Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong...

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau… trong bệnh viện


“Lần đầu tiên tôi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là giao thừa năm tôi chuẩn bị 7 tuổi, đầu 1973. Khi ấy phía Mỹ mới tuyên bố ngưng ném bom miền Bắc, bố tôi trực cọc một đêm giao thừa. Tôi được xem chiếc tivi đen trắng đặt ở hội trường bệnh viện, cùng một bạn nữa là con trai của bác sĩ cùng ca trực với bố, bây giờ anh ấy làm việc ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”.

Ông Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chia sẻ cơ duyên của ông với nghề y – nghề nghiệp như ông nói là “nghề gia truyền”.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 1.

Gia đình bác sĩ Hùng là một trong số rất nhiều “gia đình y khoa”. Bố ông – cố bác sĩ Dương Đức Bính – vốn là giảng viên Đại học Y Hà Nội kiêm nhiệm bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau này chuyển sang Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).

Đến thế hệ của ông, ngoài bác sĩ Dương Đức Hùng, hai người em gái ông, vợ bác sĩ Hùng và một người em rể đều là bác sĩ. Điều đặc biệt là cả năm bác sĩ này đều tốt nghiệp bác sĩ nội trú – hệ đào tạo “khó nhằn” và khắc nghiệt nhất của ngành y.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 2.

TS.BS Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

“Tôi được sinh ra trong khu tập thể Viện Giải phẫu, từ bé đã tiếp xúc với bạn bè của bố, nghe nhiều từ ngữ vốn xa lạ với trẻ con như máu, giải phẫu, tiêm, truyền, phẫu thuật, hiểu nghề y xung quanh ca mổ của bố và bạn bè. Khi học THPT, tôi đã nghĩ mình phải làm bác sĩ và là bác sĩ ngoại khoa.

Tôi vào học y khoa rồi đỗ bác sĩ nội trú, đến giờ vẫn nhớ như in ngày cầm giấy giới thiệu của trường đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức học nội trú – hồi đó yêu cầu 24/24 giờ đều ở, học và làm việc tại bệnh viện.

Từ cậu bé theo bố vào viện, lúc ấy tôi xúc động vì lần này đến đây ở một vai trò khác – một bác sĩ độc lập” – bác sĩ Hùng nói.

Sau người anh cả Dương Đức Hùng, cô con gái thứ hai của gia đình vốn học giỏi cũng vào Đại học Y Hà Nội như một… lẽ dĩ nhiên.

Rồi đến cô con út cũng vào học y vì cô đã được kế thừa tất cả tài liệu ôn thi của anh và chị, có gì còn thắc mắc trong quá trình ôn luyện lại có anh chị chỉ cho.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 3.

TS.BS Dương Đức Hùng đang thăm khám cho một bệnh nhân (ảnh chụp tại Bệnh viện Bạch Mai thời điểm ông Hùng là bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó ông Hùng là phó giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai) – Ảnh: PHƯƠNG HỒNG

Bác sĩ Hùng kể rằng giờ cả ba anh em đều đã có gia đình riêng. Mỗi dịp gặp gỡ, dù từ đầu đã nhắc nhau là “hôm nay không nói chuyện y khoa nữa nhé”, nhưng vòng đi vòng lại, câu chuyện lại quay về ngành y, về bệnh viện, về những ca khó và những ngày miệt mài năm xưa ở trường y.

Mỗi người mỗi lĩnh vực, bác sĩ Hùng và vợ làm ngoại, em gái làm nội soi, em rể làm sản khoa…, nhưng qua các câu chuyện nghề nghiệp lại giúp nhau rất nhiều.

Ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có rất nhiều gia đình 2-3 thế hệ cùng làm việc tại đây hoặc cùng làm nghề y như vậy. Bác sĩ Hùng nói rằng nói đến Bệnh viện Việt Đức, đến nghề y thì không thể quên vai trò của cố GS Tôn Thất Tùng và gia đình ông.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 4.

