Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCông chức y tế làm thẩm định cấp phép không được quá...

Công chức y tế làm thẩm định cấp phép không được quá 5 năm


Luân chuyển công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 01/2004/TT-BYT “Quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế và thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực y tế tại địa phương” (Thông tư 01/2004/TT-BYT).

Công chức y tế làm thẩm định cấp phép không được quá 5 năm- Ảnh 1.

Thủ trưởng đơn vị thực hiện luân chuyển công tác đối với các công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trình cấp có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, thu hồi, bổ sung, công bố các loại giấy phép

Theo thông tư 01/2004/TT-BYT, có 40 danh mục vị trí công tác thuộc 7 lĩnh vực y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi công chức, gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền; an toàn thực phẩm, dinh dưỡng; thiết bị y tế; bảo hiểm y tế và khoa học – công nghệ.

Theo đó, áp dụng luân chuyển công tác với các công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định: cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn, thay đổi, bổ sung, công bố các loại giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, số phiếu tiếp nhận hồ sơ; ban hành danh mục, chương trình, tài liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ đủ 2 – 5 năm, theo đặc thù của từng vị trí công tác. Thời điểm chuyển đổi vị trí công tác được tính từ ngày có quyết định hoặc văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đó. Đối với các quyết định và văn bản phân công đảm nhiệm vị trí công tác đã ban hành trước thời điểm thông tư này có hiệu lực được xét để tính thời gian đảm nhận vị trí công tác đó.

Đối với đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của đơn vị đó thì đơn vị báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.

Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào danh mục vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi và tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác; quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với từng vị trí của đơn vị.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.4.2024.

Thẩm định cấp phép về y tế dự phòng, khám chữa bệnh

Theo Thông tư 01/2004/TT-BYT, y tế dự phòng có 7 vị trí công tác xét hồ sơ, cấp phép, công bố các loại giấy phép, bao gồm: giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3, cấp 4; số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá; giấy phép hoạt động đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp…) cần thực hiện luân chuyển công chức.

Về khám chữa bệnh, công chức làm việc các vị trí thẩm định cấp phép: hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… cần được luân chuyển công tác, theo kế hoạch của đơn vị, trên cơ sở quy định tại thông tư.

Cấp phép nhiều nhất thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm

Theo danh sách tại Thông tư 01/2004/TT-BYT, danh mục cần thẩm định, cấp phép nhiều nhất thuộc lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, với 14 loại hồ sơ, giấy tờ.

Các loại cấp phép, bao gồm: giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc; chứng chỉ hành nghề dược; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, dược liệu, thuốc cổ truyền; giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (GCP); giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy xác nhận quảng cáo mỹ phẩm; giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật; giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền; giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền…

Ngoài ra, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, thông tư nêu trên quy định 6 vị trí công chức cần được luân chuyển, là các trường hợp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ: giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe…

Với lĩnh vực thiết bị y tế, Bộ Y tế quy định áp dụng luân chuyển công tác với các công chức thẩm định, cấp phép (số lưu hành thiết bị y tế; giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thiết bị y tế; giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị y tế trong phạm vi được phân công quản lý; số tiếp nhận hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán thiết bị y tế..).

Về bảo hiểm y tế, luân chuyển công tác với các công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trình cấp có thẩm quyền quyết định danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược, hóa dược, sinh phẩm và chất đánh dấu; danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có kết hợp dược chất với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, dược liệu, vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh không thuộc khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài…

Thông tư 01/2004/TT-BYT quy định, cấp phép liên quan khoa học công nghệ thuộc ngành y tế, có 2 vị trí cần luân chuyển, là các công chức thẩm định, trình ký chứng nhận đạt thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng; danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Trước đó, vào ngày 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm. Sau khi nghe Lãnh đạo Tổng cục,...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. Chính phủ quy định đối tượng khác tham gia bảo...

Trường hợp nào được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Câu hỏi: Tôi muốn biết những trường hợp nào được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như hồ sơ thủ tục cần những gì, nộp tại đâu? – bà Lê Ngân Hoa (Thanh Trì, Hà Nội). BHXH Hà Nội trả lời: Căn cứ Điều 31, Luật BHYT hợp nhất và các Điều 28, 29, 30, NĐ 146/2018/NĐ-CP, 1. Các trường hợp được thanh toán trực tiếp bao gồm: - Trường hợp khám chữa bệnh...

Con tôi có thực sự được ăn uống đầy đủ và an toàn trong bữa ăn bán trú?

Bữa ăn của trẻ vượt quá tiêu chuẩn cho phép không chỉ gây hại cho sức khỏe trẻ như béo phì, sâu răng, tăng huyết áp mà còn hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ngay từ nhỏ qua bữa ăn bán trú. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách dùng giấm táo tốt với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, biểu hiện bằng mức đường huyết tăng cao, nếu không được điều trị, dần dần có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên và gây mất thị lực. ...

4 món cần hạn chế vì có thể khiến cơ thể già nhanh hơn

Những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường xuyên sẽ đẩy nhanh lão hóa và khiến chúng ta già nhanh hơn, đồng thời dẫn đến nhiều vấn đề...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất, mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh. Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất, mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ...

Cách dùng giấm táo tốt với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, biểu hiện bằng mức đường huyết tăng cao, nếu không được điều trị, dần dần có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên và gây mất thị lực. ...

4 món cần hạn chế vì có thể khiến cơ thể già nhanh hơn

Những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường xuyên sẽ đẩy nhanh lão hóa và khiến chúng ta già nhanh hơn, đồng thời dẫn đến nhiều vấn đề...

Thay máu cứu sống trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi mắc bệnh tan máu hiếm gặp

Trước đó, ngày 7/11, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh (sinh ngày 7/11/2024) từ tỉnh Quảng Bình. Chỉ trong thời gian ngắn sau chào đời, trẻ xuất hiện dấu hiệu vàng da đến tận lòng bàn chân, kèm thiếu...

Mới nhất

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo và ứng dụng độc hại.

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Mới nhất