Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTài trợ thương mại chưa được khai thác hiệu quả

Tài trợ thương mại chưa được khai thác hiệu quả

Cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng thêm tới hơn 55 tỷ USD mỗi năm, theo nghiên cứu “Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông” do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố mới đây.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 75 triệu USD Khoảng cách tài trợ thương mại toàn cầu tăng lên mức 2,5 nghìn tỷ USD năm 2022

Tài trợ thương mại trong nước còn thấp

Báo cáo chung của IFC và WTO cho thấy, tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam không những chưa phổ biến mà còn có chi phí cao, phân tán và mới chỉ dừng ở việc cung cấp các nghiệp vụ cơ bản. Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá 731 tỷ USD của cả nước.

Điều đáng chú ý là các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia thương mại trong khu vực hơn là các công ty đa quốc gia lớn tham gia thương mại toàn cầu. Nhiều công ty con của các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị lớn như điện tử và may mặc ít phụ thuộc hơn vào tài trợ thương mại mà trong đó ngân hàng trong nước đóng vai trò trung gian.

Dự báo các kịch bản tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thêm tùy theo mức độ  cải thiện của tài trợ thương mại (nguồn: Báo cáo chung của IFC và WTO)
Dự báo các kịch bản tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thêm tùy theo mức độ cải thiện của tài trợ thương mại (nguồn: Báo cáo chung của IFC và WTO)

Nghiên cứu của IFC-WTO cho biết, theo phản hồi khảo sát của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là hai trong nhiều lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Về phía cung, trong năm 2022, các ngân hàng Việt Nam từ chối trung bình 12% số yêu cầu tài trợ thương mại – chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – tương đương với khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu chưa được đáp ứng. Nguyên nhân được cho là do thiếu tài sản thế chấp và rủi ro tín dụng cao. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng mới chủ yếu xoay quanh các công cụ truyền thống, các công cụ phi truyền thống – như tài trợ theo chuỗi cung ứng và dựa trên các dịch vụ số hóa – chưa được sử dụng nhiều cũng là yếu tố khiến tài trợ thương mại trong nước chưa được như kỳ vọng.

Nghiên cứu có tiêu đề “Báo cáo chung IFC-WTO: Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông”, nằm trong loạt khảo sát về tài trợ thương mại ở các khu vực. Nghiên cứu này sử dụng kết quả khảo sát các ngân hàng ở ba nền kinh tế thuộc khu vực hạ lưu vực sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia và Lào để nghiên cứu, đánh giá sự thiếu hụt tài trợ thương mại ở các quốc gia này và gợi ý các giải pháp để mở rộng tài trợ thương mại, phân tích những cơ hội từ tài trợ thương mại để thúc đẩy thương mại, tăng trưởng, và cải thiện sinh kế cho người dân.

Nhằm làm rõ hơn về thực trạng và các cơ hội mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó hỗ trợ các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu trong nước tăng cường giao thương quốc tế với sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các ngân hàng, vừa qua tại Hà Nội, nhóm tác giả báo cáo đến từ IFC và WTO đã có buổi thảo luận với đại diện các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, do tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các nhà sản xuất trong nước nên việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mà quan trọng hơn là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và lan tỏa đồng đều hơn lợi ích của thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước.

Ông Marc Auboin, chuyên gia của WTO cho biết ở các quốc gia tiên tiến, mức độ sử dụng tài trợ thương mại lên tới 60%, trong khi ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, tài trợ thương mại chỉ khoảng 20%. Theo chuyên gia này, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm vừa qua, đòi hỏi hoạt động tài trợ thương mại trong nước cần đóng góp nhiều hơn trong quá trình này, nhất là khi tham gia của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng lớn hơn.

Đẩy mạnh tài trợ chuỗi cung ứng

Thực tế phần lớn hoạt động tài trợ thương mại mới chỉ được thực hiện qua các công cụ truyền thống, bà Trần Thu Trang, chuyên gia kinh tế cao cấp của IFC cho rằng, dư địa để thúc đẩy thời gian tới chính là việc các ngân hàng có thể tập trung vào phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Chuyên gia này cho rằng, công cụ tài trợ chuỗi cung ứng nếu được khai thác tốt sẽ tạo thuận lợi nhiều cho các DNNVV – khu vực hiện đang gặp khó khăn và có khả năng tiếp cận tài trợ thương mại kém hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Để phát triển được các công cụ tài trợ mới như vậy, báo cáo chung của IFC-WTO khuyến nghị: một mặt cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của NHTW và khung trách nhiệm giải trình; đồng thời đề xuất nâng cao nhận thức của các DNNVV và các nhà cung cấp trong nước về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại.

Cho ý kiến về giải pháp tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh, ngành Ngân hàng không phân biệt doanh nghiệp lớn hay DNNVV mà đều mong muốn cho vay, mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, vấn đề là không ít các DNNVV hiện vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng khiến rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng e dè trong việc cung cấp các khoản tài trợ thương mại. Để cải thiện tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đáp ứng điều kiện của các TCTD bằng việc nâng cao tính minh bạch về báo cáo tài chính, quản trị…, từ đó tạo niềm tin cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh đó, cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại. Ông Nguyễn Quốc Hùng kỳ vọng, việc Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua mới đây sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn, đồng thời mong chờ sớm ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn luật này để tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo ông Đinh Ngọc Dũng – Phó giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Doanh nghiệp, SHB, khi tham gia vào hoạt động tài trợ thương mại nói chung và tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng, ngân hàng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, từ tối ưu hóa trong mua bán hàng hóa, đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Bởi ngoài việc tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp, cung cấp các phương thức thanh toán như phát hành L/C, bao thanh toán… ngân hàng còn tham gia tư vấn cho khách hàng về thông tin tiếp cận thị trường và đánh giá uy tín của đối tác để giảm thiểu rủi ro cho các bên.

Tuy nhiên, năng lực quản trị, minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế vẫn là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, để mở rộng hoạt động này, ngân hàng cũng sẽ phải đầu tư chi phí không nhỏ cho số hóa, công nghệ trong khi để thu hồi được vốn trong tài trợ chuỗi cung ứng cần thời gian dài. Mặc dù vậy đại diện SHB cũng kỳ vọng cùng với nỗ lực của IFC, các doanh nghiệp và các bên liên quan, hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới.





Source link

Cùng chủ đề

ABBANK được vinh danh ngân hàng có “Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng. Giải thưởng ghi nhận sự xuất sắc trong việc xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế - với tỷ lệ điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn xuyên suốt năm 2024 lên tới 98% của ABBANK; đồng thời ghi nhận sự xuất sắc trong nghiệp vụ của...

VietinBank ưu đãi phí Tài trợ Thương mại cho doanh nghiệp SME

Đồng hành cùng khách hàng (KH) doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SME), VietinBank triển khai chương trình SME Trade UP, ưu đãi giảm nhiều loại phí Tài trợ Thương mại dành cho KHDN. Đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao vào dịp cuối năm của DN, VietinBank triển khai chương trình SME Trade UP với các ưu đãi giảm phí hấp dẫn dành cho các sản phẩm thiết yếu DN xuất nhập khẩu thường sử dụng. Cụ thể...

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Với vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế, Vietcombank cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp, hiệu quả cho doanh nghiệp và cá nhân.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, đến tháng 11/2024, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 400.000 tỷ đồng, tương đương 54% so với kế hoạch và trên 60% so với mục tiêu chính phủ đặt ra. “Chúng ta vẫn còn thời gian. Kế hoạch đầu tư công thường tính đến tháng 1/2025, do đó, các Bộ, ngành từ Trung ương đến...

Về công tác phong trào xóa đói giảm nghèo

Nhớ mãi Ngân hàng chính sách ở muôn nơi Giúp đỡ bà con đẹp cuộc đời Vay vốn làm ăn, giàu phát đạt Giải ngân sản xuất, tậu xe hơi Hộ nghèo đã giảm, tăng thu nhập Hộ đói không còn, sống thảnh thơi Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Nhân dân ghi...

Central Retail Việt Nam lần đầu tiên hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo giao hàng xuyên suốt Tết Ất Tỵ...

Hòa cùng không khí của mùa mua sắm tưng bừng dịp cuối năm và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 sắp đến, chuỗi siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail Việt Nam gồm: GO!, Big C, Tops Market, triển khai đồng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt hấp dẫn, giúp người tiêu dùng có một cái Tết ấm no, đủ đầy. Sức mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho Tết tại GO!...

Nâng cao vị thế thương mại để thoát bẫy thu nhập trung bình

Việt Nam, một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Tuy nhiên, những thay đổi và các biến động của thương mại toàn cầu đang đặt ra bài toán lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách chính sách và chiến lược để nâng vị thế thương mại lên một tầm cao mới. ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 16-20/12

Tỷ giá trung tâm tăng 60 đồng, chỉ số VN-Index giảm 5,07 điểm so với cuối tuần trước đó hay mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 16/12 đạt 7.085 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cuối năm trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 16-20/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12 Điểm lại thông tin...

Bài đọc nhiều

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

TP.HCM có gần 800 đơn vị đủ điều kiện mua điện tái tạo qua đường dây riêng

TP.HCM có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện để tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng (DPPA), song đến nay chưa có doanh nghiệp nào chính thức đề xuất. Trao...

Cùng chuyên mục

Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán

Aegon Custody B.V đã đặt lệnh mua 26.600 cổ phiếu FPT vào ngày 17/12/2024, nhưng không thực hiện mua lại cổ phiếu. Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán Aegon Custody B.V đã đặt lệnh mua 26.600 cổ phiếu FPT vào ngày 17/12/2024, nhưng không thực hiện mua lại cổ phiếu. CTCP Chứng khoán Vietcap...

200 ‘Sao vàng đất Việt’ có doanh thu 799.000 tỉ đồng, nộp ngân sách 65.000 tỉ đồng

200 doanh nghiệp đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt 2024 có tổng tài sản năm 2024 là 8 triệu tỉ đồng, nộp ngân sách 65.000 tỉ đồng và tạo việc làm cho 405.000 lao động. Doanh nhân Việt Nam sáng tạo, là động...

Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm

Thị trường tài chính toàn cầu bình ổn hơn sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy các chỉ số chứng khoán phục hồi. Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểmThị trường tài chính toàn cầu bình ổn hơn sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc...

Sau làn sóng tăng giá ảo, giới đầu tư thận trọng rót tiền vào start-up Đông Nam Á

Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho các start-up, đi cùng sự điều chỉnh kỳ vọng từ các nhà đầu tư. Theo báo cáo “Đông Nam Á: Thiết lập lại kỳ vọng” phát hành đầu tháng 10- 2024...

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12

Sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu bất động sản và khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan từ đó kéo VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu bất động sản và khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan từ đó kéo VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. VN-Index kết phiên 23/12 đứng...

Mới nhất

Nhiều hoạt động đặc sắc chào đón du khách tại Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày

Đến với Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), du khách sẽ được trải nghiệm “Hành trình săn mây - Khám phá hoa Tớ dày” và bay dù lượn. ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

200 ‘Sao vàng đất Việt’ có doanh thu 799.000 tỉ đồng, nộp ngân sách 65.000 tỉ đồng

200 doanh nghiệp đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt 2024 có tổng tài sản năm 2024 là 8 triệu tỉ đồng, nộp ngân sách 65.000 tỉ đồng và tạo việc làm cho 405.000 lao động. ...

Cảnh hoang tàn, xuống cấp của những ngôi biệt thự cổ ở Đà Lạt

TPO - Nhiều năm qua, bốn ngôi biệt thự trên đường Cô Giang, phường 9, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) không được đưa vào sử dụng nên đã xuống cấp trầm trọng, gây lãng phí. Tất cả thuộc nhóm có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và thuộc quyền sở hữu nhà nước. ...

Người học xóa mù chữ được hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Chương trình xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao dân...

Mới nhất