Tối 20/4, tại TP Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022.
Đây cũng là một sự kiện trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022).
Khá đông khách tham quan đến với Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang.
Ngày hội có quy mô 180 gian hàng của 150 đơn vị đến từ An Giang và 19 tỉnh thành, chia làm 3 khu vực.
Nhiều loại mắm đặc sản được bày bán.
Đó là Khu tái hiện đời sống văn hoá cộng đồng 4 dân tộc Kinh – Khmer – Chăm – Hoa, trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản An Giang, đặc biệt là mắm Châu Đốc.
Những món ăn chế biến từ mắm nhìn rất hấp dẫn.
Thứ hai là Khu triển lãm các tỉnh thành. Cuối cùng là Khu không gian văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa cộng đồng của các tỉnh thành.
Mắm được chế biến từ cá hay thủy sản có ướp muối mặn để bảo quản lâu, có thể được xử lý tiếp bằng cách nấu, lọc hoặc không cần xử lý mà thêm đường, chanh… và ăn ngay.
Một điểm nổi bật tại Ngày hội là Ngôi nhà chung triển lãm “An Giang – tiềm năng – cơ hội đầu tư”.
Tại đây trưng bày, giới thiệu sản phẩm của tỉnh An Giang, kèm theo đó là 4 gian nhà truyền thống kết hợp tái hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày văn hóa, văn nghệ, ẩm thực của 4 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Chăm – Hoa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh An Giang.
Mắm là món ăn quen thuộc của người miền Tây.
Phát biểu khai mạc Ngày hội Mắm, ông Trần Anh Thư – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, khi nhắc tới người Hàn Quốc thì phải nhắc đến món kim chi.
Lâu nay, nhiều du khách đi lễ hội Vía Bà Chúa xứ Châu Đốc thường mua mắm về làm quà.
“Còn nếu chúng ta nhìn thấy sushi thì không thể nào không nhắc tới người Nhật… Nói chung rất nhiều món ăn đã khẳng định được đặt trưng văn hóa của một quốc gia đó.
Ngày nay, mắm được cho vào keo, hũ, bảo quản được lâu hơn.
Cũng như khi nhắc tới Châu Đốc là nhắc tới câu truyền miệng: “Muốn ăn mắm sặc, mắm linh, lấy chồng Châu Đốc sẽ rinh ăn liền”. Vì tại đây, Châu Đốc là thủ phủ của làng nghề sản xuất mắm lâu đời và là thủ phủ của mắm”, ông Thư nhấn mạnh.
Một loại mắm được chế biến sẵn.
Ông Thư cho biết thêm, UBND tỉnh rất vinh dự chào đón những đặc sản mắm của các vùng miền hội tụ về đây, cũng như mọi miền trên cả nước với hơn 19 tỉnh, thành phố và hơn 180 gian hàng, trong đó có những món ăn đặc sắc.
Nhiều loại khô đặc sản cũng được bày bán.
“Tỉnh An Giang hy vọng thông qua ngày hội này sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kết nối cung – cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, định hướng phát triển sản xuất sản phẩm theo nhu cầu phát triển của thị trường.
Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu các sản phẩm, cũng như hỗ trợ người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác hoàn thành chỉ tiêu chất lượng, nhãn hiệu của từng sản phẩm”, ông Thư nhận định.
Các gian hàng khá đắt khách.
Tại lễ khai mạc, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao bằng và huy hiệu xác nhận kỷ lục “TP Châu Đốc, tỉnh An Giang – Địa phương có nhiều cơ sở sản xuất mắm Nam Bộ nhất tại Việt Nam”.
Các cô gái người Chăm xuất hiện tại ngày hội.
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã vinh danh, trao tặng kỷ vật cho 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mắm truyền thống, những đơn vị góp phần tạo nên danh tiếng nghề mắm hơn trăm năm qua của vùng đồng bằng châu thổ.
Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022 mở cửa từ 8h sáng đến 21h30 hàng đêm, bắt đầu từ ngày 20/4 đến ngày 24/4, vào cổng miễn phí.