục, giảm thiểu tác động đến kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện bằng cách rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá. Tuy vậy, việc đề xuất một năm 4 lần điều chỉnh giá, theo các chuyên gia, mới dễ “giật cục”, gây ảnh hưởng cho DN sản xuất kinh doanh.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế tài chính, phân tích: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, giá bán của DN được xây dựng từ cuối năm trước, chỉ có thể đàm phán lại trong năm 1 – 2 lần là tối đa. Nếu giá điện cứ thay đổi liên tục, rất khó cho DN tính toán sản xuất.

“Lâu nay chúng ta hay đề cập đến một thị trường điện cạnh tranh, thay vì Nhà nước điều tiết giá bán lẻ như hiện nay. Trong đó, đơn vị bán lẻ và khách hàng có thể thỏa thuận theo hợp đồng. Đơn cử với điện mặt trời mái nhà, nhiều kiến nghị cho mua bán điện với nhau giữa nhà sản xuất và đơn vị có nhu cầu nhưng vẫn chưa triển khai; trong khi việc đó là giải pháp tốt nhất để giảm tải cho đường truyền, giảm áp lực thiếu điện. Thế nên vấn đề không phải ở các mức điều chỉnh tăng bao nhiêu phần trăm mà quan trọng là xây dựng thị trường điện cạnh tranh, không thể chậm trễ hơn”, ông Thịnh nói và nhấn mạnh: “Khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, EVN sẽ không còn độc quyền ở khâu bán lẻ điện, người dân sẽ được mua điện của nhiều nhà cung cấp với giá đàm phán. Nhà bán lẻ điện cũng sẽ phải tự cân đối, cạnh tranh về giá, chất lượng phục vụ có lợi nhất để thu hút khách hàng”.

Đề xuất nhập khẩu 250 MW điện gió từ Lào

Trước nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc đến năm 2025 và các năm tiếp theo, Bộ Công thương cũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ đánh giá nhập khẩu điện từ dự án điện gió Trường Sơn (Lào) với công suất 250 MW.

Theo EVN, tổng công suất nguồn điện tại Lào được duyệt chủ trương nhập khẩu đến năm 2025 khoảng 1.977 MW, thấp hơn quy mô 3.000 MW theo hiệp định đã ký. Việc nhập khẩu và đấu nối đường dây 220 kV cũng được Bộ Công thương nhìn nhận là phù hợp với Quy hoạch điện 8.

Theo Quy hoạch, tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào có thể lên tới 5.000 – 8.000 MW vào năm 2030, tăng lên 11.000 MW vào năm 2050.

Ngoài dự án Trường Sơn, mới đây EVN cho biết đã nhận được đề xuất từ 7 dự án điện gió của Lào, tổng công suất gần 4.150 MW, muốn bán điện cho VN. Trong số này, công suất nhà đầu tư Lào đề nghị bán trước năm 2025 là hơn 682 MW, số còn lại là để sau thời gian này.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Công Thương: Chậm một ngày sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư

Giải trình về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, Bộ trưởng Công Thương cho biết, không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện. Vì thế, chậm một ngày luật này được thông qua, sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư, đủ điện cho phát triển. Chiều 7/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong đó vấn đề giá điện được nhiều đại biểu quan...

Sửa Luật Điện lực: Cần chấm dứt việc bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng

Chiều 7/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Luật Điện lực sửa đổi, nhiều vấn đề của ngành điện đã được bóc tách, bàn thảo, trong đó có việc bù chéo giá điện, hình thức thí điểm cho giá điện 2 thành phần. Bên cạnh đó, quan điểm khởi động lại điện hạt nhân và ứng xử với điện tái tạo ra sao khi chính sách giá đang có nhiều tồn tại, cần sửa...

Đề xuất cơ chế giá điện mới công bằng hơn, áp dụng từ 2025?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa báo cáo Bộ Công Thương về Đề án “Xây dựng hệ thống giá bán điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) và lộ trình áp dụng cho ngành Điện Việt Nam”. Trong đó EVN cho biết, đơn vị tư vấn cho rằng phương án lý tưởng nhất để áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần là từ 1/1/2025, nếu như giai đoạn thử nghiệm được triển khai...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Thủ tướng: Giá điện không được ‘giật cục’, xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc

Nội dung trên được đề cập tại Thông báo số 500 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến là 7% và để bảo đảm đủ điện phục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón đông về với mũ len sành điệu

Mũ len không chỉ là món đồ giữ ấm, mà còn là phụ kiện giúp người diện thể...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam

(ĐCSVN) - Tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, kết nối giao thông, hạ tầng viễn thông… ...

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần mang lại những đổi thay nhanh chóng và rõ nét về diện mạo kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.Chương trình không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao tinh thần cho người dân, đồng thời bảo đảm môi trường,...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với đầu giờ sáng. Lúc 10h41', Tập đoàn...

Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 8/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 8/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm 1.000 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời

(NLĐO) - Tùng Dương chia sẻ anh hạnh phúc vô cùng khi khán giả gen Z biết đến anh qua những ca khúc ca ngợi quê hương...

Ra mắt ứng dụng ‘Sáng kiến Hưng Gia’, kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt

DNVN - Được sáng lập và phát triển bởi ông Nguyễn Đắc Minh Hải - Giám đốc CTCP Sáng Kiến Hưng Gia, ứng dụng "Sáng kiến Hưng Gia" được coi là nền tảng đột...

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách...

Thấy 2 con khác nhóm máu, bố âm thầm xét nghiệm ADN rồi tự hủy kết quả

Anh Nguyễn Trọng (40 tuổi, Hà Nội) cùng vợ con đi khám sức khoẻ tổng quát, kết quả nhóm máu của con trai là AB, con gái là O, trong khi anh nhóm máu B khiến anh nghi ngờ 2 bé không phải con ruột.Anh đứng ngồi không yên, trong lòng đầy buồn bực và nghi ngờ, không...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời