Trang chủNewsThế giớiQuyền lực mềm - Chiến lược phát triển của quốc gia: Dòng...

Quyền lực mềm – Chiến lược phát triển của quốc gia: Dòng chảy quyền lực từ văn hóa tới kinh tế


Trên thực tế, đã có những cuộc đua ngầm giữa một số quốc gia. Do đó, những năm gần đây, một số nước châu Á có nền kinh tế phát triển đều tích cực xây dựng và quảng bá quyền lực mềm ở các mức độ khác nhau nhằm tận dụng tối đa đặc thù của mỗi nước.

Triển lãm manga tại Nhật Bản
Triển lãm manga tại Nhật Bản

Kinh tế mềm

Đứng thứ 3 trong danh sách Các quốc gia có quyền lực mềm hàng đầu năm 2024 của Brand Finance là Trung Quốc. Theo Brand Finance, thứ hạng này đến từ sự thay đổi của Trung Quốc trong các chỉ số kinh doanh, thương mại, giáo dục và khoa học. Khái niệm “quyền lực mềm” được đề cập rõ ràng lần đầu tiên tại Đại hội Đảng lần thứ 10 của Trung Quốc năm 2007. Khi đó, nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu: “Sự phục hưng lớn của đất nước chắc chắn sẽ đi kèm sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc”. Trong Đại hội Đảng năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhận định: “Chúng ta nên tăng cường sức mạnh mềm, đưa ra một câu chuyện hay về Trung Quốc và truyền đạt tốt hơn các thông điệp của Trung Quốc với thế giới”.

Chuyên gia phân tích về quan hệ quốc tế Joshua Kurlantzick cho rằng, thông qua viện trợ và hỗ trợ quốc tế, Trung Quốc đang xây dựng sức mạnh kinh tế mềm. Điều này bao gồm ngoại giao kinh tế khéo léo và được thể hiện bằng các hiệp định thương mại khu vực lớn hoặc hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mở rộng theo hướng hợp tác. Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyền lực mềm của Trung Quốc. Sáng kiến Vành đai và con đường (hay BRI) được các nhà lãnh đạo Trung Quốc mô tả như một phương tiện cho quyền lực mềm, kêu gọi thúc đẩy kết nối khu vực. Một công cụ khác để Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm là thông qua các viện Khổng Tử, với cơ sở đầu tiên được mở năm 2004 tại Seoul, Hàn Quốc.

Ngoài ra, còn có các trung tâm, tổ chức phi lợi nhuận liên kết với Bộ Giáo dục Trung Quốc, cung cấp các khóa học tiếng phổ thông, các lớp học nấu ăn và thư pháp cũng như lễ kỷ niệm các ngày lễ quốc gia của Trung Quốc.

Quảng bá hình ảnh quốc gia

Nhật Bản là quốc gia đứng vị trí số 4 trong bảng xếp hạng này. Không chỉ quảng bá hình ảnh của một quốc gia hòa bình, qua đó khẳng định sức nặng của giá trị văn hóa Nhật Bản, việc gia tăng quyền lực mềm còn được kỳ vọng có thể mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa ra nước ngoài, góp phần giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Từ đầu thế kỷ 21, khái niệm “quyền lực mềm” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc bàn luận và văn bản hoạch định chính sách của Chính phủ Nhật Bản. Năm 2003, Bộ Ngoại giao cùng Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tiến hành khảo sát toàn diện về các tổ chức và các chương trình trao đổi văn hóa với các quốc gia phương Tây. Trên cơ sở đó, năm 2004, Chính phủ Nhật Bản thành lập Bộ phận đặc biệt trực thuộc Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề ngoại giao cộng đồng hay ngoại giao công chúng, đồng thời Ủy ban Đặc trách phát triển ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng được thành lập, nhằm tổ chức quảng bá văn hóa truyền thống của xứ sở mặt trời mọc tới các quốc gia trong khu vực Đông Á. Khái niệm “quyền lực mềm” được chính thức đề cập trong “Sách Xanh” ngoại giao cùng năm.

Sự thành công ngày nay của Nhật Bản trong quảng bá quyền lực mềm xuất phát từ sự chuyển hướng của chính phủ nước này từ “ngoại giao chính trị” sang “ngoại giao công chúng”. Ý thức được tính chất bền vững và ổn định của quyền lực từ văn hóa, Nhật Bản đã tập trung quảng bá âm nhạc, ẩm thực, ngôn ngữ… ra nước ngoài, đặc biệt là 2 yếu tố: manga (truyện tranh) và anime (phim hoạt hình). Quá trình “xuất khẩu văn hóa” không chỉ tạo ra xung lực kinh tế, củng cố vị thế đất nước mà còn gia tăng sức hút cho hình ảnh mới – một cường quốc hiện đại, giàu bản sắc và yêu chuộng hòa bình.

