Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc nỗ lực xích lại gần châu Âu trước thềm bầu...

Trung Quốc nỗ lực xích lại gần châu Âu trước thềm bầu cử Mỹ


Trung Quốc được cho là đang cố gắng tận dụng mối lo lắng của châu Âu về tương lai bầu cử Mỹ để xích lại gần hơn với khu vực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần qua đã gửi một thông điệp rõ ràng tới châu Âu rằng dù thế giới có thay đổi thế nào, Trung Quốc vẫn sẽ “nhất quán và ổn định”.

Tuyên bố của ông Vương trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 17/2 được đưa ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Âu đang thận trọng theo dõi cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ, lo ngại khả năng cựu tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ đối tác giữa họ với Washington.





Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Diễn đàn An ninh Munich, Đức, hôm 18/2. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một phiên họp trong khuôn khổ Diễn đàn An ninh Munich, Đức, hôm 18/2. Ảnh: AFP

Những lo ngại đó càng bùng lên sau khi cựu tổng thống Trump nói rằng ông sẽ không bảo vệ các đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng, một lời cảnh báo nguy hiểm đối với nhiều người ở châu Âu khi xung đột Nga – Ukraine vẫn căng thẳng.

Bình luận từ cựu tổng thống Mỹ đã tạo ra bối cảnh không thể tốt hơn cho Ngoại trưởng Trung Quốc khi Bắc Kinh đang cố gắng tìm cách sửa chữa mối quan hệ với châu Âu. Nỗ lực này càng trở nên cấp bách hơn bởi những khó khăn kinh tế trong nước và những xích mích đang diễn ra với Mỹ.

“Cho dù thế giới thay đổi thế nào, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm, sẽ giữ các nguyên tắc và chính sách chính của mình nhất quán và ổn định, đồng thời đóng vai trò là sức mạnh bền bỉ giữ vững ổn định trong một thế giới hỗn loạn”, ông Vương nói tại Munich, khẳng định Trung Quốc và châu Âu cần “tránh xa những phiền nhiễu về địa chính trị cũng như ý thức hệ” để hợp tác cùng nhau.

Lời kêu gọi của ông Vương có thể được một số lãnh đạo châu Âu lắng nghe, nhưng để thực sự hàn gắn rạn nứt không phải nhiệm vụ dễ dàng với Trung Quốc. Một trong những thách thức lớn nhất là mối quan hệ kiên định giữa nước này với Nga.

“Thông điệp ông Vương gửi tới các chủ nhà châu Âu là không được phép để những khác biệt về địa chính trị cản trở hợp tác”, Noah Barkin, chuyên gia cấp cao tại tổ chức tư vấn Quỹ German Marshall của Mỹ (GMF), nhận xét. “Nhưng điều không được nói ra là Trung Quốc chưa sẵn sàng thay đổi những quan điểm và chính sách khiến người châu Âu lo lắng nhất, cụ thể là mối quan hệ ngày càng sâu sắc với Nga và các hoạt động thương mại của nước này”.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch tại Ukraine hai năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tích cực tăng cường quan hệ song phương khi cả hai đều phải đối mặt căng thẳng gia tăng với phương Tây. Trung Quốc cũng nổi lên như một huyết mạch quan trọng cho nền kinh tế Nga đang bị trừng phạt.

Ở châu Âu, điều này làm dấy lên mối lo ngại về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) điều chỉnh lại chính sách với Bắc Kinh.

Ông Vương đã nỗ lực trấn an những lo ngại của châu Âu vào cuối tuần qua, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nga là một phần trong nỗ lực nhằm hợp tác “cùng các nước lớn” để giải quyết những thách thức toàn cầu.

“Nga là nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc”, ông nói, lặp lại những tuyên bố lâu nay rằng quan hệ giữa họ không phải là liên minh và không “nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

“Mối quan hệ Trung – Nga phát triển ổn định, đáp ứng lợi ích chung của hai nước” và “phục vụ cho sự ổn định chiến lược của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới”, ông cho biết thêm.

Khi được chủ tịch hội nghị Christoph Heusgen hỏi rằng liệu Trung Quốc có nên làm nhiều hơn để kiềm chế Nga không, Ngoại trưởng Vương đã phản bác lại điều mà ông cho là những nỗ lực “đổ lỗi cho Trung Quốc hoặc chuyển trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraine sang Trung Quốc”. Ông nói rằng Bắc Kinh vẫn làm việc “không ngừng nghỉ” để kết thúc các cuộc đàm phán hòa bình.

Giới quan sát đánh giá với bối cảnh như hiện nay, những nỗ lực của ông Vương nhằm xoa dịu những lo ngại của châu Âu khó lòng tác động tới EU.

