Diễn đàn Đông Á (EAF) dẫn lời giáo sư Edmund Malesky tới từ Đại học Duke nhận xét, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể tự hào về khả năng phục hồi của đất nước sau dịch Covid-19, khi Việt Nam sẽ kết thúc năm 2022 với tư cách là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất châu Á.

Giáo sư Malesky cho rằng, thành công của Việt Nam trong việc phục hồi kinh tế tới từ những nỗ lực của chính phủ và khả năng tận dụng tốt xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Mô hình của Việt Nam đang được nhiều nước trong khu vực nghiên cứu và học hỏi.

Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Đất nước hình chữ S đã đón 11 công ty Đài Loan (Trung Quốc) thuộc chuỗi cung ứng của Apple tới đầu tư. Tập đoàn Lego của Đan Mạch đã mở một nhà máy trị giá hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương, các nhà đầu tư lâu năm tại Việt Nam như Samsung và Intel cũng tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất.

Một nhà máy may mặc tại Việt Nam. Ảnh: Nikkei

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, có thêm 1.570 dự án đầu tư mới trị giá 9,9 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,7%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á dự đoán, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ lần lượt đạt 7% và 6,5% trong năm tiếp theo.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam đã tăng mạnh. Các chính sách về thuế quan của Washington khiến nhiều công ty chuyển chuỗi sản xuất tới Việt Nam để đề phòng những rủi ro không cần thiết. Giá nhân công cạnh tranh cũng là một trong những điểm thu hút nhà đầu tư của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 40% trong quý đầu năm 2019, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ.

Kể từ năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào việc tiêm chủng Covid-19 và cải cách hành chính. Hãng Nikkei Asia xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 10 trong danh sách những quốc gia quản lý Covid-19 tốt nhất thế giới, đây là một vị thế thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng tiến hành cải cách các thủ tục hành chính thông qua Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính Nhà nước và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nhân lực, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp.

Tuy vẫn còn một vài hạn chế về nguồn nhân lực hay cơ sở vật chất, nhưng câu chuyện phục hồi thành công sau đại dịch Covid-19 của Việt Nam cho thấy, các quốc gia có thể thành công nếu nỗ lực cải cách và tận dụng tối đa xu thế toàn cầu.

Việt Dũng 

Phái đoàn thương mại Mỹ đến Việt Nam thúc đẩy hợp tác y tế

Phái đoàn thương mại Mỹ đến Việt Nam thúc đẩy hợp tác y tế

Phái đoàn tới Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách thương mại quốc tế kiêm Cục trưởng thương Vụ Mỹ Arun Venkataraman dẫn đầu gồm 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số…
Việt Nam trong hành trình cùng ASEAN lớn mạnh, phát triển

Việt Nam trong hành trình cùng ASEAN lớn mạnh, phát triển

Ngay từ những ngày đầu mới gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực, ngày càng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển hiệp hội lớn mạnh theo thời gian.
Hợp tác vì sự thành công của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Hợp tác vì sự thành công của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Đại sứ quán Na Uy, Cơ quan thương mại Innovation Norway, Ngân hàng phát triển châu Á và Tổng cục Môi trường đồng tổ chức hội thảo trực tuyến “Tiếp cận Đa bên – Chìa khóa Thành công của nền Kinh tế Tuần hoàn”.