Ngoài hoạt động viện trợ liên tục và thường xuyên, Nhật Bản cũng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Chiến lược quyền lực mềm đa diện của Nhật Bản, kết hợp văn hóa đại chúng, chính sách đối ngoại và các giá trị chính trị đã phát huy hiệu quả ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á.

Là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị thương hiệu quốc gia, hàng năm, Brand Finance thực hiện Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report). Đây được coi là báo cáo nghiên cứu toàn diện liên quan đến đánh giá quyền lực mềm của các quốc gia. Cuộc khảo sát mới nhất được Brand Finance tiến hành trên 170.000 người ở 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, dựa trên dữ liệu tổng hợp từ hiệu suất của các trụ cột (kinh doanh, thương mại, quản trị, quan hệ quốc tế, văn hóa và di sản, truyền thông và báo chí, giáo dục và khoa học, con người). Bên cạnh đó là các tiêu chí: Tính phổ biến của thương hiệu quốc gia; Danh tiếng tổng thể trên toàn cầu.

THANH HẰNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Lan toả ý chí, sức mạnh mềm văn hóa kinh doanh Việt ra thế giới

Chương trình Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu, góc nhìn đan xen” đã diễn ra ngày 13/9, tại trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Pháp.

Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024. Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất và là năm thứ 9 liên tiếp Hòa Phát được vinh danh trong bảng xếp hạng. Thương hiệu Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 Theo danh sách công bố, thương hiệu Hòa Phát...

6 thương hiệu của Vingroup vào Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup đồng loạt được vinh danh trong top 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam. Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec...

Giáo dục Trung Quốc nỗ lực thích ứng xu thế thời đại công nghệ

Hàng loạt các trường đại học Trung Quốc đang cải tổ khối ngành kỹ thuật và công nghệ, hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài.

“Quyền lực mềm” từ nhiều quốc gia

Theo đài RFI, tại Công viên La Villette, phía Bắc thủ đô Paris (Pháp), 15 “ngôi nhà Olympic” từ nhiều quốc gia trên thế giới quy tụ, là nơi để quảng bá văn hóa với các hoạt động thể thao, giải trí, ẩm thực và cả những màn hình lớn để người hâm mộ có thể xem các trận đấu được truyền hình trực tiếp. Quảng bá du lịch Du khách có thể ghé qua nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu nhiều bệnh viện sẵn sàng chi viện hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 16-9, Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các trường đại học y, dược và bệnh viện tại các tỉnh, thành phố có điều kiện...

Nâng cao kỹ năng cho tổ công nghệ số cộng đồng

Chiều 16-9, Sở TT-TT TPHCM phối hợp với Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho thành viên tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn TPHCM. Theo ông Đặng Tiến Đạt, đại diện Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT), hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong...

Năm 2024: Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,8%-7%

Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6,8%-7%. Chỉ tiêu quan trọng duy nhất dự báo không đạt mục tiêu đề ra là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (dự kiến 4.647 USD, mục tiêu đề ra là 4.700-4.730 USD). Theo dự thảo báo cáo của Bộ KH-ĐT chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, bất chấp những khó khăn, thách thức rất lớn, dự báo...

Đắk Lắk truy thu tiền phụ cấp của hàng ngàn giáo viên do chi sai

Hơn 3 năm chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhiều địa phương ở Đắk Lắk phát hiện đã chi vượt mức quy định nên tiến hành truy thu lại... Tại thị xã Buôn Hồ, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã thanh tra và phát hiện địa phương này chi trả sai tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên đã gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn...

Tuyên án tử hình kẻ giết 3 người trong một gia đình ở Cà Mau

Ngày 16-9, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt bị cáo Bùi Vũ Khoa (24 tuổi, ngụ xã Tân Phong, thị Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản; tổng hình phạt là tử hình. Đây là vụ án gây rúng động ở Cà Mau thời gian qua. https://www.youtube.com/watch?v=GM9sNtyKwSM Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, tính chất, mức độ, hành vi do bị cáo gây ra...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Mới nhất

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh...

Vinfast ưu đãi 12 triệu đồng cho khách hàng chuyển đổi xanh sang xe máy điện

Tiếp nối chuỗi hành động “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, VinFast công bố triển khai chương trình “Phủ xanh Việt Nam” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 12 triệu đồng, góp phần hỗ trợ người tiêu...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành,...

Long An: Tận dụng vị trí gần TP Hồ Chí Minh làm lợi thế phát triển du lịch

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Long An chưa phát triển là ngành du lịch chưa tập trung vào điểm mạnh, khác biệt để cạnh tranh với các địa phương; thiếu định hướng về nhu cầu của du khách.Du lịch Long An: Tăng hấp dẫn và thân thiện với công nghệ thực tế ảoVề Long An...

Mới nhất