Trang chủNewsThế giớiKỷ nguyên áp đảo của tàu ngầm Mỹ trước Trung Quốc có...

Kỷ nguyên áp đảo của tàu ngầm Mỹ trước Trung Quốc có thể kết thúc


Chuyên gia nhận định tàu ngầm Mỹ sẽ không còn áp đảo Trung Quốc, khi Bắc Kinh phát triển tàu ngầm độ ồn thấp, tăng năng lực sản xuất.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc đang vận hành 6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) Type-094, được trang bị tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng 8.000-9.000 km hoặc tên lửa JL-3 có tầm bắn hơn 10.000 km, giúp nó có thể tấn công lãnh thổ lục địa Mỹ từ khoảng cách an toàn.

Dù vậy, tàu ngầm Type-094 có khuyết điểm lớn là phát ra nhiều tiếng ồn khi hoạt động, dễ bị đối phương phát hiện. Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ ước tính mẫu tàu này tạo ra tiếng ồn lên tới 140 decibel khi hoạt động ở tần số thấp, cao hơn tàu ngầm Delta III do Liên Xô phát triển từ những năm 1970.

Trong khi đó, tàu ngầm Mỹ thường chạy rất êm, khiến hải quân Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, phát hiện. Tuy nhiên, điều này dường như đang thay đổi.

“Trung Quốc đã đạt được tiến bộ về công nghệ tàu ngầm và khả năng phát hiện vật thể dưới biển, qua đó thu hẹp dần khoảng cách trong lĩnh vực từng có sự chênh lệch lớn nhất giữa quân đội nước này và Mỹ”, Alastair Gale, nhà phân tích của Wall Street Journal (WSJ), nhận định.





Tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 11 của Trung Quốc ngoài khơi thành phố Thanh Đảo ngày 23/4/2019. Ảnh: Reuters

Tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 11 của Trung Quốc ngoài khơi thành phố Thanh Đảo ngày 23/4/2019. Ảnh: Reuters

Gale cho biết ảnh vệ tinh chụp hồi đầu năm 2023 cho thấy tàu ngầm SSBN Type-096 Trung Quốc, thế hệ kế tiếp của Type-094 và đang trong quá trình phát triển, được trang bị hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet), thay vì dùng hệ thống động lực truyền thống với chân vịt 6 hoặc 7 cánh lộ thiên.

Thiết kế pump-jet có nhiều ưu điểm như tốc độ cao, độ ồn thấp và không tạo ra bong bóng khí như chân vịt, giúp tăng bán kính hoạt động và giảm khả năng bị phát hiện của tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên công nghệ giảm tiếng ồn đang được Mỹ sử dụng này xuất hiện trên tàu ngầm Trung Quốc.

Tàu Type-096 có phần thân lớn hơn bất kỳ tàu ngầm hiện hành nào của Bắc Kinh. Kích thước lớn cho phép nó có thể lắp đệm hấp thụ âm thanh để giảm tiếng ồn từ động cơ, tương tự thiết kế của tàu ngầm Nga.

Theo giới phân tích, phần lớn công nghệ tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc đến từ việc “sao chép đảo ngược” tàu ngầm điện – diesel nước này mua từ Nga sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc chưa sở hữu công nghệ mới nhất của Nga,

Quan hệ Nga – Trung được thắt chặt sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát khiến giới chức phương Tây lo ngại Moskva có thể chia sẻ bí mật công nghệ về tàu ngầm với Bắc Kinh, song đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai nước đã làm điều này.

“Dòng Type-096 có thể sánh ngang với tàu SSBN Dolgorukiy về động cơ đẩy, hệ thống cảm biến và vũ khí, song giống tàu Akula I phiên bản cải tiến hơn về khả năng giảm tiếng ồn”, báo cáo hồi tháng 8 của Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ (NWC), nhận xét.

Dolgorukiy là tàu ngầm SSBN lớp Borei mới nhất của hải quân Nga, trong khi Akula I là mẫu tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN) ra mắt từ những năm 1980, từng được gọi là “quân bài chủ lực” của hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Theo nhà phân tích tình báo kỹ thuật hải quân Christopher Carlson, đồng tác giả báo cáo của NWC, hải quân Mỹ hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi tàu lớp Akula, dù đây không còn là mẫu tàu ngầm hiện đại nhất của Moskva.

“Tàu ngầm Type-096 cũng sẽ rất khó bị phát hiện. Nó sẽ trở thành cơn ác mộng đối với chúng ta”, Carlson nhận xét.

Tài liệu học thuật Trung Quốc cho thấy nước này đang phát triển các công nghệ giảm tiếng ồn khác cho tàu ngầm, như dùng vật liệu mới cho thân tàu, hay chế tạo lò phản ứng hạt nhân có hiệu suất cao hơn để làm động cơ.

