Từ ngày 12 đến 14/11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 31. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
2- Xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân về trách nhiệm liên quan trong Dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
– Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ.
– Thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với đồng chí Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đồng chí Trần Văn Hiếu, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
– Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với đồng chí Bùi Quang Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3- Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
4- Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cho ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.
Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Cũng theo nghiên cứu này, tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Nhiều hãng truyền thông thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện trên.
Hãng tin AFP của Pháp nhấn mạnh Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn hiệp định, dự kiến có hiệu lực vào cuối năm nay, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận mà ông cho là nguyên nhân khiến người dân Mỹ bị mất việc làm.
Hãng thông tấn Pháp dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh “đây là quyết định quan trọng,” khẳng định vai trò chủ động của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Trong khi đó, hãng tin Reuters của Anh cho rằng là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất của khu vực nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam được cho là nằm trong số những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 15 ngày, trong đó có 5 ngày để Hội đồng xét xử nghị án. Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ra cáo trạng truy tố 92 bị can để Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử.
Hội đồng xét xử bao gồm 5 người, 2 thẩm phán chính, 3 hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương.
Ngoài các bị cáo, Hội đồng xét xử triệu tập những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ).
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan là sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN với sự tham gia của lãnh đạo 10 nước ASEAN và các nguyên thủ và lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Australia cùng với Canada (Chủ tịch G7), Chile (Chủ tịch G20) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong thời gian 3 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự, phát biểu tại 18 hội nghị, phiên họp; tiếp và làm việc với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, Tổng thống Chile Sebastien Pinera, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Quốc vương Brunei Sultan Hagi Hassanan Bolkiah và các cuộc trao đổi quan trọng bên lề Hội nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen; tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp, một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào Việt Nam với 9 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP).
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các phát biểu quan trọng, đưa ra nhiều đề xuất, biện pháp, đóng góp vào nhiều văn kiện, thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị, phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN.
Như vậy, cùng với Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, Vasco, thì Bamboo Airway là cái tên mới nhất chuẩn bị tham gia thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam trong thời gian tới.
Dự kiến Bamboo Airways sẽ đưa về Việt Nam ngay trong năm nay khoảng 20 máy bay và bổ sung thêm 20-30 chiếc trong năm 2019, trước khi nhận bàn giao máy bay mới từ hai hợp đồng trị giá 8,8 tỷ USD ký kết với Airbus và Boeing.
Theo kế hoạch, hãng sẽ khai thác khoảng 100 đường bay kết nối tất cả các thành phố lớn và điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế.
Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự, đại diện gồm 5 học sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam.
Các học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành được 1 Huy chương Vàng (Trần Xuân Tùng, lớp 12 Lý 1), 1 Huy chương Bạc (Hồ Phi Dũng, lớp 11 Lý 1) và 2 Huy chương Đồng (Lê Trần Đạo và Nguyễn Tô Vĩnh Huy, lớp 12 Lý 1).
Đây là lần đầu tiên Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Kỳ thi Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế.