Trang chủNewsThế giớiVệ tinh Nga, Mỹ suýt va nhau trên quỹ đạo, Ấn Độ...

Vệ tinh Nga, Mỹ suýt va nhau trên quỹ đạo, Ấn Độ rút quân khỏi Maldives, Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ loạt chiến đấu cơ của nhau



Mỹ, Nga “đấu khẩu” kịch liệt tại Liên hợp quốc, công nhân Triều Tiên đình công ở Trung Quốc, nghị sĩ Pakistan tuyên thệ nhậm chức trong hỗn loạn, Ngoại trưởng Trung Quốc sắp thăm Australia…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Tin thế giới 29/2: Vệ tinh Nga, Mỹ suýt va vào nhau trên quỹ đạo, Ấn Độ rút quân khỏi Maldives, Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều chiến đấu cơ của nh
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang, ngày 29/2. (Nguồn: Sputnik)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraina

*Ukraine tuyên bố bắn hạ thêm 3 chiến đấu cơ của Nga: Ngày 29/2, quân đội Ukraine cho biết đã bắn hạ thêm 3 máy bay ném bom Su-34 của Nga.

Trên trang Telegram, Tư lệnh quân đội Oleksandr Syrsky cho hay, sau các hoạt động tác chiến thành công, vào đêm 29/2, thêm 2 máy bay Su-34 của Nga đã bị tiêu diệt ở khu vực Avdiivka và Mariupol.

Avdiivka ở miền Đông Ukraine do lực lượng Nga bắt đầu kiểm soát trong tháng này sau một trận chiến kéo dài. Nga nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố cảng Mariupol ở miền Đông Nam vào tháng 5/2022.

Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết đã bắn hạ 6 máy bay chiến đấu của Nga trong 3 ngày. (Reuters)

*Tổng thống Putin cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân: Trong thông điệp liên bang ngày 29/2, Tổng thống Vladimir Putin đã ca ngợi lực lượng quân đội Nga đang thực hiện nhiệm vụ ở Ukraine là những chiến binh “dũng cảm”, những người sẽ không bao giờ chùn bước.

Trong phát biểu kết thúc Thông điệp, Tổng thống Putin nói: “Tôi chứng kiến những con người dũng cảm đó, thậm chí là những thanh niên còn rất trẻ, và không hề cường điệu chút nào, tôi có thể nói rằng trái tim tôi tràn ngập niềm tự hào. Họ sẽ không chùn bước, sẽ không thất bại và sẽ không phản bội”.

Tổng thống Putin cũng cảnh báo về một nguy cơ chiến tranh hạt nhân nếu phương Tây leo thang xung đột tại Ukraine. Ông nói: “Họ đã thông báo khả năng đưa lực lượng quân sự của phương Tây tới Ukraine…Mọi thứ mà Phương Tây nghĩ ra đều kéo theo mối đe dọa thực sự của một cuộc xung đột có sử dụng vũ khí hạt nhân, và do đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt nền văn minh”, người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh. (TASS)

*Nga bắn hạ 48 máy bay không người lái gần Kupyansk: Truyền thông địa phương ngày 29/2 đưa tin lực lượng phòng không Nga đã tiêu diệt 48 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ở hướng Kupyansk trong 24 giờ qua.

Kupyansk là một thành phố ở tỉnh Kharkov ở miền Đông Ukraine. Ông Bigma cũng cho biết Ukraine có tới 145 người thương vong trong khu vực này. Ngoài ra, hỏa lực của Nga còn bắn trúng 2 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 4 khẩu pháo, một tổ súng cối và 2 xe bán tải.

Phía Ukraine chưa phản hồi và bình luận gì về thông tin trên. (Sputnik)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Ấn Độ bắt đầu rút quân khỏi Maldives: Ngày 28/2, một nhóm dân sự từ Ấn Độ đã đến tiếp quản công tác vận hành 1 trong 3 sân bay ở Maldives, trước thời hạn ngày 10/3 về việc rút các quân nhân Ấn Độ khỏi đảo quốc này.

