Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông

Nhấn mạnh 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư rất lớn 422.000 tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chủ động, tích cực triển khai, hoàn thành các công việc được giao, các cam kết, thỏa thuận đã có, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, khó khăn ở đâu thì ở đó phải giải quyết, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải tháo gỡ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 16/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Phiên thứ 9 của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Ban quản lý dự án, các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các nhà đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp.

Phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình, đề xuất giải pháp bảo đảm tiến độ và rút ngắn tiến độ các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ/mỹ thuật công trình, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh, cảnh quan môi trường và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông- Ảnh 2.
Thủ tướng: Nếu chúng ta giải ngân được 422.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông năm 2024 thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đa số các dự án mới triển khai đạt hoặc vượt kế hoạch

Các báo cáo và ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 05 phiên họp Ban Chỉ đạo và cùng các Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp kiểm tra hiện trường các công trình, dự án; đã chỉ đạo, ban hành nhiều chỉ thị, công điện, văn bản để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Ngay trong những ngày đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình hạ tầng giao thông và tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông- Ảnh 3.
Thủ tướng nhấn mạnh năm 2024 được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong năm 2023 và tháng 1 năm 2024, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp tích cực, nỗ lực triển khai và đạt được nhiều kết quả trong triển khai các công trình, dự án.

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian dài tại một số dự án đã được tập trung xử lý như dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành (đình trệ nhiều năm đã được tập trung tháo gỡ các vướng mắc về vốn, về giải quyết các phát sinh trong hợp đồng xây lắp để tái khởi động, tiến độ triển khai theo đúng kế hoạch), dự án nhà ga T3 sân bayTân Sơn Nhất (khó khăn về giải phóng mặt bằng), dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (khó khăn về công tác lựa chọn nhà thầu, công tác giải phóng mặt bằng).

Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đã được đẩy nhanh, nhiều dự án đã được khởi công như Cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, 03 dự án trục Đông-Tây, đường Vành đai của Hà Nội và TPHCM, cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang, An Hữu-Cao Lãnh, đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành-Đức Hòa…

Đồng thời nhiều dự án cũng đã hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư như cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu, Hữu Nghị-Chi Lăng, Dầu Giây-Liên Khương để tiếp tục triển khai lựa chọn nhà thầu, khởi công trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông- Ảnh 4.
Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều công trình dự án cao tốc đã vượt qua các khó khăn về giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, đại dịch COVID-19, thời tiết cực đoan để khánh thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư như: 07 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía đông với chiều dài 412 km, cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ dài 23 km, Tuyên Quang-Phú Thọ dài 40 km.

Với các dự án mới triển khai, các tỉnh đã tập trung lực lượng để tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cơ bản đáp ứng tiến độ thi công; các chủ đầu tư, nhà thầu nỗ lực tổ chức thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đa số đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra; kết quả giải ngân của các dự án đều đạt ở mức cao hoặc vượt yêu cầu.

Trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 Tết vừa qua, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi kiểm tra việc thi công xuyên Tết và động viên các công nhân trên công trường 5 dự án trọng điểm tại Hà Nội, TPHCM, tỉnh Đồng Nai và phát lệnh làm hàng tại Tân Cảng-Cái Mép tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tại các công trường, hàng nghìn công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài làm việc xuyên Tết, hy sinh niềm vui riêng của cá nhân, tạm gác lại sự đoàn tụ gia đình trong những ngày xuân để làm việc với tinh thần vì sự phát triển của đất nước, sớm hoàn thành các dự án giao thông.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 2024 là năm tăng tốc xây dựng các công trình giao thông- Ảnh 5.
Các đại biểu tham dự phiên họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đưa chủ trương của Đảng, Nhà nước thành sản phẩm cụ thể

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải là việc khó, cả về quy mô, đối tượng, phạm vi, với tổng mức đầu tư rất lớn 422.000 tỷ đồng trong năm 2024.

Quá trình triển khai các dự án đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng thuận rất cao của Quốc hội, chúng ta đã đề xuất và những khó khăn về pháp lý cơ bản được tháo gỡ; các bộ, ngành, địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn, cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường các dự án đã có nỗ lực rất lớn; đạt được những kết quả tích cực, rất đáng trân trọng, tạo phong trào, xu thế phát triển hạ tầng trên cả nước.

Thủ tướng cảm ơn bà con nhân dân đã đồng thuận, hỗ trợ, ủng hộ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhường đất, nơi ở cho các dự án, thay đổi thói quen, tập quán, nghề nghiệp, sinh kế vì sự phát triển của đất nước.

Về các nhiệm vụ tổng thể thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan và địa phương phải triển khai chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước về 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá hạ tầng, thành sản phẩm cụ thể, đạt mục tiêu đề ra, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chúng ta giải ngân được 422.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông năm 2024 thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng miền và cả nước.

Nếu năm 2021-2022 là giai đoạn khởi động, chuẩn bị và phê duyệt dự án, năm 2023 triển khai đồng loạt thì năm 2024 được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo, các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, các nhà thầu, đơn vị tư vấn, giám sát, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia các dự án căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chủ động, tích cực triển khai, hoàn thành các công việc được giao, các cam kết, thỏa thuận đã có, với yêu cầu bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật các dự án, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.

