Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm...

Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm công bằng trong tuyển sinh?


Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm công bằng trong tuyển sinh?- Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023

Có những phương thức xét tuyển chỉ dành cho thí sinh giỏi ngoại ngữ

Với phương thức tuyển sinh được các trường ĐH công bố năm nay, thí sinh sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ nhiều lợi thế hơn nhóm thí sinh còn lại. Điều này do chính sách tuyển sinh của các trường ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn với học sinh giỏi ngoại ngữ.

Đáng chú ý, nhiều trường ĐH chấp nhận quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển. Ví dụ, với IELTS 4,5, thí sinh có thể được quy đổi thành 7-10 điểm môn tiếng Anh thay cho điểm thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ.

Nhiều trường ĐH khác không quy đổi thành điểm môn tiếng Anh mà sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo hình thức cộng điểm ưu tiên. Khi đó, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ ưu thế hơn hẳn nhóm thí sinh còn lại khi được cộng điểm ưu tiên theo tiêu chí này trong tổng điểm xét tuyển.

Dù theo cách thức nào, nhiều trường đang dành riêng một phương thức để xét nhóm thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Với phương thức này, chỉ thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế mới đủ điều kiện tham gia xét tuyển.

“Bị loại” vì không có chứng chỉ ngoại ngữ

Chị N.T.H (Gia Nghĩa, Đắk Nông) có con chuẩn bị thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH năm nay. Sau khi tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh nhiều trường, bày tỏ khá nhiều băn khoăn: “Học sinh các địa phương không có điều kiện tiếp cận sớm với ngoại ngữ sẽ bị thiệt thòi hơn khi xét tuyển vào ĐH ngày nay, đặc biệt những trường tốp đầu có sự cạnh tranh cao”.

Chị H. cho biết đã tìm hiểu phương thức xét tuyển học sinh giỏi của ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay. Điểm xét tuyển phương thức này được quy đổi từ 4 tiêu chí, trong đó một tiêu chí bắt buộc và 3 tiêu chí không bắt buộc. Tiêu chí bắt buộc là điểm trung bình học lực năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo quy định. Một trong 3 tiêu chí không bắt buộc là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. “Như vậy, con tôi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nếu chỉ xét trên điểm trung bình học tập là mất hẳn lợi thế để xét tuyển vào phương thức này của trường”.

Một ví dụ khác, cũng theo chị H., là phương thức tuyển sinh của Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 2023. Trường chỉ xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng phân ra 2 phương thức, trong đó một phương thức dành riêng cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Dù ở phương thức kết hợp, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là điều kiện cần nhưng điều này đồng nghĩa với việc những trường hợp không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã “bị loại” ngay từ đầu.

“Theo dõi điểm trúng tuyển nhiều năm, có những năm điểm chuẩn ngành y khoa với phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế lấy thấp hơn ngành y khoa chỉ xét theo điểm thi tốt nghiệp. Đây cũng là một minh chứng để thấy sự thiệt thòi hơn của học sinh không có điều kiện học ngoại ngữ sớm”, chị H. nhấn mạnh.

Có mất công bằng trong tuyển sinh?

Trước vấn đề này, hiệu trưởng một trường THPT ở Tiền Giang, chia sẻ góc nhìn theo 2 hướng. Ông cho rằng, xét tuyển theo phương thức nào là quyền chủ động trong tuyển sinh của các trường ĐH, đặc biệt trong bối cảnh nhà trường phải tính toán về vấn đề sinh viên ra trường có thể tiếp cận nhanh nhất với thị trường lao động. “Xét ở khía cạnh này, việc ưu tiên tuyển sinh viên giỏi ngoại ngữ có lợi cho các trường trong đào tạo”, hiệu trưởng này khẳng định.

Nhưng xét ở góc độ người học, vị hiệu trưởng trăn trở: “Những địa phương vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn, người học sẽ thiệt thòi khi các trường áp dụng chính sách ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Trong khi đó, tại các thành phố lớn, học sinh có điều kiện học ngoại ngữ sớm sẽ có lợi hơn. Xét đến đây, rõ ràng phần nào thấy rằng xu hướng tuyển sinh này ít nhiều chưa thực sự công bằng với người học. Dù rằng, chính sách tuyển sinh này của các trường ĐH ngược lại có tác dụng kích thích việc học ngoại ngữ tốt hơn ở tất cả các địa phương”.

