Trang chủNewsThời sựNăng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của...

Năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của Bình Thuận


Năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của Bình Thuận- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao quan điểm của Bình Thuận là “không đặt lợi ích về khoáng sản cao hơn lợi ích về môi trường, bảo tồn văn hoá và thiên nhiên” – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Cực tăng trưởng quan trọng của vùng

Theo Phó Thủ tướng, Bình Thuận nằm trên tuyến hành lang kinh tế Bắc – Nam, kết nối tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ – Đông Nam Bộ – Tây Nguyên, có những lợi thế khác biệt nổi bật về vị trí địa lý, vị thế địa – chiến lược trong thời đại hội nhập, mở cửa; trong kỷ nguyên của biển và đại dương và xu thế chuyển đổi xanh của toàn cầu.

Phát huy những tiềm năng lợi thế đó, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Thuận liên tục nỗ lực, phấn đấu, phát huy bản lĩnh, tinh thần sáng tạo vượt qua khó khăn để phát triển mạnh mẽ, khẳng định là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Quy mô nền kinh tế tăng gấp hơn 25 lần so với năm 1992 (thời điểm tái lập tỉnh). Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2023 tăng 8,1% so với năm 2022, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trên cả nước; xếp thứ 4/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, kết nối, chia sẻ. GRDP bình quân đầu người ước đạt 87 triệu đồng/người/năm, có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh tăng trưởng của cả nước năm 2023 rất khó khăn, có thể nói, những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Thuận là đặc biệt quan trọng.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu đưa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phát triển một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Với điều kiện và lợi thế riêng có, Bình Thuận được xác định là một trong những trung tâm công nghiệp về năng lượng sạch; du lịch biển, du lịch sinh thái và là một trong những điểm đến của con đường di sản miền Trung; trở thành tỉnh phát triển năng động, nhanh và bền vững; mạnh, giàu từ biển.

Hướng tới năm 2030, Bình Thuận dự kiến phấn đấu đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 7.800 – 8.000 USD; tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng trên 50,8%, các đô thị hạt nhân được “thông minh hóa”.

Nền kinh tế dựa trên trụ cột chính: Công nghiệp; dịch vụ du lịch, đào tạo và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nông nghiệp công nghệ cao. Hoàn thành đầu tư khung hệ thống kết cấu hạ tầng: Cảng hàng không; cảng biển; đường cao tốc; đường sắt tốc độ cao.

Hạ tầng số đủ năng lực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chuyển đổi số. Hạ tầng đô thị cơ bản được đầu tư hiện đại và tổ chức tốt… Người dân Bình Thuận dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng.

Năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của Bình Thuận- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Bình Thuận – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phát triển đồng bộ hạ tầng, đô thị thông minh, đa mục tiêu

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, Quy hoạch tỉnh Bình Thuận được công bố hôm nay mới chỉ định hướng không gian phát triển trong sự liên kết giữa các tỉnh thuộc tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, cũng như với các vùng kinh tế – xã hội khác, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Trong đó, Bình Thuận cần nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, toàn diện những lợi thế, bất lợi của tỉnh trong Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ để hoạch định, đề xuất những dự án kết nối hạ tầng quan trọng, cấp thiết.

Chia sẻ một số suy nghĩ, điểm nhấn trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Thuận quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, coi đô thị là giải pháp, mục tiêu, động lực phát triển kinh tế với các hệ sinh thái thương mại, dịch vụ, công nghiệp, du lịch… đi kèm.

Phó Thủ tướng cho biết, dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đang được xây dựng và hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý, phương pháp luận cho công tác quy hoạch đô thị, nông thôn, nhưng “ngay bây giờ, Bình Thuận nên chủ động lựa chọn những tổ chức tư vấn uy tín, nổi tiếng để cụ thể hóa những định hướng, mục tiêu trong quy hoạch chung của tỉnh thành các quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng với lộ trình, tầm nhìn trăm năm”.

“Cùng kinh nghiệm đã có, Bình Thuận cần rút ra những bài học, khắc phục được tồn tại của các đô thị hiện nay như ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ùn tắc giao thông, quản trị mật độ dân số…”, Phó Thủ tướng trao đổi và yêu cầu tỉnh chú ý hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng với tư duy đô thị thông minh, đa mục tiêu, đồng thời gìn giữ, phát huy các di sản văn hoá trở thành nguồn tài nguyên du lịch quý giá.

Hài hòa trong lựa chọn ưu tiên phát triển

Gợi mở một số định hướng về phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng cho rằng, Bình Thuận phải tận dụng tiềm năng rất lớn về nắng, gió cho phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với mô hình thuỷ điện tích năng nhằm tạo ra nguồn điện xanh, ổn định, cân bằng cho hệ thống điện. Đây là lợi thế đột phá để tỉnh thu hút các nhà đầu tư trong xu thế chuyển đổi xanh của toàn cầu.

Bên cạnh đó, các hồ, đập thuỷ điện tích năng cũng là giải pháp hiệu quả để bảo đảm nguồn nước cho đời sống sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong mùa khô hạn.

Về du lịch, Bình Thuận tiếp tục đổi mới cách thức thiết kế, xây dựng sản phẩm du lịch, trên cơ sở phát huy tiềm năng biển, đảo gắn với thám hiểm, thể thao, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng. Cùng với đó, tài nguyên văn hóa cũng là nguồn cảm hứng, hấp dẫn rất đặc biệt đối với du khách.

Đánh giá cao quan điểm “không đặt lợi ích về khoáng sản cao hơn lợi ích về môi trường, bảo tồn văn hóa và thiên nhiên”,Phó Thủ tướng đề nghị Bình Thuận hài hòa trong lựa chọn ưu tiên phát triển.

“Những nơi có thể khai thác khoáng sản thì tập trung công nghệ chế biến sâu, hàm lượng giá trị cao, còn nếu mâu thuẫn với công nghiệp xanh thì cần bảo tồn, dự trữ”, Phó Thủ tướng nói.

Năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của Bình Thuận- Ảnh 3.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cùng với năng lượng tái tạo, nhân lực chất lượng cao, nhân tài là nguồn tài nguyên mới, động lực mới của Bình Thuận – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Bên cạnh các ngành kinh tế phi nông nghiệp, Phó Thủ tướng lưu ý, Bình Thuận đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp theo hướng vùng sản xuất, chế biến sâu, gắn với hạ tầng thuỷ lợi.

Để đáp ứng yêu cầu nhân lực của các ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, Phó Thủ tướng đề nghị Bình Thuận phối hợp với Bộ GD&ĐT khẩn trương cập nhật, đưa vào quy hoạch mạng lưới trường đại học, cơ sở giáo dục, trung tâm nghiên cứu.

“Với quyết tâm, khát vọng, sáng tạo, Bình Thuận sẽ chuẩn bị thật tốt cho nguồn tài nguyên con người được đào tạo, nắm bắt tri thức tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đáp ứng được mục tiêu phát triển đã đặt ra trong quy hoạch”, Phó Thủ tướng nói.

Chủ động đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành với tỉnh Bình Thuận trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, song tỉnh chủ động chuẩn bị “hành trang” về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc thù, hạ tầng kinh tế, xã hội, năng lượng… từ quan điểm, tư duy đổi mới trong Quy hoạch.

Với sự tham dự của các nhà đầu tư tại buổi lễ, Phó Thủ tướng mong muốn không chỉ đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Thuận mà các doanh nghiệp sẽ có những sáng kiến, đề xuất để xây dựng Bình Thuận thành môi trường đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư.

“Nhữngnhà đầu tư đã được trao giấy chứng nhận, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã sẵn sàng ý tưởng, tài chính, nguồn lực và địa phương phải chuẩn bị cơ chế chính sách, địa điểm để các dự án phát huy được hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng tin tưởng, với tinh thần vượt khó, năng động, sáng tạo và khát vọng vươn lên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Bình Thuận sẽ đưa tỉnh phát triển năng động, nhanh và bền vững, cả về tốc độ và chất lượng; mạnh, giàu từ biển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của vùng và cả nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn về chuyển đổi năng lượng

Kinhtedothi-Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, đại biểu Quốc hội nghị, Dự thảo Luật nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Chiều 26/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tổ...