TS.BS Dương Đức Hùng, giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tặng hoa cho GS James Miser, nguyên chủ tịch và CEO của Bệnh viện City of Hope (Hoa Kỳ) trong chuyến làm việc gần đây của GS James tại Hà Nội – Ảnh: Bênh viện Việt Đức cung cấp

GS Tùng từng làm giám đốc Bệnh viện Việt Đức, vợ ông (bà Vi Nguyệt Hồ) là điều dưỡng, con trai GS Tùng là cố PGS Tôn Thất Bách cũng từng làm giám đốc Việt Đức và hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội; vợ ông Bách làm việc tại khoa huyết học của Bệnh viện Việt Đức.

Hiện nay cháu ngoại của GS Tùng cũng đã trở thành bác sĩ khoa phẫu thuật tiêu hóa của bệnh viện. Ba thế hệ của gia đình GS đã gắn bó với nghề y, với bệnh viện.

“Con trai tôi đang học THPT và gần đây cháu nói cháu có nguyện vọng thi vào y khoa. Cháu trai tôi đang học THCS cũng nói sẽ theo đuổi ngành y. Tôi theo dõi các cháu xem tính tình có phù hợp với nghề y hay không, không nói với cháu những viễn cảnh tốt mà nói về những khó khăn của nghề này nhưng các cháu vẫn muốn thi y.

Tương lai của các cháu do các cháu quyết định, nhưng trong lòng chúng tôi thấy đó cũng là hạnh phúc. Nghề nào cũng cần có người thầy, mà lại càng tốt khi người thầy đó là cha mình, anh mình truyền dạy, là truyền thống của gia đình” – bác sĩ Hùng nói.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 5.

Ở lĩnh vực sản khoa, có lẽ ít người không biết gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM. Bác sĩ Phượng có con gái là bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan (hiện là trưởng khoa y Trường đại học Y Dược TP.HCM) và con rể là bác sĩ Hồ Mạnh Tường (Bệnh viện Mỹ Đức).

Bác sĩ Lan và bác sĩ Tường là những người đầu tiên ở Việt Nam đi học và triển khai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho những gia đình hiếm muộn từ cách đây hơn 25 năm. Đến nay họ đều là những “cao thủ” trong ngành này.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 6.

Từ phải qua: bác sĩ Hồ Mạnh Tường, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan và đồng nghiệp

“Vợ tôi có nói khi thi đại học, cô ấy cảm nhận không có gì khác để lựa chọn ngoài trường y, ngoài môi trường cô ấy đã quen thuộc từ nhỏ. Đến con gái của tôi, khi thi đại học, cháu cũng nói cháu chỉ thi y khoa, năm nay cháu đã học y khoa năm thứ 6” – bác sĩ Tường chia sẻ.

Sau thế hệ bác sĩ thứ hai là con gái và rể, bác sĩ Phượng chuẩn bị đón thế hệ bác sĩ thứ ba của gia đình khi vào mùa hè năm nay Hồ Ngọc Lan Nhi – con gái lớn của vợ chồng bác sĩ Lan – Tường, tốt nghiệp y khoa và nối nghiệp gia đình.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 7.

Gia đình bác sĩ, từ phải qua: Hồ Mạnh Tường, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cháu ngoại (con của bác sĩ Lan và bác sĩ Tường) cùng tham dự hội nghị khoa học, đào tạo liên tục – Ảnh: Gia đình cung cấp

Có thể nói Lan Nhi là cô bé lớn lên trong bệnh viện, bởi từ khi còn nhỏ xíu cô bé đã vào bệnh viện hằng ngày.

“Khi ấy nhà không có ai giữ nên buổi sáng bà ngoại và ba mẹ đi làm thì tôi cũng được vào bệnh viện cùng luôn, từ đó được chứng kiến không khí bận rộn của bệnh viện hằng ngày” – cô sinh viên y khoa năm cuối kể.

Chính vì thế kể từ khi nhỏ xíu, ai hỏi lớn lên làm nghề gì, Lan Nhi nói là làm bác sĩ. Đó không phải là một ước mơ chợt đến, mà đó là điều đã ăn vào tiềm thức, thôi thúc để đến THPT Lan Nhi học tốt khối B và thi vào y khoa, và giờ chuẩn bị tốt nghiệp đại học và thi vào bác sĩ nội trú.

