Miến là thực phẩm có dạng sợi khô, thường được tạo ra với các nguyên liệu như bột sắn, bột khoai lang hoặc bột dong.
Các chất dinh dưỡng trong miến có thể thay đổi ít nhiều, nhưng nhìn chung, mỗi khẩu phần ăn từ miến đều có lượng protein và carb vừa phải, đồng thời miến lại khá ít chất béo và chất xơ. Miến cũng có hàm lượng selen khá cao, cung cấp 14% nhu cầu hàng ngày.
Do miến có chứa tinh bột kháng nên nó rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh bột kháng sẽ giúp tăng cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra ăn miến còn giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ tiêu hóa.
Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn miến?
Gây tăng cân
Ăn miến với liều lượng vừa phải có tác dụng hỗ trợ giảm cân, nhưng bạn cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều miến, vì điều này cũng sẽ phản tác dụng của việc giảm cân. Khi ăn miến, bạn cũng nên kết hợp miến với các món ăn khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh nhàm chán trong bữa ăn.
Gây cồn ruột
Miến là một loại thực phẩm giàu chất xơ và có khả năng hấp thụ nước tốt. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều miến, đặc biệt là khi dạ dày bị viêm, nó có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc cồn ruột. Việc này có thể làm cho triệu chứng đau dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Gây tăng đường huyết
Theo chuyên gia dinh dưỡng, miến có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.
Nếu ăn cùng một khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.
Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đường huyết không ổn định, việc ăn quá nhiều miến có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Ăn miến bao nhiêu là đủ?
Đặc điểm của miến dong thật sẽ nở rất to khi đun nấu. Chỉ cần 1 nắm nhỏ miến dong là đủ cho một khẩu phần ăn. Chỉ trong 100g miến dong có chứa tới 332 calo, một lương calo không hề nhỏ, nếu ăn nhiều, thường xuyên đây cũng chính là lý do khiến bạn bị tăng cân.
Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 3 – 4 bữa miến với lượng ăn vừa phải và tùy vào nhu cầu năng lượng khác nhau của cơ thể.
2 thời điểm không nên ăn miến
– Không nên ăn miến sau 9h tối: Ăn miến vào buổi tối có thể gây khó tiêu hóa và khiến bạn khó ngủ. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn miến, hãy chọn bữa trưa hoặc bữa sáng để tiêu hóa tốt hơn.
– Tránh ăn miến sau khi ăn đồ chiên rán: Miến có tính mát, trong khi đồ chiên rán lại là thực phẩm có tính nóng, ăn miến sau khi ăn đồ chiên rán có thể gây hại cho dạ dày.
Lưu ý: Khi mua miến dong về cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp. Sau khi lấy miến ra dùng xong cần gói cẩn thận, bọc kín lại, có thể để vào ngăn mát tủ lạnh để dùng những dịp sau, tránh nguy cơ nấm mốc vì miến là thực phẩm rất dễ gặp tình trạng này.