“Khó khăn ở đâu thì ở đó phải giải quyết, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải tháo gỡ; khi gặp khó khăn phải đi kiểm tra, đôn đốc, cùng ngồi lại để chia sẻ, thông cảm, tìm cách giải quyết, không tiếc thời gian cho công việc này”, Thủ tướng phát biểu.

Các chủ thể, cá nhân có liên quan phải chủ động phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, giải quyết công việc theo thẩm quyền, thực hiện công việc có trọng tâm, trọng điểm, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Thủ tướng lưu ý cần quan tâm đặc biệt đến việc làm, sinh kế, hạ tầng y tế, giáo dục, xã hội cho người dân tại nơi tái định cư các dự án, nơi ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

Thủ tướng nhấn mạnh, nghiêm cấm tham nhũng, tiêu cực, phải làm mọi việc với tinh thần vô tư, trong sáng, tất cả vì lợi ích chung; không để phát sinh các vấn đề phức tạp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý các vi phạm liên quan tới “găm hàng, đội giá” với nguyên vật liệu cho các dự án.

Về các kiến nghị tại phiên họp, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, phân loại để các cơ quan xử lý theo thẩm quyền. Với các vấn đề đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, các cơ quan tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn rõ ràng để thực hiện, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, sớm hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kết luận phiên họp để các bộ, ngành, cơ quan, chủ thể thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả.

Nhấn mạnh một số kinh nghiệm là phải sâu sát, bám sát tình hình, phản ứng nhanh, kịp thời, thực hiện công việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là chúng ta phải chủ động, tích cực thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cam kết của mình để triển khai các công việc theo tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công “3 ca 4 kíp”, xuyên lễ, xuyên Tết””.





Source link

Cùng chủ đề

Rốt ráo giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng

Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có chiều dài 93,35 km, trong đó đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài 51,8 km, thuộc phạm vi 2 huyện Văn Lãng và Tràng Định. Hiện các địa phương này đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân bàn giao mặt bằng và Tràng Định có gần 100% người dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. Dự án đường...

Dấu ấn từ những công trình trọng điểm của Đà Nẵng

(VTC News) - Đà Nẵng đã vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau gần 50 năm giải phóng, từ thành phố trực thuộc tỉnh, Đà Nẵng vươn lên mạnh mẽ, không chỉ tạo dựng được thương hiệu trong nước mà còn ở tầm khu vực, thế giớ. Chính quyền, người dân đang nỗ lực từng ngày để xây dựng thương hiệu "Thành phố đáng đến"...

Điều chỉnh thành viên Ban chỉ đạo công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT

Quyết định có hiệu lực từ ngày 8/10. Cụ thể, Trung tướng Phạm Thế...

Tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi công các công trình trọng điểm quốc gia

NDO - Chiều 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà và Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các hiệp hội, nhà thầu xây dựng.   Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc...

Tuyến đường trị giá hơn 500 tỷ đồng sắp thông xe ở khu vực Tây Nam Hà Nội

TPO - Được đầu tư lên đến 524 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, tuyến đường có chiều dài là 6.5km với 6 làn xe là trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai (thành phố Hà Nội)... Huyện Thanh Oai được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai. Toàn tuyến đường có chiều dài là 6,5km với 6 làn xe, có tổng mức đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Cùng chuyên mục

Cần kiểm toán vốn góp trong 5 năm

Đây là nội dung tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán được Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng 7/11. Chào bán chứng khoán ra công chúng: Cần kiểm toán vốn góp trong 5 nămĐây là nội dung tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán được Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng 7/11. ...

Tiếp sức nhà nông tại Long An: Lan tỏa hy vọng thay đổi cuộc sống

Ngày 10-11, chương trình Tiếp sức nhà nông trao vốn cho các hộ nông dân tại Long An. Chương trình do báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Long An tổ...

Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất tháng 11/2024?

Theo khảo sát thực tế tại các ngân hàng thương mại đầu tháng 11/2024, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng 4,6 – 9,5%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi đối với nhóm khách vay cũ của các ngân hàng hầu hết lên đến trên 11,7%/năm.Ở nhóm ngân hàng thương mại, Eximbank đang có mức cho vay mua nhà ưu đãi nhất khi áp dụng lãi suất cố định...

Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc

Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở....

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Mới nhất

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. ...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và...

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp. UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về đề nghị xem xét xây dựng Nghị quyết quy định mức...

Tiếp sức nhà nông tại Long An: Lan tỏa hy vọng thay đổi cuộc sống

Ngày 10-11, chương trình Tiếp sức nhà nông trao vốn cho các hộ nông dân tại Long An. Chương trình do báo Tuổi Trẻ...

Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước 5 tuổi so với quy định mà không bị trừ phần trăm lương

Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình về dự án Luật Nhà giáo. Dự án luật này có nhiều điểm mới quan trọng về tiền lương, tuổi nghỉ hưu của...

Mới nhất