Trong khoai lang có chứa nhiều loại vitamin, nhất là vitamin A, chất xơ và những hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa, giảm căng thẳng, phòng ngừa ung thư…
Khoai lang chế biến được nhiều món ngon
Bạn có thể chế biến khoai lang thành món ăn vặt hoặc món ăn chính trong bữa cơm nhà tùy theo khả năng biến hóa và óc sáng tạo của mỗi người. Hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi để cả gia đình cùng đổi bữa, tăng cường sức khỏe trong những ngày lạnh giá.
1. Khoai lang nướng
2. Bánh khoai lang yến mạch
Bánh khoai lang yến mạch có cách chế biến đơn giản nhưng lại là món ăn vặt rất lạ miệng.
Cách làm:
• Luộc 5 củ khoai lang cỡ vừa, xay nhuyễn.
• Trộn với lượng bột yến mạch vừa phải để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
• Tiếp đến bạn tạo hình bánh khoai lang theo ý thích như hình tròn, hình bánh donut, hình ngôi sao…
• Cho bánh vào lò nướng cho chín vàng là được.
3. Khoai lang chiên vừng:
Cách làm:
– Cắt khoai thành những thanh dài khoảng 1 ngón tay.
– Cho bột chiên giòn vào bát, thêm nước từ từ vào bột đến khi thấy bột sánh mịn là được chia làm 2 phần.
– Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng nhúng khoai vào bột lần 1 rồi cho vào chảo chiên đến khi thấy khoai vàng thì vớt ra để vào giấy thấm dầu.
– Phần bột thứ 2 cho thêm vừng đen vào tiếp đến cho khoai lang đã chiên sơ vào nhúng qua bột, chiên đến khi vàng là được.
4. Khoai lang nghiền
Đây là một trong các món ăn chế biến từ khoai lang giảm cân được nhiều người yêu thích bởi cách chế biến đơn giản, dễ ăn.
Cách làm:
• Luộc chín 1 – 2 củ khoai lang rồi dùng nĩa nghiền nhuyễn ra.
• Tiếp đến, bạn thêm vào bát khoai 2 thìa kem chua (có thể dùng sữa chua thay thế), 1 thìa dầu ô liu, một chút muối và tiêu đen.
• Trộn đều lên, trang trí vài nhánh rau mùi và thưởng thức.
Khoai lang nghiền có thể làm thành bữa sáng ngon miệng, tốt cho tiêu hóa hoặc ăn bất cứ lúc nào trong ngày khi bạn đói.
5. Khoai lang nướng kèm rau củ
Cách làm:
Bạn chuẩn bị 1 củ khoai lang cùng các loại rau củ quả mà mình thích như súp lơ, củ cải, cà rốt, bí ngòi… Rửa sạch tất cả các nguyên liệu (gọt vỏ nếu cần) rồi thái thành miếng vừa ăn.
• Cho khoai lang cùng các loại rau củ đã thái vào nướng.
• Tùy vào từng loại mà bạn có thể nướng 20 – 30 phút sao cho rau củ chín hết là được.
• Lúc nướng, bạn nhớ xịt dầu ô liu và đảo đều để các loại rau củ mềm hơn.
6. Canh khoai lang hầm xương
Cách làm:
• Lấy 200 – 300g xương lợn (nên chọn phần xương đuôi để ninh cho nước ngọt), rửa sạch. Cho vào nồi chần qua với nước sôi để bớt mùi hôi.
• Cho xương vào nồi cùng với 1 lít nước. Thêm gia vị như mắm muối rồi tiến hành ninh xương từ 30 phút đến 1 giờ cho nhừ.
• Trong khi ninh xương, bạn rửa sạch khoai lang, gọt vỏ và cắt thành miếng vuông. Ướp khoai với chút muối, xóc đều cho ngấm.
• Khi phần xương ninh xong, cho khoai vào nấu thêm 7 – 10 phút nữa là được. Múc khoai ra bát, thêm rau hành ngò cho thơm rồi thưởng thức.
Lưu ý khi ăn khoai lang giảm cân
• Mặc dù giảm cân bằng khoai lang rất tốt, thế nhưng không nên thay thế cho cơm gạo trắng hoàn toàn. Khoai lang có nhiều chất xơ, nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài bạn có thể bị chướng bụng.
• Nên ăn khoai lang với đa dạng thực phẩm khác để cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng. Có như vậy, quá trình giảm cân mới lâu bền được.
• Lúc đầu, bạn không nên ăn khoai lang trong tất cả các bữa chính. Bạn chỉ nên thay thế từ từ để cơ thể quen dần với việc hấp thụ và tiêu hóa thực phẩm này.
Nếu không có thời gian, hãy ưu tiên cho món khoai luộc hoặc hấp và hạn chế khoai lang chiên. Luộc khoai ăn kèm ức gà, trứng, táo, bơ, sữa tươi…sẽ không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị song lại giúp giảm cân hiệu quả.