“Ngành này vất vả thiệt, từ bé tôi đã chứng kiến đêm hôm có sản phụ sinh hay mổ là ba mẹ và bà ngoại vào viện, vì có ai định được giờ nào nhất định phải sinh đâu?

Hay dịp Tết vừa rồi khi có cô đến ngày giờ chuyển phôi, lấy trứng là ba mẹ lại vào viện vì muốn làm tốt cho họ thì phải đúng ngày giờ.

Từ những việc ba mẹ và bà ngoại đã làm, đã trải qua, tôi hiểu được nghề y cũng là nghề đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác cũng quan trọng, nghề này cũng phải dấn thân và hy sinh” – Lan Nhi nói.

Với những gia đình y khoa như gia đình của Nhi, những em bé của gia đình không phải được bảo bọc kỹ mà phải độc lập từ nhỏ xíu. Bà ngoại Ngọc Phượng có quy ước gia đình cùng nhau ăn bữa tối, nhưng bữa tối luôn là “buổi hội chẩn” khi cha mẹ sẽ kể hôm nay có ca gì, điều trị thế nào, phương pháp ra sao…

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 8.

Bà ngoại (bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giữa ), mẹ (bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan – phải) và con gái sau một ca mổ – Ảnh: Gia đình cung cấp

“Ngay cả bữa ăn cũng nghĩ về bệnh nhân, nên giờ đây khi tôi học y khoa, bữa tối cũng sẽ kể nay trong khoa có ca nào, chữa trị thế nào. Gia đình khác cuối tuần sẽ đưa con đi chơi, gia đình tôi cuối tuần sẽ đi chơi trong… bệnh viện, nhưng với tôi đó là may mắn vì từ đó tôi học được thêm về nghề, biết mình phù hợp với nghề này.

Từ đó, tôi có ước mơ theo nghề sản phụ khoa của bà và cha mẹ, tôi cũng đang cố gắng hằng ngày để đạt được ước mơ đó” – Lan Nhi quả quyết nói.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 9.

Hình ảnh người thầy thuốc đọng lại trong mắt mọi người là những chiếc áo trắng sau ca mổ, khi đến chăm sóc bệnh nhân bằng những lời dặn dò ân cần, nhưng thật ra nghề bác sĩ là nghề cần nhiều yêu cầu về tính cách.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 10.

Bác sĩ Tường và bác sĩ Lan (thứ 5 và 6 từ phải) làm việc với đồng nghiệp từ Úc – Ảnh: Gia đình cung cấp

Bác sĩ Tường nói ít ngành nghề nào phải học liên tục, học nhiều như nghề y, sau khi ra trường rồi vẫn phải tham gia các khóa đào tạo liên tục, nếu không học thì không tiếp tục được làm việc, chưa kể phải làm việc với cường độ cao, trực đêm…

“Những năm bà ngoại các cháu còn làm giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thì giao thừa nào bà cũng ở bệnh viện, có năm các con cũng cùng vào, vì thế những gia đình có nhiều thành viên nối nghiệp có lẽ đều bắt đầu từ sự đam mê với nghề” – bác sĩ Tường nói.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 11.

Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan trong ca điều trị

Còn bác sĩ Hùng thì chia sẻ khi ông bắt đầu vào nghề phẫu thuật viên, bố ông có nói một phẫu thuật viên cần một “cái đầu lạnh”, để khi vào ca mổ phẫu thuật viên không bị bốc đồng, không bị chi phối bởi những cảm xúc khác; một “trái tim nóng” để không bao giờ nguôi khao khát tìm tòi; một “bàn tay bọc nhung” vì một phẫu thuật viên mà chân tay vụng về thì không bao giờ phẫu thuật được hiệu quả.

“Nghề y có những đặc thù trong tính cách. Phẫu thuật viên đều là những người có tính cách quyết đoán, mạnh mẽ bởi trong ca mổ, phẫu thuật viên phải quyết đoán quyết định phương pháp điều trị cho người bệnh.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 12.

