Trang chủChính trịNgoại giaoCăng thẳng Ukraine-Ba Lan vào vòng ‘nguy hiểm’, sự giận dữ của...

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan vào vòng ‘nguy hiểm’, sự giận dữ của nông dân và hơn thế nữa…


Nông dân Ba Lan một lần nữa lại tiến về phía đường biên giới với nước láng giềng Ukraine trong một cuộc đình công mới kéo dài một tháng, nhằm chống lại các chính sách của EU và sự cạnh tranh từ nước láng giềng Ukraine mà họ coi là không lành mạnh.

Ngày 9/2, Công đoàn Đoàn kết thông báo, họ sẽ bắt đầu chặn các con đường và cửa khẩu biên giới với Ukraine cho đến ngày 10/3.

Sau đó, ngày 13/2, họ tiếp tục tuyên bố sẽ chặn tất cả các cửa khẩu biên giới với Ukraine vào ngày 20/2, khiến căng thẳng ở vùng biên leo thang hơn nữa.

Qua mạng xã hội, những lời bất bình được chia sẻ trên khắp châu Âu, nông dân lên tiếng phản đối vấn đề bị cho là sự cạnh tranh không lành mạnh gia tăng từ bên ngoài khu vực, đặc biệt là từ quốc gia láng giềng Ukraine, cũng như các chính sách của EU nhằm chống biến đổi khí hậu đã áp đặt các hạn chế đối với nông dân.

Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Các tài xế Ukraine biểu tình tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk để phản đối việc nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, ngày 15/2. (Nguồn: Ukrinform)
Sự giận dữ của nông dân, đẩy quan hệ Ukraine-Balan vào vòng ‘nguy hiểm’ và hơn thế nữa…
Nông dân Ba Lan sử dụng máy kéo chặn giữa đường, trong cuộc biểu tình phản đối áp lực giá cả nông sản, thuế và quy định xanh của EC, ngày 9/2. (Nguồn: Reuters)

Thế “tiến thoái lưỡng nan”

Liên minh Công đoàn Đoàn kết đã đổ lỗi trực tiếp cho chính quyền Ba Lan và Ủy ban châu Âu (EC) về những gì họ nói là không hành động vì lợi ích người dân. Theo quan điểm của họ, “Sự thụ động của chính quyền Ba Lan và những tuyên bố hợp tác với EC… liên quan việc nhập khẩu nông sản và thực phẩm từ Ukraine khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố một cuộc tổng đình công” – một nội dung trong một tuyên bố vào ngày 2/2.

Bộ Nông nghiệp Ukraine xác nhận với tờ Kyiv Independent rằng, Kiev và Warsaw đang đàm phán. Tuy nhiên, dường như chưa có hồi kết về những tranh chấp nông nghiệp vốn khởi phát từ tháng 4/2023.

Nhưng ngành nông nghiệp Ukraine hiện cũng lo ngại các cuộc biểu tình đang thổi bùng tinh thần chống Kiev ở một trong những đồng minh lớn nhất của nước này trong cuộc xung đột quân sự với Nga.

Trong cuộc biểu tình ngày 9/2, ở Grojec, Ba Lan, nhằm phản đối thương mại miễn thuế với nông sản Ukraine, nông dân đã lái xe với tốc độ “rùa bò” hay chặn đường bằng máy kéo… Hiện tại, sau khi phát động lệnh phong tỏa 30 ngày, các cuộc biểu tình đã khơi dậy sự phẫn nộ, đặc biệt, sau khi các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình Ba Lan đổ ngũ cốc của Ukraine từ các xe tải tại trạm kiểm soát Dorohusk.

Kiev lên án hành động này và kêu gọi trừng phạt thủ phạm. Văn phòng Công tố quận Chelm của Ba Lan đã mở một cuộc điều tra vào ngày 12/2, cảnh báo hành vi phạm tội có thể dẫn đến 5 năm tù.

Chính quyền Ba Lan đã xin lỗi Ukraine sau vụ việc, nhưng căng thẳng vẫn tăng cao khi những người biểu tình bắt đầu một cuộc phong tỏa khác tại trạm kiểm soát Korczowa-Krakivets vào ngày 13/2.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Ba Lan trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, trong lời xin lỗi vẫn phải lên tiếng bảo vệ người biểu tình, đồng thời cáo buộc sản phẩm thực phẩm của Ukraine kém chất lượng.

