Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBác sĩ chỉ ra những bệnh thường gặp khi trời nắng nóng...

Bác sĩ chỉ ra những bệnh thường gặp khi trời nắng nóng gay gắt


Tại TP.HCM ngày 27.2 cường độ nắng nóng giảm nhẹ do có cơn mưa vào chiều tối. Tuy nhiên, theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ nắng nóng vẫn tiếp tục gay gắt trong những ngày tới. Dự báo trong 24 giờ đến 48 giờ tới, nắng nóng xảy ra trên diện rộng.

>>> Những cách ‘làm mát’ cấp tốc nguy hiểm ngày nắng nóng

Nhiệt độ cao nhất ở miền Đông từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; miền Tây có nơi trên 35 độ C. Thời gian nắng nóng trong ngày cao điểm khoảng từ 12 giờ đến 16 giờ. Trong 72 giờ đến 120 giờ tới, nắng nóng vẫn duy trì.

Cơ quan này cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư và cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.

Dưới đây là các bệnh thường gặp khi thời tiết nắng nóng, người dân cần lưu ý để phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe.

Áo chống nắng crop-top, váy quây kháng tia UV… cháy hàng ngày nắng nóng

Cảm nắng, say nắng, các bệnh truyền nhiễm

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, những ngày qua nắng nóng tăng cao tại TP.HCM và các tỉnh Nam bộ gây ảnh hưởng sức khỏe người dân. Khi đi lại, làm việc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng nhưng không uống đủ nước dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng thậm chí đột quỵ. Ngoài ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao khiến vi khuẩn sinh sôi dễ gây các bệnh truyền nhiễm do siêu vi như sốt xuất huyết, tay chân miệng… các bệnh về hô hấp.

“Thời tiết thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt gây nhiều biến chứng đột quỵ, nhất là vào những ngày nhiệt độ tăng cao”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bác sĩ chỉ ra những bệnh thường gặp khi trời nắng nóng gay gắt- Ảnh 1.

Nguy cơ say nắng, sốc nhiệt do nắng nóng

Các bệnh đường ruột, tiêu hóa

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Khoa Nội y học cổ truyền, chia sẻ miền Nam đang vào những ngày nắng nóng, không khí oi bức cũng như sự thay đổi đột ngột với những cơn mưa làm cơ thể chúng ta bị suy giảm sức đề kháng và đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sức khỏe.

“Nhiệt độ duy trì ở mức cao dễ khiến đồ ăn nhanh hỏng do vi khuẩn phát triển nhanh. Điều này dễ khiến người có hệ miễn dịch kém mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, mất nước…, với các biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, người bứt rứt, toàn thân nóng bứt, tiểu đậm màu…”, bác sĩ Thủy chia sẻ.

Do đó, cần chú ý thực hiện ăn chín, uống sôi không nên ăn thức ăn lạnh vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Đồ ăn phải được bảo quản kỹ và kiểm tra trước khi ăn để tránh tình trạng ăn phải thực phẩm ôi thiu, nấm mốc hoặc hư hỏng.

Các bệnh về da

Thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ nội trú Trần Nguyễn Anh Thư, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, độ ẩm cao gây nhiều ảnh hưởng trên da, làm tăng nhiệt độ da, thay đổi độ pH, tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ viêm da, rối loạn hệ vi sinh vật trên da (nấm, vi khuẩn) khiến da nhạy cảm hơn.

“Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như bụi, phấn hoa, ô nhiễm, hóa chất… dễ gây kích ứng da, tạo các phản ứng không có lợi, từ đó làm bùng phát các bệnh da liễu. Thời tiết nóng còn khiến lỗ chân lông giãn nở khiến cho bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và tích tụ lại bít tắc lỗ chân lông tạo thành mụn”, bác sĩ Thư phân tích.

Bác sĩ chỉ ra những bệnh thường gặp khi trời nắng nóng gay gắt- Ảnh 2.

Trẻ bị viêm da trong điều kiện thời tiết nắng nóng

Trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền có tình trạng miễn dịch kém nên đề kháng kém trước sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, những người mang bệnh da sẵn có, mạn tính như viêm da cơ địa càng dễ tái phát.

Trẻ nhỏ đổ mồ hôi nhiều khiến các vùng như bẹn, mông, nách; các nếp gấp ở cổ, khuỷu tay, khoeo chân kém thông thoáng, ẩm ướt, thiếu vệ sinh càng dễ bị nhiễm nấm, rôm sảy, mụn, chốc, viêm da. Khi ngứa ngáy, trẻ gãi nhiều hơn là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh, như bội nhiễm (nhiễm thêm vi khuẩn, virus khác) hoặc khiến bệnh lan ra các vùng khác của cơ thể.

>>> Bài tiếp theo: Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp mùa nắng nóng



Source link

Cùng chủ đề

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM), 1 trong 11 cá nhân vừa được trao...

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễm

GSK cùng Hiệp hội Y khoa triển khai chuỗi hội thảo khoa học về phòng bệnh truyền nhiễmCông ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) vừa đồng hành cùng các hiệp hội y khoa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề cập nhật tình hình dịch tễ và giải pháp chủ động phòng ngừa các bệnh nhiễm nguy hiểm cho trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất. ...

Nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào TPHCM ra sao?

