Hành tây vừa là một loại rau, vừa là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Hành tây được người phương Tây sử dụng làm rau ăn từ rất lâu đời. Người Việt Nam đã nhập trồng thành công và sử dụng thông dụng trong các bữa ăn, bữa tiệc, dưới dạng trộn dầu giấm ăn sống, trộn chung trong đĩa xà lách, làm tăng hương vị cho các món gỏi (gỏi ngó sen, gỏi su hào, gỏi dưa leo, gỏi cóc…), xào với các loại thịt, trứng, nấu súp, cà ri…
Theo y học hiện đại, hành tây có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất quý giá. Hành tây rất giàu Allium và lưu huỳnh, hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và sát khuẩn. Hành tây cũng rất giàu Querectin – chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Hành tây còn giúp ổn định cholesterol, trị viêm khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ giàu hợp chất flavonoid và lưu huỳnh.
Đặc biệt, trong hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
8 công dụng tuyệt vời của hành tây với sức khỏe
Ngăn ngừa cảm lạnh
Hành tây tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh và làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh. Các nghiên cứu chứng minh rằng, trong hành tây có chất allicin, tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh, ức chế và tiêu diệt nhiều loại virus.
Vì vậy, những chất trong loại củ này tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh, có thể chống lại virus cúm và ngăn ngừa cảm lạnh.
Giúp xương chắc khỏe
Hành tây rất giàu canxi, có thể so sánh với các loại rau giàu canxi như bắp cải. Nó còn có magie và kali, canxi và photpho trong hành tây có tỷ lệ phù hợp, cân bằng, dễ dàng hấp thụ canxi vào cơ thể. Những ai muốn bổ sung canxi, phòng ngừa loãng xương, có thể chọn loại củ này làm thực phẩm yêu thích của mình.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Hành tây sống có nhiều chất xơ, rất cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và có thể giúp giảm nguy cơ táo bón, viêm túi thừa và các rối loạn tiêu hóa khác.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hành tây có lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ nó có thể góp phần làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim. Đi kèm với đó, hành tây cũng có thể giúp giảm huyết áp cao cũng như bảo vệ chống lại cục máu đông.
Giúp giảm huyết áp
Hành tây là thực phẩm không chứa chất béo, công dụng của hành tây có khả năng làm giảm sức cản ngoại vị, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Do vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp..
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Hành tây sống có chứa một hợp chất gọi là allyl propyl disulfide, được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Allyl propyl disulfide hoạt động bằng cách tăng độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chứa các hợp chất chống ung thư
Hành tây chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u. Vì vậy, ăn rau thuộc chi hành như tỏi và hành tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm dạ dày và đại trực tràng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vì có chứa phytochemical nên hành tây có khả năng kích thích tăng cường vitamin C trong cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và có khả năng chống lại các độc tố gây bệnh. Bên cạnh đó, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kẽm, vitamin C, quercetin, flavonoid. Đây là những chất rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.
4 nhóm người không khuyến khích ăn hành tây
Người đau mắt đỏ
Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Người mắc bệnh thận
Do hành tây có nhiều khoáng chất phốt pho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng phốt pho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh thêm trầm trọng, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh.
Người có cơ thể nóng
Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng, nếu ăn những thực phẩm như vậy dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng.
Người huyết áp thấp
Những người huyết áp thấp tuyệt đối không nên ăn hành tây do nó có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
Thời điểm không nên ăn hành tây
Nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích thì bạn không nên sử dụng hành tây. Còn nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản thì đặc biệt không nên sử dụng hành tây vào buổi tối. Bởi sau khi ăn xong hành tây mà nằm xuống ngày có thể làm trầm trọng hơn đối với triệu chứng ợ nóng.
Sử dụng hành tây sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu vì vậy hãy cân nhắc trước khi sử dụng. Bởi vì tác động gây mùi cho hơi thở có thể kéo dài và thậm chí còn gây khó chịu sau vài giờ sử dụng.