TS.BS Dương Đức Hùng đang thăm khám cho một bệnh nhân (ảnh chụp khi bác sĩ Hùng làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai) – Ảnh: PHƯƠNG HỒNG

Thời gian học lại dài, muốn làm việc độc lập được phải mất 9-10 năm đào tạo. Tôi đã nói với con trai rằng con làm gì cũng được, nhưng đã làm thì phải yêu nghề và chuyên nghiệp. Cháu đã hiểu điều đó trước khi bắt đầu hành trình y khoa” – bác sĩ Hùng nói về con trai.

Cũng như ông hơn 50 năm trước bắt đầu vào bệnh viện, trong mắt cậu bé không phải là hình ảnh những ca mổ rõ nét như con ông bây giờ mà là đêm giao thừa thiêng liêng ở bệnh viện, là những xúc cảm khó nói thành lời đã theo ông suốt những năm tháng đã qua và sắp tới.

Những gia đình y khoa đã hình thành như vậy, như một dòng chảy cứ lặng lẽ neo trong cuộc sống của các bác sĩ và con của họ, bởi hạnh phúc cũng là đem đến những khoảnh khắc đẹp cho cuộc đời, mà nghề bác sĩ thì mỗi giây phút giành giật sự sống cho người bệnh là mỗi khoảnh khắc ấy.

Những gia đình gặp nhau, yêu nhau, lớn lên cùng nhau... trong bệnh viện  - Ảnh 13.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 nghìn tỷ vẫn bỏ hoang sau 10 năm thi công

Quá tải bệnh viện là vấn đề nan giải trong ngành y tế nhiều năm nay, số giường bệnh trên một vạn dân của nước ta vẫn ở mức thấp trong khu vực. Năm 2014, xác định giảm tải bệnh viện tuyến cuối là vấn đề cấp bách, Chính phủ đồng ý cho phép xây 2 bệnh viện Trung ương tại Hà Nam với tổng số tiền đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, sau 10 năm thi công đến...

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 xây mãi, 10 năm vẫn chưa xong

Cùng khởi công từ cuối năm 2014, sau 10 năm, cả hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại TP Phủ Lý (Hà Nam) vẫn chưa biết khi nào mới đi vào hoạt động, trong khi những hạng mục xây dựng xong đã dần xuống cấp. ...

Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ

TPO - Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc một nữ sinh trên địa bàn huyện Nông Cống bị đánh hội đồng, dẫn đến bị đa chấn thương, phải nhập viện điều trị. Theo thông tin ban đầu, chiều 5/10, trên đường đi học về đến xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, L.V.G.N (16 tuổi, là học sinh lớp 11A6, Trường THPT Nông Cống 2) ở thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính,...

Trao quà của bạn đọc Báo Sài Gòn Giải Phóng giúp đỡ 2 bệnh nhi trong trận lũ quét ở Làng Nủ

Chiều 26-9, đại diện Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) đã tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai để trao quà của bạn đọc Báo SGGP hỗ trợ, giúp đỡ 2 bệnh nhi là nạn nhân bị thương nặng trong trận lũ quét khủng khiếp tại thôn Làng Nủ (ở xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai). Theo đó, sau nhận được thông tin trên báo chí về việc 2 bệnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. Dấu ấn khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sốngCũng trong chiều 8-11,...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu,...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. Theo Đài RT, với việc ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. Trong khi đó, nếu ở thời điểm giá vàng tăng nóng trước đây rất...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Kiến nghị nhà thuốc bệnh viện tự quyết mua sắm thuốc, không cần qua đấu thầu

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định buộc nhà thuốc trong bệnh viện công phải đấu thầu khi mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế sẽ không giải quyết được khó khăn về thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong bệnh viện. Đồng thời đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập. Chiều 6/11, tiếp tục chương trình...

Cùng chuyên mục

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu,...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, thành phần. Dần dần, tổn thương lan rộng toàn thân, bệnh nhân...

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. Những người tham gia chương trình yoga trực tuyến...

Quảng Bình hỗ trợ chế độ hằng tháng cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản

Ngày 8/11, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 11 này, tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhằm động viên đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch; khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở cơ sở. Trước đó cuối tháng 10/2024, tại Kỳ...

Mới nhất

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất