Trang chủChính trịChủ quyềnKỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa

Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa


(TN&MT) – Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.

Để hiểu rõ hơn về công tác triển khai các nhiệm vụ cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng năng lực tham gia đàm phán, thực hiện các giải pháp trong nước và quốc tế, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với và Phạm Thu Hằng – Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xung quanh vấn đề này.

PV: Xin bà cho biết, để chuẩn bị cho tiến trình tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác rải nhựa, thực hiện Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ TN&MT giao trực tiếp phụ trách, đã có những hành động cụ thể nào, thưa bà?

8-9-1-.jpg

Bà Phạm Thu Hằng – Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Bà Phạm Thu Hằng:

Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương được phê duyệt đã giúp Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nguồn lực cần thiết và thiết lập cơ chế điều phối các bộ, ngành và địa phương liên quan trong quá trình chúng ta đàm phán, tham gia thỏa thuận; từ đó bảo đảm quyền và lợi ích cao nhất của quốc gia trong việc phòng, chống ô nhiễm nhựa đại dương.

Bộ TN&MT là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện Đề án. Trong thời gian qua, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ TN&MT giao tham mưu thực hiện Quyết định 1407/QĐ-TTg nêu trên, đã chủ động phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước triển khai nhiệm vụ như: Hợp tác với nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và một số bên liên quan thực hiện 2 báo cáo nghiên cứu do quỹ ProBlue tài trợ về “Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam” và “Hướng tới một Lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam – Các lựa chọn chiến lược để giảm thiểu nhựa dùng một lần cần ưu tiên”.

Tổng cục cũng đang xúc tiến việc xây dựng Nền tảng số về rác thải nhựa đại dương, chuẩn bị sẵn sàng để kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu khu vực và toàn cầu thông qua Nền tảng số của Quan hệ đối tác toàn cầu về rác thải đại dương (GPML) giúp tích hợp dữ liệu và kết nối các bên liên quan để hướng dẫn hành động giải quyết vấn đề toàn cầu về rác thải đại dương và ô nhiễm nhựa.

Hợp tác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về chia sẻ thông tin, cách thức thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu về rác thải nhựa đại dương của Việt Nam thông qua hình thức tham vấn kỹ thuật giữa các chuyên gia của Việt Nam và OECD.

Vừa qua, Tổng cục cử đại diện tham gia phái đoàn tham dự Phiên họp đầu tiên của Ủy ban đàm phán liên Chính phủ để xây dựng Công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa, bao gồm trong môi trường biển tại Uruguay với hơn 2.300 đại biểu từ 160 quốc gia và các Tổ chức liên quan đã tham gia. Tại Phiên họp này, sau những tuyên bố chung về thỏa thuận trong tương lai, các đại biểu đã thảo luận về: phạm vi, mục tiêu và cấu trúc của văn kiện; các yếu tố tiềm năng; các điều khoản cơ sở để xây dựng Thỏa thuận cùng với trình tự và khuyến nghị cho tiến tình thực hiện tiếp theo.

PV: Được biết, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang xây dựng Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1407/QĐ-TTg, vậy xin bà cho biết những nội dung cơ bản của kế hoạch này và sẽ tập trung ưu tiên vấn đề gì trong giai đoạn này, thưa bà?

Bà Phạm Thu Hằng:

Dựa trên 6 nội dung chính của Quyết định, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam dự thảo Kế hoạch thực hiện đi sâu vào việc xây dựng các chương trình như đào tạo, tập huấn về luật pháp quốc tế; nghiên cứu phân tích đánh giá những thuận lợi, thách thức khi tham gia đàm phán; phân tích, xây dựng kịch bản đàm phán; rà soát, tổng hợp đánh giá các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến rác thải nhựa mà Việt Nam đã tham gia.

Bên cạnh đó, ngày 4/11/2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 2988/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Theo đó, Cục được giao nhiệm vụ quản lý rác thải nhựa đại dương.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, phục vụ việc chuẩn bị cho việc tham gia đàm phán về Thỏa thuận toàn cầu, Cục sẽ ưu tiên thực hiện Xây dựng phương án huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân trong nước; Xây dựng phương án tài chính để đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính cho các hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu. Đồng thời, đề xuất thành lập Tổ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; xây dựng và thông qua Quy chế làm việc của Tổ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu rác thải nhựa trong nước; kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu rác thải nhựa đại dương với các quốc gia khu vực và trên thế giới. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết, thuận lợi, khó khăn định hướng của nội dung Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương trong các chương trình tuyên truyền, phố biến trong các nhiệm vụ, dự án Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về ô nhiễm nhựa đại dương, trong đó khẳng định trách nhiệm, nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết ô nhiễm nhựa toàn cầu…

PV: Vậy xin bà cho biết một số hoạt động nổi bật của Việt Nam trong thời gian qua nhằm thực hiện mục tiêu giảm rác thải nhựa đại dương, đồng thời chuẩn bị, đóng góp cho quá trình đàm phán vào thời gian tới?

Bà Phạm Thu Hằng:

Việt Nam đã và đang có hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác nhựa đại dương từ việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến hành động thực tế, từ đẩy mạnh phổ biến tuyên truyền đến các hành động thực tế.

Chúng ta đã có nhiều hoạt động thiết thực trong cuộc chiến chống lại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada tháng 6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã hoan nghênh Sáng kiến “Đại dương không rác thải nhựa” và kêu gọi một cơ chế hợp tác toàn cầu với sự chung tay hành động của các quốc gia để các đại dương luôn mãi xanh, đầy ắp tôm cá và không còn phế thải nhựa như là một di sản tốt đẹp để lại cho các thế hệ mai sau.

Việt Nam đã khẳng định trách nhiệm của mình đối với vấn nạn rác thải nhựa đại dương khi là một trong những quốc gia tiên phong trong giảm rác thải nhựa đại dương và là một trong các quốc gia tham gia xây dựng khung thoả thuận toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương…

Bên cạnh đó, Việt Nam đã chủ động tham gia trong tiến trình hình thành Ủy ban Đàm phán liên chính phủ (INC) và thể hiện sự ủng hộ của mình bằng việc cử đại diện tham gia Nhóm công tác đặc biệt về rác thải nhựa đại dương của Hội đồng môi trường của Liên hợp quốc.

Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng về ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương đã đưa ra các đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề này tại UNEA-5.2. Một trong những kết quả đáng ghi nhận của Hội nghị là 76 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua Tuyên bố Bộ trưởng nhằm xây dựng động lực và ý chí chính trị để thúc đẩy một chiến lược toàn cầu chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương. Với việc thông qua Tuyên bố này, Việt Nam đã tiến thêm bước nữa trong việc tiếp tục khẳng định những cam kết chính trị của mình với cộng đồng quốc tế, góp phần gửi tín hiệu mạnh mẽ tới UNEA-5.2 về sự ủng hộ rộng rãi đối với việc thành lập Ủy ban Đàm phán liên chính phủ để bắt đầu tiến trình đàm phán cho một Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương

PV: Trân trọng cảm ơn bà!





Nguồn

Cùng chủ đề

Địa điểm ‘chữa lành’ cách Hà Nội 30km hút khách tới cắm trại, ngắm sao đêm

Quãng đường di chuyển hợp lý, thuận tiện và khung cảnh xanh mát, hoang sơ là những điểm cộng khiến khu vực mỏ đá ở ngoại thành Hà Nội trở thành nơi “chữa lành” hút khách. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, mỏ đá Bình Minh (thuộc địa phận huyện Quốc Oai) là địa điểm cắm trại mới nổi gần đây, thu hút sự chú ý của những tín đồ ưa xê dịch, thích khám phá. Nơi...

Nguồn cung hạn chế, giá tiêu vẫn đang cao hơn 70% so với đầu năm

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 14/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ chững lại ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 138.000 -139.000 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk,Bình Phước. ...

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo Nghị...

Ba tiêm kích thế hệ năm đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc

TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. Triển lãm...

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh Ko Dong Hyun cho biết bản thân cảm thấy xúc động, biết ơn và tự hào. “Hành trình này không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chánh Văn phòng ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Chiều 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng chủ trì hội nghị. Tổng sản phẩm GRDP ước tăng 10,35%, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn so với chung bình chung của cả nước; tổng thu ngân sách ước đạt 14.000 tỷ đồng, tăng...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng. Đánh giá, các ý kiến của các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội là rất phong phú, mang nhiều giá trị thực tiễn, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Thường trực Tiểu ban và Thường trực Tổ Biên tập nghiêm túc nghiên cứu, tiếp...

Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa GIZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam. Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. ...

Sở TN&MT Quảng Trị tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024. Hội nghị nhằm xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩuTheo Kế hoạch, đối với dự án đầu...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Tin tức đáng chú ý: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh; Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM đạt chứng nhận vàng về cấp cứu ngoại viện. ...

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Tổng Bí...

Cây cầu hình búp sen được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc Nam Định

(Dân trí) - Dự án cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi sau khi hoàn thành, kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc của TP Nam Định và tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế cho tỉnh. Dự án xây dựng cầu vượt qua sông Đào nối từ đường...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - Những tuyến cao tốc xuyên núi, băng rừng, chạy dọc bờ biển đang dần hiện lên như một "bức tranh đẹp", không chỉ mở ra không gian phát triển rộng lớn, mà còn mang lại niềm tin về một kỷ nguyên mới. "Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở...

Nổi hạch khám không ra bệnh, xét nghiệm tại MEDLATEC phát hiện mắc ung thư

Lo lắng vì cơ thể xuất hiện nhiều hạch, cô N. đến bệnh viện tuyến đầu về ung bướu kiểm tra, nhưng kết quả tế bào học hạch không có dấu hiệu bất thường....

Mới nhất