Báo chí địa phương dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Maldives xác nhận đội ngũ nhân viên dân sự vận hành và bảo dưỡng máy bay của Ấn Độ đã đến Addu vào sáng sớm để hoàn tất thủ tục tiếp quản. Quân đội Ấn Độ sẽ rút khỏi Maldives vào những ngày mà hai nước đã thống nhất.

Bên cạnh đó, một con tàu của Ấn Độ cũng cập cảng Addu trong ngày 28/2 mang theo chiếc trực thăng thay thế.

Động thái trên diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu tuyên bố trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội hôm 5/2 rằng nhóm nhân viên quân sự Ấn Độ đầu tiên sẽ trở về nước trước ngày 10/3. Những người Ấn Độ còn lại vận hành 2 sân bay ở Maldives sẽ được rút về trước ngày 10/5 theo thỏa thuận giữa Malé và New Delhi. (Indian Times)

*Công nhân Triều Tiên đình công ở Trung Quốc: Ông Cho Han-bum, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc ngày 28/2 cho biết công nhân Triều Tiên đã từ chối làm việc ở thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc và đề nghị được trở lại Triều Tiên.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc thông báo họ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan vì nhiều sự cố đã xảy ra do điều kiện sống tồi tệ của công nhân Triều Tiên.

Theo nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, khoảng 2.000 công nhân Triều Tiên, do một công ty thương mại thuộc Bộ Quốc phòng Triều Tiên cử đến, đã chiếm đóng một nhà máy ở Helong, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào tháng 1 và tổ chức bạo loạn do bị chậm trả lương. (Yonhap)

*Hơn 130 phi công Pakistan thất nghiệp: Hiệp hội Chủ sở hữu và Điều hành Máy bay (AOOA) cho biết hơn 130 phi công Pakistan đã phải nghỉ việc do giấy phép của họ đang bị Cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan (PCAA) nắm giữ.

Đồng thời, AOOA cũng chỉ trích cách thức tuyển dụng của các hãng hàng không địa phương, đặc biệt là việc họ ưu tiên phi công nước ngoài hơn phi công địa phương.

Xu hướng này không chỉ khiến hàng trăm phi công Pakistan phải đứng ngoài mà còn dẫn đến những tác động tài chính đáng kể, vì các phi công quốc tế được cho là đang nhận mức lương từ 9.500 đến 15.000 USD, được trả bằng ngoại tệ”. (The Dawn)

*Indonesia và Papua New Guinea gia tăng hợp tác quốc phòng: Ngày 29/2, Ngoại trưởng Papua New Guinea – Justin Tkatchenko và Đại sứ Indonesia tại quốc đảo Thái Bình Dương Andriana Supandy đã tổ chức một cuộc họp báo ở Port Moresby của Papua New Guinea để thông báo phê chuẩn một thỏa thuận hợp tác quốc phòng đã bị trì hoãn kể từ khi được ký kết cách đây một thập kỷ.

Ngoại trưởng Tkatchenko cho hay: “Các cuộc tuần tra chung biên giới và các hình thức hợp tác quốc phòng khác nhau giữa Indonesia và Papua New Guinea sẽ là một phần của quan hệ hợp tác an ninh ngày càng phát triển”. Trong khi đó, Đại sứ Supandy nhấn mạnh: “Indonesia hy vọng thỏa thuận này sẽ đảm bảo một khu vực Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và tăng cường mối quan hệ của Indonesia và Papua New Guinea”. (Straits Times)

*Australia phủ nhận vai trò kiểm soát an ninh của Trung Quốc tại Thái Bình Dương: Ngày 29/2, Bộ trưởng Thái Bình Dương của Australia Pat Conroy phủ nhận vai trò kiểm soát an ninh của Trung Quốc đối với các hòn đảo Thái Bình Dương và Australia sẽ đào tạo thêm lực lượng an ninh tại khu vực này.

