Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Đừng cấm, hãy quản lý chặt việc dùng điện thoại di động...

‘Đừng cấm, hãy quản lý chặt việc dùng điện thoại di động trong trường’


'Đừng cấm, hãy quản lý chặt việc dùng điện thoại di động trong trường'- Ảnh 1.

Học sinh một số trường ở TP.HCM bị cấm dùng điện thoại di động trong trường, ra về mới được nhận lại máy và sử dụng

Tiểu học và THCS thì nên cấm

‘ Theo quan điểm của tôi, việc cấm hay không cần phải ứng xử linh hoạt, phù hợp đối tượng và đặc thù dạy và học riêng của từng trường. Chẳng hạn, với cấp tiểu học và THCS thì nên cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường. Còn với học sinh THPT thì không nên. Điều quan trọng là nhà trường phải siết chặt khâu quản lý. Nếu làm được, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường sẽ có nhiều cái lợi.

Trước nhất là học sinh có được phương tiện liên lạc, học tập, giải trí, tương tác thường xuyên. Bên cạnh sách giáo khoa và tài liệu, trong mỗi tiết học, nhiều thầy cô hiện nay còn yêu cầu học sinh truy cập kiến thức trực tiếp bằng các phương tiện như máy tính bảng, laptop, điện thoại thông minh… Điều này giúp học sinh dễ dàng truy cập kiến thức, vận dụng, liên hệ thực tiễn, tiết học sẽ sinh động, đỡ nhàm chán hơn.

Hiện nay việc dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến được nhiều địa phương chú ý. Chẳng hạn, tại TP.HCM, ngay từ đầu năm học Sở GD-ĐT yêu cầu các trường phải có kế hoạch dạy học, kiểm tra trên nền tảng các phần mềm dạy học trực tuyến trong kế hoạch năm học của mình.

Trong Chương trình GDPT 2018, thầy và trò tự chọn văn bản, ngữ liệu… nên cần trang bị thêm phương tiện công nghệ số vào học tập.

Nếu nói học sinh lạm dụng, ảnh hưởng cái xấu từ mạng xã hội rồi xao nhãng việc học khi dùng điện thoại di động trong trường thì không sai nhưng chưa đủ. Vì nếu tiêu cực, thì học sinh dùng điện thoại ở ngoài nhà trường cũng có thể bị vậy. Cho nên, nhiều khi, cho học sinh mang điện thoại đến trường, và có sự quản lý tốt của nhà trường cũng là cách giúp các em hình thành thói quen tương tác lành mạnh”. (Ngọc Tuấn, giáo viên tại TP.HCM).

Đừng sợ quản lý không được mà cấm

Thứ nhất, điện thoại là một phương tiện thông tin liên lạc nhiều tiện ích, phổ biến. Quan trọng hơn hết là kho dữ liệu trí thức vô tận của nhân loại được mở ra để chúng ta sử dụng, khai thác, ứng dụng vào đời sống, việc làm, học tập…

Thứ hai, điện thoại không phải là vật dụng nguy hiểm, nó chỉ nguy hiểm khi con người không biết sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp.

Anh: Kiên quyết cấm học sinh dùng điện thoại trong trường

Như vậy, việc Bộ GD-ĐT cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc học là một tất yếu khách quan.

Vì vậy, không nên và không thể cấm học sinh dùng điện thoại trong trường. Thay vì cấm đoán, cần có giải pháp, quy định hướng dẫn giáo dục học sinh sử dụng điện thoại sao cho đúng và hiệu quả. Vẫn có ý kiến phản đối việc đem và sử dụng điện thoại trong giờ học, trường học vì chúng ta sợ không kiểm soát được việc sử dụng điện của học sinh trong giờ học là có đúng mục đích nội dung học tập hay không.

'Đừng cấm, hãy quản lý chặt việc dùng điện thoại di động trong trường'- Ảnh 2.

Học sinh được hướng dẫn dùng internet an toàn

Nói cách khác, thầy cô lo không quản lý được các em khi cho phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học, có thể lợi dụng để ghi âm, quay phim, chụp mình, xem phim… rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội.

Theo cá nhân tôi, khi cho học sinh được đem và sử dụng điện thoại di động trong giờ học cần phải thực hiện một số quy định sau: Trước hết, thầy cô cần xác định rõ, nội dung bài học có cần sử dụng điện thoại không, từ đó tránh việc lạm dụng điện thoại của học sinh trong giờ học.

Khi sử dụng điện thoại nên tổ chức theo phương pháp thảo luận nhóm để giáo viên dễ dàng kiểm soát việc sử dụng của các em hơn. Tránh cho học sinh sử dụng điện thoại di động một cách tràn lan và cũng không yêu cầu tất cả học sinh đều phải có điện thoại di động.

Ngoài ra, khi thảo luận nhóm cần sử dụng điện thoại di động, giáo viên phải quy định thời gian cụ thể, ví dụ, 5 hay 7 phút… nhằm hạn chế được học sinh sử dụng điện thoại di động quá nhiều, sai mục đích. Nên có quy chế sử dụng điện thoại di động trong giờ học một cách cụ thể, nếu học sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Học sinh nào thực hiện đúng được khen. (Nguyễn Văn Lực, giáo viên lịch sử, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa).

Gia đình cần giáo dục cho con

Với tôi, việc ứng dụng điện thoại di động vào hoạt động dạy học mang lại cảm giác mới mẻ, kích thích sự sáng tạo của học sinh khi người giáo viên biết định hướng để phát huy hiệu quả thiết bị công nghệ này.

'Đừng cấm, hãy quản lý chặt việc dùng điện thoại di động trong trường'- Ảnh 3.

Giáo viên gợi ý cho học sinh những kênh thông tin uy tín, hữu ích

Là một giáo viên tiếng Anh, tôi khuyến khích học trò mình cài những ứng dụng tự điển offline hay online để dễ dàng trong việc tra cứu từ vựng, luyện phát âm … Trong các dự án học tập, học sinh được phép sử dụng điện thoại để quay phim, chụp ảnh cho các bài thuyết trình. Để tương tác với giáo viên hay các bạn của mình, học sinh được phép chia sẻ thông tin hay hợp tác để làm việc theo nhóm. Có đôi khi, các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế với những phần mềm soạn đề mà giáo viên ứng dụng vào việc dạy học.

Theo tôi, ở gia đình, cha mẹ học sinh cũng phải có trách nhiệm giúp học sinh biết được thuận lợi và tác hại của những thiết bị công nghệ, trong đó có điện thoại di động.

Cần quy định cụ thể cho con thời gian được phép dùng điện thoại di động, vào mạng xã hội, phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học tập, lao động, nghỉ ngơi. Cũng cần dạy các con thực hiện việc chia sẻ thông tin có trách nhiệm, biết kiểm chứng, thẩm định thông tin trên mạng.

Điện thoại di động là một thiết bị công nghệ hỗ trợ cho công việc của giáo viên cũng như nhu cầu học tập của học sinh. Điều quan trọng là người thầy và các bậc cha mẹ phải định hướng cho trẻ làm thế nào để sử dụng đúng lúc, đúng nơi và đúng chất. (Lê Tấn Thời, giáo viên Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, H.Chợ Mới, An Giang).



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Điều chỉnh, bãi bỏ nhiều quy định là “rào cản” trong lĩnh vực giáo dục

Tại quy định mới đã cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT. Nghị định đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là...

Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP. Đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT Điểm mới thứ nhất là cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bộ GD&ĐT...

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa

Ngày 9-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, truyền đạt ý kiến của phó thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có "dị vật".Văn bản của Văn...

Cùng chuyên mục

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

9 đại học của Việt Nam vừa lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của THE, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM phải bồi thường cho một hiệu trưởng

UBND TP HCM vừa có quyết định 4422 về giải quyết khiếu nại lần thứ 2 của bà Nguyễn Thị Nha Trang, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.  Theo quyết định của UBND thành phố, căn cứ vào kết quả giải quyết nội dung khiếu nại cho thấy, bà Nguyễn Thị Nha Trang được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Lộc từ ngày 26/6/2017, thời hạn 5 năm. Ngày 27/4/2022, Sở GD-ĐT ban...

Mới nhất

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia trên sóng truyền hình

TPO - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết, nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, bà sẽ trở thành tổng thống đầu tiên trong tám năm qua ở Mỹ thích uống bia. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia với người dẫn chương trình Stephen Colbert. (Ảnh: Facebook) Khác với ông Donald Trump hay...
08:30:12

Tiến sĩ, ca sĩ Khánh Ly nồng nàn, da diết với ‘Hà Nội ngày tháng cũ’

Với giọng hát nồng nàn, da diết, đắm say, Sao Mai Khánh Ly khiến "Hà Nội ngày tháng cũ" thêm phần tinh tế, nên thơ và đầy hoài niệm. Sao Mai Khánh Ly vừa ra mắt MV Hà Nội ngày tháng cũ, tri ân Thủ đô nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024). Ca khúc do nhạc sĩ Song Ngọc...

Loạt quan chức Fed ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất, áp lực tỷ giá hạ nhiệt cuối năm 2024

Vừa qua, một loạt quan chức của Fed đã đưa ra ý kiến xoay quanh chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản. Nói về sự đồng thuận của các...

Mới nhất