“Chừng nào xung đột ở Ukraine còn tiếp diễn, các chính sách của EU đối với Trung Quốc vẫn sẽ có mối liên kết chặt chẽ với cách hành động của Mỹ. Rất có thể, châu Âu sẽ cùng với Mỹ tăng cường các hạn chế xuất khẩu các công nghệ quan trọng vì họ coi an ninh kinh tế của liên minh là điều tối quan trọng”, Yu Jie, chuyên gia cấp cao về Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu Chatham House ở London, bình luận.

EU đang xem xét một loạt biện pháp giúp khối giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng, bảo vệ các công nghệ quan trọng và giữ thị trường của mình khỏi những gì họ coi là hàng hóa Trung Quốc “rẻ tiền một cách giả tạo”. Trong khi đó, Bắc Kinh đánh giá chính sách của châu Âu bị ảnh hưởng quá mức bởi Washington.

Ông Vương cũng lên tiếng phản đối các biện pháp như vậy ở Munich, cảnh báo rằng “những ai cố gắng đóng cửa với Trung Quốc dưới danh nghĩa ‘giảm rủi ro’ sẽ mắc phải một sai lầm lịch sử”.

Theo giới chuyên gia, bài phát biểu của ông Vương khó có thể tác động đến khối EU nói chung nhưng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thành công hơn khi nỗ lực ổn định quan hệ với một số quốc gia EU riêng lẻ, những nước muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế và đang hoài nghi về cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.

Theo Liu Dongshu, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hong Kong, trong các cuộc họp ở châu Âu, ông Vương có thể “sử dụng ‘nhân tố Trump’ để chỉ ra rằng việc hoàn toàn đứng về phía Mỹ không mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước châu Âu”.

Khi còn là tổng thống, ông Trump không chỉ bày tỏ hoài nghi về mạng lưới các đồng minh của Mỹ ở châu Âu mà còn áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm châu Âu, khiến EU phải đáp trả bằng những biện pháp tương tự.

“Ông Vương Nghị có thể chỉ ra rằng nếu ông Trump trở thành tổng thống thì châu Âu sẽ gặp vấn đề nếu không có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông ấy muốn thuyết phục các nước châu Âu trung lập hơn”, Liu nói.

“Các quốc gia châu Âu sẽ tập trung nhiều hơn vào việc giữ mối quan hệ với Trung Quốc ổn định, một phần để tránh nguy cơ xảy ra xung đột thương mại trên hai mặt trận với cả Bắc Kinh và Washington, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng”, Barkin từ Quỹ German Marshall, nhận định. “Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc là một mặt trận thống nhất xuyên Đại Tây Dương về các vấn đề thương mại, công nghệ và an ninh. Trung Quốc sẽ sử dụng những lời nói của ông Trump để củng cố thông điệp tại các thủ đô châu Âu rằng Washington không phải đối tác đáng tin cậy”.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Giới trẻ chụp ảnh, check-in với tòa nhà Pháp cổ đẹp như châu Âu ở Hà Nội

(Dân trí) - Lần đầu mở cửa đón khách tham quan, tòa nhà Đại học Khoa học Tự nhiên (trước là Đại học Tổng hợp) gây ấn tượng bởi lối kiến trúc Pháp độc đáo. Tọa lạc tại 19 Lê Thánh Tông (Hà Nội), tòa nhà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, là một trong những không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo tại Lễ hội thiết kế...

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều quan ngại về nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. ...

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden “gặp hạn”?

Với việc giành quyền kiểm soát Hạ viện khóa 119 trong Quốc hội Mỹ, cùng với chiến thắng ở Thượng viện và cuộc đua vào ghế chủ nhân Nhà Trắng, đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử toàn thắng.

Sudan “mắc kẹt trong cơn ác mộng” tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/11 cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra "tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ" cho hàng triệu dân thường ở quốc gia Đông Bắc Phi này.

Mỹ quyết định tiếp tục viện trợ quân sự cho Israel

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được cho là đã quyết định không thay đổi chính sách viện trợ quân sự cho Israel vào thời điểm hiện tại. ...

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Mới nhất

Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA)

Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. Trước khi nhận lệnh huỷ niêm yết, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thép này cũng đang bị đình chỉ giao dịch từ 16/9. ...

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu

Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - phát biểuSự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Châu Âu tổ chức cung cấp góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia trong nước và quốc tế về triển vọng thị trường, khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung...

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số

Một số đại biểu Quốc hội cho biết báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng. Bên hành lang kỳ họp, đại biểu Hoàng...

Thúc đẩy hợp tác đào tạo đại học giữa Việt Nam và Liên bang Đức

Ngày 13/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang...

Cần tinh không cần nhiều

Sau phát biểu tại Quốc hội về tình trạng bộ máy cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển đất nước và khẳng định “không tinh gọn sẽ không thể phát triển được”, mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục khẳng định quan...

Mới nhất