Bộ trưởng Conroy nêu rõ: “Chúng tôi biết rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một vai trò an ninh lớn hơn ở Thái Bình Dương và chúng tôi nhất quán rằng Trung Quốc không có vai trò nào trong việc quản lý trật tự hay an ninh ở Thái Bình Dương”. Theo ông Conroy, Australia muốn thấy các lực lượng an ninh của các quần đảo Papua New Guinea, Fiji và các quốc đảo Thái Bình Dương đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ an ninh cho các nước láng giềng. (Reuters)

*Các nghị sĩ Pakistan tuyên thệ nhậm chức trong hỗn loạn: Sáng 29/2, các nghị sĩ mới đắc cử của Paksitan đã tuyên thệ nhậm chức trong phiên họp khai mạc Quốc hội khóa 16 do Tổng thống Arif Alvi triệu tập vốn bị trì hoãn trong vài ngày qua.

Lễ tuyên thệ cho các nghị sĩ mới đắc cử trong bối cảnh hỗn loạn khi các nhà lập pháp được hậu thuẫn bởi đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) của cựu Thủ tướng đang phải ngồi tù Imran Khan (71 tuổi), hô vang những khẩu hiệu phản đối cuộc tổng tuyển cử bị cáo buộc có gian lận diễn ra hôm 8/2.

Theo quy định của Hiến pháp, phiên họp Quốc hội phải được triệu tập trong vòng 21 ngày kể từ ngày bầu cử và ngày 29/2 là ngày bắt buộc theo Điều 91. Quốc hội mới sẽ bầu chủ tịch và phó chủ tịch mới.

Cuộc bầu thủ tướng sẽ diễn ra vào ngày 2/3 và cựu Thủ tướng Shehbaz Sharif dự kiến được bầu làm lãnh đạo mới của Hạ viện theo thỏa thuận sau bầu cử giữa PML-N và PPP. Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn do đảng PTI đã kêu gọi các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày 2/3. Các nghị sĩ thuộc PTI tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch chống gian lận trong các cuộc bầu cử trong và ngoài Quốc hội. (the Indian Times)

*Ngoại trưởng Trung Quốc sắp thăm Australia: South China Morning Post (SCMP) dẫn các nguồn tin ngày 29/2 cho biết Australia đã mời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới thăm vào cuối tháng 3 để thảo luận về các vấn đề thương mại, an ninh và quan hệ song phương cùng các vấn đề khu vực.

Theo SCMP, ông Vương Nghị sẽ dành 1 ngày ở Canberra và 1 ngày ở Sydney. Ngoài ra, SCMP cũng cho hay các cuộc đàm phán dự kiến xoay quanh thương mại song phương, liên minh an ninh AUKUS của Australia với Mỹ và Anh, một thỏa thuận khoa học công nghệ mới và việc tuyên án nhà văn Australia Yang Hengjun. Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin của SCMP. (SCMP)

*Lo ngại về an ninh, không quân Thái Lan chi 1 tỷ USD mua F-16: Theo Sách trắng công bố ngày 29/2, Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RATF) thông báo sẽ mua máy bay tiêm kích F-16, hệ thống phòng không tầm trung và công nghệ chống máy bay không người lái.

Bên cạnh F-16, Lực lượng Không quân Thái Lan đang tìm kiếm các hệ thống phòng không tầm trung và công nghệ chống máy bay không người lái, đồng thời có kế hoạch mua thêm máy bay trực thăng để chở các nhân vật quan trọng, cũng như máy bay KAI T-50 Golden Eagle, cùng một số dự án an ninh hàng không khác.

Trước đó, RTAF đã liệt kê những lo ngại về an ninh mà Thái Lan có thể phải đối mặt cho đến năm 2037 như căng thẳng địa chính trị giữa các nước lớn, thiên tai, các dạng đại dịch mới và tội phạm mạng.

