Jennifer Breheny Wallace (người Mỹ) là một chuyên gia về lĩnh vực nuôi dạy con cái, tác giả của cuốn sách “Không bao giờ đủ: Khi áp lực thành tích trở nên độc hại – và chúng ta có thể làm gì”.
Để hoàn thành cuốn sách, cô đã phỏng vấn nhiều nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu và khảo sát 6.500 phụ huynh trên toàn thế giới.
Trong quá trình này, nhà nghiên cứu Wallace phát hiện ra những đứa trẻ lớn lên thành công nhất thường được cha mẹ nuôi dạy để trở thành “người phấn đấu vì mục đích lành mạnh“, thay vì chạy theo thành tích, đua tranh tiêu cực. Chúng luôn sống có động lực nhưng không tin rằng thành tích sẽ quyết định giá trị, phẩm chất và tư cách con người mình.
Những đứa trẻ đó sẽ trái ngược hoàn toàn với hầu hết thanh thiếu niên ngày nay, thường phát triển trong một môi trường “siêu cạnh tranh” từ học tập, thể thao cho đến các hoạt động ngoại khóa khác. Việc chỉ chú tâm vào kết quả cao thấp khiến nhiều học sinh, sinh viên trở thành nạn nhân của “văn hóa thành tích độc hại”, tăng tỷ lệ mắc trầm cảm, căng thẳng.
Sự lo lắng quá mức của cha mẹ về thành tích của con cái chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ngày càng nhiều ở thanh thiếu niên. Việc thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về kết quả học tập sẽ khiến những đứa trẻ lầm tưởng rằng chúng chỉ được đánh giá cao khi có thành tích tốt.
Cô cho biết, quá trình nghiên cứu để viết cuốn sách đã truyền cảm hứng cho cô thực hiện một sự thay đổi lớn trong phong cách nuôi dạy đối với 3 đứa con của mình.
Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp con họ thành công trong học tập. Họ có thể thuê gia sư riêng, cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hay thậm chí đăng ký các chương trình hè đắt đỏ.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu về nuôi dạy con Wallace lại cảnh báo rằng những khoản đầu tư này có thể đang kìm hãm động lực học tập của trẻ, chứ không phải thúc đẩy nó. Cô gọi hiện tượng này là “hiệu ứng encore”.
“Trẻ em, đặc biệt là ở các cộng đồng giàu có, có thể chịu một gánh nặng đặc biệt, đó là tái tạo sự giàu có của cha mẹ chúng. Trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng lớn, cha mẹ và con cái đều hiểu rằng thành công không còn là điều dễ dàng. Khác với trước đây, chúng ta không còn đảm bảo rằng mỗi thế hệ sẽ đạt được thành tích ngang bằng hoặc vượt qua thế hệ trước“, Wallace nói với CNBC.
Wallace nói rằng: Khi lo lắng về việc bài kiểm tra của con hoặc liệu con có giành được một suất trong đội thể thao hay không, cha mẹ thường đặt những câu hỏi thăm dò ngay khi con vừa trở về nhà. Điều này có nguy cơ làm tăng thêm sự lo lắng của trẻ. Vì vậy, có một điều bà mẹ này không bao giờ làm với con, đó chính là đặt câu hỏi về thành tích ngay sau khi con về nhà.
“Khi các con tôi bước vào cửa, thay vì hỏi: “Con làm bài kiểm tra tiếng Tây Ban Nha thế nào?”, điều mà tôi đã nói là: “Bữa trưa con ăn gì?”. Tôi nói về những điều không liên quan gì đến thành tích của con”, bà mẹ này bật mí.
Bà mẹ 3 con cho hay: “Tập trung quá nhiều vào việc con bạn đang thể hiện như thế nào, chẳng hạn như chúc mừng trẻ đạt điểm cao thay vì khen ngợi nỗ lực của chúng, là một ví dụ về “văn hóa thành tích đang trở nên độc hại”. Ý tôi là: Khi ý thức về bản thân bị vướng vào những thành tựu, chúng ta không thể tách giá trị vốn có của mình khỏi những thành công hay thất bại bên ngoài”.
Để giúp trẻ tách biệt thành tích khỏi giá trị bản thân, bà Wallace khuyên cha mẹ nên “phủ nhận tiền đề” rằng chỉ có một con đường dẫn đến thành công.
Phụ huynh hãy để con tham gia các hoạt động mà chúng yêu thích, bất kể nó có tốt trong hồ sơ đăng ký đại học hay không. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy giảm bớt tầm quan trọng của việc trúng tuyển vào các đại học tốp đâu.
“Bạn hãy nhắc nhở trẻ rằng điều quan trọng nhất là chúng làm gì với thời gian của mình, chứ không phải nơi sử dụng thời gian đó (ví dụ trường học)”, vị chuyên gia khuyên.
Tăm chiên giòn hàn quốc