Giám đốc Trung tâm khảo thí một trường ĐH tại TP.HCM cũng cho rằng ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là một xu hướng có sự tính toán của các trường ĐH với vấn đề chất lượng người học. Nhưng để hài hòa lợi ích của những nhóm người học khác nhau, các trường cần tính toán thêm tỷ lệ chỉ tiêu từng phương thức phù hợp hơn. Ví dụ, theo giám đốc này, phương thức ưu tiên thí sinh giỏi ngoại ngữ chỉ là một trong nhiều phương thức xét tuyển của trường. Ngoài phương thức này, trường vẫn nên dành phần lớn chỉ tiêu để tất cả thí sinh có thể cùng cạnh tranh với nhau trên thang đo chung.



Source link

Cùng chủ đề

Từ năm 2025, nhiều ĐH hàng đầu Úc tăng học phí 3-7% với du học sinh

Ngân sách công dành cho giáo dục ĐH giảm, số du học sinh ứng tuyển ít hơn trước, chi phí tăng là một số lý do khiến nhiều trường Úc chọn tăng học phí hay cắt giảm nhân sự. ...

Trường “lỡ” tuyển sinh cả trăm học sinh không phép: Cơ quan quản lý nói gì?

(Dân trí) - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội khẳng định học sinh, phụ huynh không có lỗi trong vụ việc. Liên quan vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh 174 học sinh lớp 10 dù không được cấp chỉ tiêu, một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin với báo chí: "Sở đang tính toán phương án giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho học sinh".Theo vị lãnh đạo, học...

Sở GDĐT Hà Nội khẳng định sẽ ‘xử lý nghiêm’

Về việc Trường THPT Tô Hiến Thành (Hà Đông, Hà Nội) tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở GDĐT Hà Nội cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm phương án giải quyết và khẳng định sẽ "xử lý nghiêm". ...

Trường ở Hà Nội tuyển sinh ‘chui’ hàng trăm chỉ tiêu: Sở GD-ĐT nói gì?

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, về việc Trường THPT Tô Hiến Thành (Hà Đông, Hà Nội) tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở sẽ phối hợp với các cơ sở để tìm phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Vừa qua, nhiều phụ huynh hoang mang khi phát hiện 174 học sinh khối 10 của Trường THPT Tô Hiến Thành năm học 2024-2025 không có tên trên hệ thống của Sở GD-ĐT Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự án, bên cạnh các cách tiếp cận khác như thiết kế ấn phẩm, dựng sa bàn. ...

Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 không chỉ bầu tổng thống

Trong năm nay, cử tri Mỹ ngoài việc chọn ai trong 2 ứng viên Donald Trump và Kamala Harris trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, họ còn bầu ra các ghế nghị sĩ quốc hội. ...

Hải quân Nga và Indonesia lần đầu tập trận song phương

Quân đội Nga và Indonesia ngày 4.11 bắt đầu đợt tập trận chung trên biển đầu tiên giữa hai nước tại biển Java. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự án, bên cạnh các cách tiếp cận khác như thiết kế ấn phẩm, dựng sa bàn. ...

Trường Lilama2 phấn đấu trở thành hình mẫu về chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 phải đặc biệt coi trọng thực hiện chuyển đổi số, tạo ra những giá trị mới, cách làm mới, đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản trị của nhà trường. Đặc biệt, Trường cần phấn đấu đi đầu, trở thành hình mẫu về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Ngày 4/11, Trường Cao đẳng...

Xét tuyển đại học bằng học bạ còn đáng tin cậy?

Năm 2025, nhiều trường đại học thông báo giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT hoặc bỏ hẳn phương thức xét tuyển này với lý do kết quả học bạ các trường có khoảng cách chênh lệch lớn, dẫn tới thiếu công bằng trong xét tuyển đầu vào. ...

4 ứng viên 9X đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024 là ai?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 mà Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố, có 4 ứng viên thuộc thế hệ 9X đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư. ...

Mới nhất

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar Assad chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng

Ngày 4/11, tại TPHCM, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước đã vinh dự nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng. ...

Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp...

Đánh giá đúng tầm quan trọng của báo chí để có những đầu tư xứng đáng cho báo chí

(CLO) Đó là kiến nghị của Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trong buổi làm việc của Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt...

Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà Nội

Trước đà phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm và tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, loại hình căn hộ đang trở thành mục tiêu săn đón của cả người mua ở thực và giới đầu tư. Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà NộiTrước đà phục...

Mới nhất