Theo dự luật ngân sách của chính phủ Thái Lan cho tài khóa 2024, Bộ Quốc phòng nước này dự kiến sẽ được cấp 198 tỷ baht (5,5 tỷ USD), trong đó 36 tỷ baht (1 tỷ USD) sẽ được cấp cho RTAF. (Bankok Post)

*Australia công bố Chiến lược Phát triển Công nghiệp Quốc phòng: Ngày 29/2, Chính phủ Australia công bố Chiến lược Phát triển công nghiệp quốc phòng (DIDS), một kế hoạch tổng thể trong đó xác định cơ sở chiến lược cho một cơ sở công nghiệp quốc phòng có chủ quyền và vạch ra các lộ trình để tối đa hóa sự hỗ trợ cho ngành công nghiệp Australia và đóng góp quan trọng của ngành này cho an ninh quốc gia.

Chiến lược mang tính bước ngoặt này nêu chi tiết các hành động mà Chính phủ sẽ thực hiện để phát triển cơ sở công nghiệp, lĩnh vực sử dụng khoảng hơn 100.000 người Australia và mang lại mối quan hệ đối tác lớn hơn giữa quốc phòng và công nghiệp.

Ngoài những cải cách mua sắm quan trọng trong Bộ Quốc phòng, Chính phủ của Thủ tướng Albanese thông báo tăng chi tiêu cho các chương trình công nghiệp quốc phòng, nâng tổng vốn đầu tư lên 183,8 triệu AUD, phù hợp với DIDS. (AP)

Châu Âu

*Tổng thống Putin tuyên bố “phương Tây đã tính toán sai” về nước Nga: Phát biểu trong bản Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Nga ngày 29/2, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Ông Putin nhắc lại cáo buộc rằng phương Tây đang tìm cách tiêu diệt Nga từ bên trong, đồng thời nói thêm rằng hầu hết người dân đều ủng hộ quyết định của ông hai năm trước về việc triển khai hàng chục nghìn binh sĩ vào Ukraine để tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Ông Putin nói: “Về bản chất, phương Tây muốn hành xử với Nga tương tự như họ đã làm ở nhiều khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả Ukraine: mang sự bất hòa vào trong nước chúng ta và làm suy yếu chúng ta từ bên trong. Nhưng họ đã tính toán sai lầm”. (AFP)

*Vệ tinh Nga, Mỹ suýt va chạm trên quỹ đạo: Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận trong ngày 28/2 đã xảy ra vụ tiếp cận tiềm tàng nguy hiểm giữa thiết bị vũ trụ TIMED của Mỹ và vệ tinh Cosmos-2221 của Nga trên quỹ đạo. Sau đó, quỹ đạo bay của 2 thiết bị đã chuyển hướng.

Theo bộ phận báo chí của NASA, vụ việc xảy ra vào lúc 1h34 giờ Bờ Đông nước Mỹ (13h34 cùng ngày theo giờ Hà Nội). NASA giải thích thiết bị TIMED đang hoạt động bình thường.

NASA dự báo trong trung hạn, các thiết bị vũ trụ này sẽ tiếp cận nhau một lần nữa, song khoảng cách giữa chúng sẽ tăng lên, do đó, nguy cơ va chạm là rất nhỏ, thậm chí gần như không có. Theo NASA, một vụ va chạm giữa 2 vệ tinh sẽ khiến chúng bị phá hủy. Kết quả là lượng lớn rác vũ trụ sẽ xuất hiện ở nơi xảy ra vụ va chạm. (Reuters)

Châu Phi – Trung Đông

*Iran phóng vệ tinh hình ảnh từ Nga: Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) ngày 29/2 đưa tin nước này đã phóng lên quỹ đạo một vệ tinh từ một cơ sở ở Nga với nhiệm vụ theo dõi và thu nhận hình ảnh.

IRNA cho biết, tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo vệ tinh có tên “Pars-I” đã được phóng từ điểm phóng Vostochny, cách thủ đô Moscow khoảng 8.000 km về phía Đông. Theo Bộ trưởng Viễn thông Iran Issa Zareppur, vệ tinh này “hoàn toàn được phát triển ở trong nước” và là một trong hàng chục vệ tinh được Iran đưa lên quỹ đạo trong 2 năm qua.

Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc công nghệ sử dụng để phóng vệ tinh của Iran có thể được sử dụng cho sản xuất tên lửa đạn đạo hạt nhân – điều mà Iran luôn bác bỏ. (IRNA)

*Ai Cập ủng hộ đến cùng giải pháp hai nhà nước: Phát biểu tại một sự kiện ở New Cairo ngày 28/2, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của người Palestine cho đến khi Nhà nước Palestine được thành lập dựa trên đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.

Phản ứng trước các cáo buộc “không chính xác” được đưa ra trong những tháng vừa qua, Tổng thống El-Sisi nêu rõ Ai Cập chưa bao giờ đóng cửa khẩu biên giới Rafah với Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh quan điểm nhất quán của Cairo về vấn đề này.

Nhà lãnh đạo Ai Cập bày tỏ hy vọng các bên đối địch sẽ đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong những ngày tới ở Dải Gaza. Ông El-Sisi cũng nêu bật sự quan tâm của Ai Cập đến thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn và tiến trình thực hiện giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới ngày 4/6/1967 với Đông Jerusalem là thủ đô. (Arab News)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Cựu Tổng thống Trump phải nộp 454 triệu USD tiền phạt: Ngày 28/2, Chánh án Tòa phúc thẩm bang New York, ông Anil Singh đã bác nỗ lực nhằm trì hoãn phán quyết trong vụ kiện gian lận dân sự của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khi từ chối nhận số tiền đặt cọc 100 triệu USD, bắt buộc ông phải nộp đủ khoản tiền phạt 454 triệu USD theo phán quyết.

Các luật sư bào chữa cho biết ông Trump sẵn sàng đặt cọc 100 triệu USD với lập luận rằng ông không thể có số tiền cao hơn nếu không bán bớt một số bất động sản.

Theo ước tính của cựu Tổng thống Trump, giá trị tài sản ròng của ông lên tới hàng tỷ USD, nhưng phần lớn là bất động sản chứ không phải tiền mặt. Các luật sư của ông lập luận rằng với khoản trái phiếu trị giá 100 triệu USD, cùng với khối bất động sản “khổng lồ” của Trump và sự giám sát liên tục của cơ quan giám sát do tòa án chỉ định đối với Trump Organization, sẽ là quá đủ để bảo đảm thi hành phán quyết.

Cùng ngày, Tòa án tối cao Mỹ đã đồng ý xem xét việc cựu Tổng thống Donald Trump có được hưởng quyền miễn tố hay không trong vụ ông bị truy tố tội can thiệp bầu cử vào ngày 22/4 tới. (Washington Post)

*Mỹ, Nga “đấu khẩu” quyết liệt tại Liên hợp quốc: Đại diện của Mỹ và Nga ngày 28/2 đã “đấu khẩu” tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liên quan đến cuộc xung đột ở Gaza.

Đại sứ Nga tại LHQ Nebenzia cáo buộc Mỹ đã phủ quyết một số nỗ lực của LHQ nhằm đạt được lệnh ngừng bắn để ngăn chặn “nạn đói hàng loạt” ở Gaza. Ông nêu rõ: “Washington phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số nạn nhân dân sự chưa từng có của tình trạng leo thang này. Số lượng của họ hiện nay là trên 30.000 người. Đó là cái giá phải trả cho việc Mỹ phủ quyết tại HĐBA về vấn đề Gaza”.

Trong khi đó, Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood đáp trả bằng cách nói rằng người dân Ukraine hàng ngày phải đối mặt với “những vụ đánh bom và giết chóc”, rằng “LB Nga là một quốc gia không góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo do chính họ gây ra”. (AFP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. Theo Đài RT, với việc ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ...

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bão số 7 Yinxing vẫn duy trì gió giật cấp 17, hướng về phía Trung Trung Bộ

Bão số 7 Yinxing vẫn đang ở mức cường độ cực đại cấp 14 giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông. Những ngày tới, bão 3 lần đổi hướng di chuyển, cường độ suy yếu dần, nhưng dự báo hướng về phía khu vực Trung Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 16h chiều nay (8/11), vị trí tâm bão số 7 (Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Mới nhất