Bệnh do virus Marburg hiện bùng phát tại Rwanda (châu Phi) với 58 ca mắc, trong đó 13 ca tử vong. Tại TPHCM, ngành y tế đang thực hiện giám sát các hành khách từ các đường bay có liên quan đến Rwanda.  Tối 13-10, Sở Y tế TPHCM cho biết, nguy cơ bệnh Marburg xâm nhập vào thành phố không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh dịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Việt Nam hướng đến mục tiêu sản xuất thuốc phát minh

Tại VN, các thuốc phát minh chỉ chiếm khoảng 3% về số lượng nhưng thực tế chiếm đến 22% giá trị và chủ yếu là thuốc nhập khẩu. Trước hiện trạng này, Bộ Y tế đang đề xuất chính sách khuyến khích chuyển giao thuốc mới, thuốc phát minh nhằm tạo thêm cơ hội cho người bệnh được tiếp cận trong điều trị. Hạn chế năng lực sản xuất thuốc phát minh Theo đánh giá của Cục Quản lý dược (Bộ...

Bệnh viện Quốc tế Mỹ thành lập TT Chấn thương chỉnh hình tầm cỡ khu vực

Ngày 19.10, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ký Thỏa thuận Hợp tác Y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore. Song song đó, hai bên chính thức thành lập Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (TTCTCH) tầm cỡ khu vực để điều trị...

Tặng hoa hậu váy cũ, quảng bá lụa cổ để làm thời trang xanh

Vốn nổi danh với các thiết kế sang trọng, gần đây nhà thiết kế Lê Thanh Hòa liên...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 xây mãi, 10 năm vẫn chưa xong

Cùng khởi công từ cuối năm 2014, sau 10 năm, cả hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại TP Phủ Lý (Hà Nam) vẫn chưa biết khi nào mới đi vào hoạt động, trong khi những hạng mục xây dựng xong đã dần xuống cấp. ...

Chuyên gia đưa ra cách khắc phục hiệu quả

Xì hơi nhiều bất thường là dấu hiệu cho thấy cần thay đổi chế độ ăn uống. Chuyên gia y tế đề xuất các phương pháp giảm thiểu xì hơi, có thể thực hiện ngay tại nhà. ...

Hai cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép gây biến chứng nặng

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 2 cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép, gây biến chứng nặng cho khách hàng, trốn tránh trách nhiệm. Tin mới y tế ngày 25/10: Hai cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép gây biến chứng nặngTheo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc 2 cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm...

Cùng chuyên mục

Bệnh viện Quốc tế Mỹ thành lập TT Chấn thương chỉnh hình tầm cỡ khu vực

Ngày 19.10, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ký Thỏa thuận Hợp tác Y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore. Song song đó, hai bên chính thức thành lập Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (TTCTCH) tầm cỡ khu vực để điều trị...

Ngủ 2 tiếng/ngày, người phụ nữ nhập viện tâm thần

Người phụ nữ này 40 tuổi, quê Hải Phòng, làm nghề giáo viên, thường ngày sống nội tâm, cầu toàn, cuộc sống gia đình bình thường. Việc mất ngủ thường xuyên khiến chị uể oải, buồn ngủ, đau đầu, không tập trung vào công việc, dễ nổi cáu vô cớ, ăn kém ngon miệng, sụt 2 kg trong 2 tháng.Sau khi đi khám và uống thuốc ở cơ sở y tế địa phương không đỡ, chị lên tuyến...

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người...

4 gia vị thường dùng trong nhà bếp giúp giảm đau khi bị viêm khớp

Khi áp dụng chế độ ăn chống viêm, người bệnh viêm khớp không nên bỏ qua lợi ích tuyệt vời của một số loại gia vị thường dùng trong nhà bếp. ...

‘3 giảm, 3 khỏe mạnh’ – bí quyết sống khỏe ‘hot rần rần’ mạng xã hội Trung Quốc

Theo thông tin từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, muốn có sức khỏe tốt thì phải thực hiện “3 giảm, 3 khỏe mạnh”. Khẩu hiệu này đang trở nên "hot rần rần” nhờ thông điệp dễ nhớ, dễ làm và hiệu quả thiết thực. Vậy “3 giảm, 3 khỏe mạnh” là gì?Công thức “3 giảm”Đó là giảm lượng muối, giảm lượng đường và giảm lượng chất béo. Đây là cơ sở để...

Mới nhất

“Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng”

VOV.VN - “Một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.   Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư...

Thanh Thủy trình diễn ấn tượng trang phục dân tộc tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy có màn trình diễn thể hiện phong thái chuyên nghiệp, từng động tác đều toát lên vẻ thanh lịch, truyền tải trọn vẹn tinh thần của trang phục trong phần thi National Costume. Tối ngày 3/11, trong phần thi National Costume thuộc khuôn khổ cuộc thi Miss International...

Huyện Kbang (Gia Lai): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiKhi được thông qua, Nghị quyết về...

6 kỳ thủ trẻ hàng đầu Việt Nam sẽ tham dự Giải vô địch Cờ vua trẻ thế giới 2024

Tuyển cờ vua trẻ Việt Nam tham dự Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới 2024 tại Brazil diễn ra từ ngày 29/10 - 9/11, trong đó có các nội dung dành cho nhóm tuổi U14, U16 và U18 . Danh sách đội tuyển Cờ vua trẻ Việt Nam tham dự giải lần này gồm: Đinh Nho Kiệt, Vương...

Thanh Hoá đưa chính sách giảm nghèo vào cuộc sống

Thanh Hoá đã đưa các chính sách giảm nghèo vào cuộc sống thông qua các dự án hỗ trợ thiết thực. Giảm nghèo bền vững Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - cho biết, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Thanh Hoá...

Mới nhất