“Những nông dân có thể đã để cảm xúc lấn át, nhưng chúng ta nên nhớ rằng, họ đang ở trong tình trạng kinh tế rất khó khăn. Trước mắt, ngay trong chính vụ Xuân này, họ không có tiền để mua phân bón và thuốc trừ sâu. Rất dễ để hiểu sự tuyệt vọng của họ”, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czesław Siekierski chia sẻ vào ngày 12/2 vừa qua.

Trong khi đó, đối với phía Ukraine nguyên nhân của các cuộc biểu tình không hoàn toàn rõ ràng. Warsaw đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm của Ukraine kể từ ngày 15/4/2023 và tiếp tục mở rộng lệnh cấm vận vào ngày 15/9/2023.

Tháng 5/2023, EU đã áp đặt các hạn chế cho phép Ba Lan, Hungary, Slovakia, Romania và Bulgaria cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine trong nước, trong khi vẫn cho phép quá cảnh các sản phẩm này để xuất khẩu đi nơi khác, sau khi nông dân địa phương phàn nàn việc nhập khẩu đang khiến giá nông sản trong nước giảm mạnh.

Xuất khẩu ngũ cốc và dầu của Ukraine sang Ba Lan giảm đáng kể sau lệnh cấm trên. Theo dữ liệu từ Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine (UCAB), tháng 3/2023 sản lượng xuất khẩu là 277.500 tấn, chỉ còn 61.000 tấn vào tháng 4 và xuống dưới 20.000 tấn vào tháng 12.

Người đứng đầu UCAB Oleksandra Avramenko khẳng định, “Trong vài tháng qua, không có nhiều nông sản Ukraine đi qua biên giới Ba Lan. Các sản phẩm vào Ba Lan không được bán trên thị trường nước này, mà thường được vận chuyển đến các nước thứ ba”.

Tuy nhiên, bà Avramenko lại lưu ý rằng, có thể tại các bên thứ ba, chẳng hạn như người mua ở Đức, sau đó có thể bán sản phẩm của Ukraine trở lại Ba Lan. “Nhưng đây không phải là trách nhiệm giám sát của Ukraine”.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan hứa sẽ tăng cường kiểm soát biên giới và thực hiện nhiều cuộc kiểm tra hơn sau chuyến đi thực tế tại biên giới vào ngày 4/2. Nhưng ông Czesław Siekierski cũng cho rằng, “Việc nhập khẩu quá nhiều nông sản Ukraine – vốn không đáp ứng đủ các yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn cao của EU cũng đã gián tiếp đe dọa khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Ba Lan”.

Chưa có động thái mới, tình hình còn “nóng hơn”?

Trong khi đó, ở tầm rộng lớn hơn, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo, tranh chấp có thể làm dấy lên tư tưởng chống Ukraine ở Ba Lan.

“Tôi không nghĩ có bất kỳ xung đột quan điểm hoặc lợi ích đáng kể nào giữa chính phủ (Ba Lan) và những nông dân biểu tình”, người đứng đầu chính phủ Ba Lan nói trong cuộc họp ở thị trấn Morag, phía Bắc Ba Lan vào ngày 11/2.

“Nếu Ukraine vẫn muốn có thể huy động cả thế giới ủng hộ mình trong cuộc xung đột với Nga, thì nước này cũng cần phải tôn trọng lợi ích của từng thành viên trong cộng đồng này”, ông Tusk nói thêm.

Trên thực tế, Warsaw trước đó đã đàm phán với những người biểu tình để chấm dứt một cuộc phong tỏa vào ngày 6/1. Khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Siekierski đã cam kết đáp ứng ba yêu cầu của nông dân, bao gồm trợ cấp ngô trị giá một tỷ Zloty (251 triệu USD), tăng các khoản vay thanh khoản lên 2,5 tỷ Zloty (629 triệu USD) và giữ thuế nông nghiệp ở mức năm 2023

Thủ tướng Tusk vẫn giữ lệnh cấm vận đối với hàng thực phẩm của Ukraine nhưng không mở rộng danh sách sang các mặt hàng khác, như đường, trứng và thịt gia cầm theo yêu cầu của người biểu tình.

Trong khi đó, người đứng đầu Câu lạc bộ Kinh doanh nông nghiệp Ukraine Oleksandra Avramenko lo ngại việc nối lại các cuộc biểu tình sẽ có lợi cho các đảng cánh hữu của Ba Lan trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, vào ngày 6-9/6 tới. Các đảng cánh hữu thường có quan điểm chống Ukraine và theo bà Avramenko, “các động thái chống lại Ukraine rất thuận lợi cho cánh hữu”.

Nhận định về bối cảnh, nông dân từ nhiều quốc gia châu Âu nhen nhóm tổ chức các cuộc biểu tình, bà Avramenko cho rằng, chỉ có Ba Lan đang nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào Ukraine. Nông dân Pháp và Tây Ban Nha phản đối hàng nhập khẩu từ tất cả các nước thứ ba, trong khi đa số chỉ trích chi phí gia tăng và Thỏa thuận xanh chưa thỏa đáng của EU.

Hồi tháng Giêng, nông dân Romania đã phản đối hàng nhập khẩu của Ukraine và các vấn đề khác, nhưng Kiev và Bucharest đã đạt được thỏa thuận. Bà Avramenko mong muốn có thể làm điều tương tự với Ba Lan.

Được biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra lệnh “đàm phán gấp” với Ba Lan sau khi nông dân Ba Lan biểu tình dữ dội, kéo theo căng thẳng trong quan hệ song phương. Nhưng chuyện ngoại giao đôi khi không đồng nghĩa với vấn đề kinh tế. Chính phủ Ba Lan chắc chắn phải có sự lựa chọn ưu tiên, khi đối diện áp lực từ phản đối trong nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, dường như hành động của chính phủ các bên khó theo kịp mong muốn của nông dân. Trong lúc chính phủ Ukraine và Ba Lan đều chưa có động thái mới xoa dịu tình hình, các tài xế Ukraine đã “tự xử” bằng cuộc biểu tình tự phát tại trạm kiểm soát Yahodyn-Dorohusk. Một hàng dài xe tải của các tài xế Ukraine treo biển phản đối bằng ba thứ tiếng Ukraine, Ba Lan và tiếng Anh, lên án nông dân Ba Lan cản trở xe tải lưu thông, báo cáo của Ukrinform cho biết.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Nhật Bản – Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an...

Ngày 16/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya và người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao.

Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024: Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Du khách nước ngoài thích thú vào vai nông dân tại làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế đã trở thành một trong những điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm nhất tại Hội An.

Bài đọc nhiều

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Cùng chuyên mục

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024: Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao trong cả năm 2024, về đích trước từ 3-5 tháng. Tập đoàn đang tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp cho mục tiêu đạt 1 triệu tỷ đồng doanh thu trong năm 2024.

Bắc Ninh đối thoại không có khoảng cách với doanh nghiệp, cùng doanh nhân tiến bước

Sáng 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024. Chương trình tập trung về phát triển và quản lý chợ.

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC - khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

Mới nhất

RCEP tạo “con đường tơ lụa” cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu. Gia tăng thị phần hàng Việt tại thị trường ASEAN RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN với 5 đối tác...

Truy tìm tài xế ‘taxi dù’ xịt hơi cay vào mặt hành khách ở Đà Lạt

Tài xế "taxi dù" ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xịt hơi cay tấn công khiến 2 hành khách nhập viện sau khi xảy ra mâu thuẫn. Hôm nay (ngày 16/11), Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an TP Đà Lạt truy tìm tài xế xe "taxi dù" xịt hơi cay vào 2 hành khách khiến họ...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền ‘văn hóa Hòa Bình’

Tiêu biểu của nền “văn hóa xứ Mường Hòa Bình”Phát biểu chỉ đạo và trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn) cho tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Di tích khảo cổ Hang xóm Trại (xã Tân Lập) và...

Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết

Đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thể hiện được trách nhiệm, tấm lòng, niềm tin với Đảng, Nhà nước. ...

Mới nhất