Bộ TN&MT tham vấn dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhận định, dự thảo mới nhất đã phù hợp hơn với Quy hoạch Điện 8, NDC và Chiến lược biến đổi khí hậu, giúp Việt Nam tập trung vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0....

Tạo điều kiện hơn nữa khu vực tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Trong khuôn khổ hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc làm việc với bà Agnes Pannier Runacher, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi năng lượng Pháp.Bộ trưởng Agnes Pannier Runacher đánh giá cao các phát biểu của Phó Thủ tướng đã góp phần...

Hướng tới một thế giới sử dụng năng lượng sạch

Thảm họa có nguy cơ đến gầnÔng Guterres cho biết việc hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C vẫn có thể thực hiện được nhưng đòi hỏi giảm 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030. Tuy nhiên, các chính sách hiện tại sẽ...

Nỗi niềm năng lượng tái tạo ở Đắk Nông

Cuối tháng 10/2021, tại Đắk Nông có 2 dự án điện gió đã thi công hoàn thành. Đó là Dự án nhà máy điện gió (NMĐG) Đắk Hòa (công suất 50MW) và Dự án NMĐG Nam Bình 1 (công suất 30MW).Tuy nhiên, chỉ có NMĐG Đắk Hòa đủ điều kiện đi vào vận hành. NMĐG Nam Bình 1 dù đã đầy đủ các điều kiện phát điện nhưng gặp trục trặc trong lúc thử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Điều động Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ mới

Ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông. Ngày 15/11, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố 6 quyết định của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ.Tại Quyết định số 1575-QĐ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông quyết định cho thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình ‘Hồ Chí Minh

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo...

Xây dựng văn bản pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật Bộ TN&MT

Từ ngày 14 đến ngày 16/11, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT. ...

HĐND TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp cuối năm

(TN&MT) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND thành phố khóa XVI, ngày 15/11, Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức các Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc với cử tri các quận, huyện trên địa bàn. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Thi công cao tốc Hòa Liên-Túy Loan: Đừng đưa máy móc ra trình diễn

Đổ lỗi cho... mặt bằngNgày 16/11, ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT) kiểm tra thực tế tiến độ thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan thuộc địa phận Đà Nẵng.Báo cáo với đoàn công tác, đại diện đơn vị thi công (cho biết, hiện đang tổ chức, bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ Thủ tướng yêu cầu. Tuy nhiên còn một số vướng mắc như mặt...

Bỏ 2 bé trai sơ sinh trong thùng xốp, mẹ trẻ 24 tuổi viết giấy nhờ người nuôi

Bên trong thùng xốp có 2 bé trai sơ sinh, người dân TPHCM phát hiện lá thư tay của người mẹ để lại với nội dung chồng bỏ đi, không có khả năng nuôi. Ngày 16/11, UBND xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các bên liên quan làm rõ vụ phát hiện 2 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng xốp đặt trước cửa nhà dân. Khoảng 3h sáng nay, người dân...

Chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay. ...

Bão MAN-YI mạnh lên thành siêu bão, bão USAGI yếu và tan dần

(ĐCSVN) – Sáng nay bão MAN-YI đã mạnh lên tới cấp 16, giật trên cấp 17, cấp siêu bão; dự kiến khoảng sáng ngày 18/11 bão MAN-YI sẽ di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. Bão USAGI sẽ đổ bộ vào khu vực Đài Loan (Trung Quốc) sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần.   ...

Mới nhất

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch...

Nhà nghiên cứu Trung Quốc đánh giá những thành quả trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” mang tên Tham nhũng ở Việt Nam đã gây tiếng vang lớn, công cuộc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và thịnh vượng lâu dài.

Đại học Đà Nẵng có quy mô đào tạo thuộc top đầu cả nước

Trong 30 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hàng vạn nhân lực có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. ...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ...

“Các đại học cần phải có vai trò lớn hơn nữa trong thời kỳ mới”

Đó là gửi gắm của Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994-2024). Sự kiện được tổ...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước tía tô liên tục?

Nhiều người tin rằng uống nước tía tô có thể mang lại sức khỏe dồi dào và làn da tươi trẻ. Điều gì...

Mới nhất