Ngoài việc cải thiện về chất, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc cũng đang được tăng cường về lượng. Xưởng đóng tàu ngầm ở Hồ Lô Đảo năm 2021 đã khánh thành khu xây dựng thứ hai, cho thấy Bắc Kinh muốn tăng năng lực sản xuất của xưởng.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc hiện có 60 tàu ngầm, ít hơn 7 tàu so với Mỹ. Tuy nhiên, tốc độ đóng tàu ngầm hàng năm của Trung Quốc được dự báo có thể sẽ đạt mức cao gấp 3 lần so với con số 1,2 tàu một năm hiện nay của Washington, giúp Bắc Kinh sở hữu hạm đội gồm 80 tàu ngầm vào năm 2035.

Với những diễn biến này, Gale cho rằng “kỷ nguyên áp đảo về tàu ngầm của Mỹ với Trung Quốc đang đi đến hồi kết”. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa Trung Quốc sẽ vượt hoặc bắt kịp Mỹ trên lĩnh vực tàu ngầm trong tương lai gần.

“Còn nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể biên chế tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới. Cũng chưa thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ đạt được bước tiến đáng kể trong chương trình phát triển tàu ngầm”, nhà phân tích của WSJ cho biết.





Tàu ngầm lớp Virginia USS Bắc Carolina tại miền tây Australia hôm 4/8. Ảnh: AFP

Tàu ngầm lớp Virginia USS Bắc Carolina tại miền tây Australia hôm 4/8. Ảnh: AFP

Theo Gale, quá trình phát triển tàu ngầm thường kéo dài nhiều năm và phải chế tạo nhiều nguyên mẫu trước khi chốt được thiết kế cuối. Dự án cũng có thể bị hủy bỏ đột ngột vì lý do kỹ thuật, kinh tế và chính trị. Năm 1995, Mỹ đã phải dừng chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf vì lý do chi phí cao, chỉ chế tạo ba chiếc thay vì 29 tàu như kế hoạch ban đầu.

Hải quân Trung Quốc chưa công bố thời gian đưa tàu ngầm Type-096 vào hoạt động. Báo cáo của NWC nhận định mẫu tàu này có thể được biên chế vào năm 2030, như lộ trình mà Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính trước đó.

Giới phân tích cũng cho rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia hay tàu ngầm SSBN lớp Columbia đang phát triển của Mỹ hiện vẫn “đi trước một thế hệ” so với tàu Trung Quốc, xét trên công nghệ giảm tiếng ồn, động cơ, hệ thống vũ khí và nhiều phương diện khác.

“Dù vậy, Trung Quốc không nhất thiết phải cố gắng bắt kịp năng lực tàu ngầm của Mỹ”, chuyên gia Gale nêu quan điểm. “Bằng cách chế tạo được tàu ngầm khó bị phát hiện hơn, cũng như sản xuất chúng với số lượng lớn, Bắc Kinh sẽ khiến Washington phải tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn cho việc giám sát tàu của mình”.

Một điểm bất lợi nữa với Mỹ là Washington hiện không có máy bay tuần tra chống ngầm đồn trú thường trực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà thường luân chuyển “sát thủ săn ngầm” P-8 Poseidon qua căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản, để làm nhiệm vụ này.

“Chúng tôi biết tàu ngầm Trung Quốc ở đâu, song có thể theo dõi chúng hay không thì phụ thuộc vào vấn đề nguồn lực”, một sĩ quan tác chiến chống ngầm mới nghỉ hưu của nước này nhận xét.





Máy bay tuần tra P-8A Poseidon của hải quân Mỹ trình diễn tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Malta ngày 23/9/2017. Ảnh: Reuters

Máy bay tuần tra P-8A Poseidon của hải quân Mỹ trình diễn tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Malta ngày 23/9/2017. Ảnh: Reuters

Phạm Giang (Theo WSJ, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

[Ảnh] Rực rỡ sắc thu vàng đỏ ở Bắc Kinh

NDO - Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đang ở thời điểm đẹp nhất trong năm khi thành phố được khoác lên mình tấm áo mới với những gam màu vàng, đỏ rực rỡ giữa tiết trời cuối thu se lạnh. Trên khắp phố phường, công viên và thắng cảnh du lịch, người dân và du khách đắm chìm trong vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn với lá vàng, lá...

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.

Tàu ngầm diesel điện vừa mới hạ thủy của Nga ‘có khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ’?

Tàu ngầm diesel điện lớn của Nga, lớp Varshavyanka, thuộc Dự án 636.3 được hạ thủy ngày 11/10 tại Xưởng đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Cùng chuyên mục

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập. ...

Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất 2 điểm được soạn thảo riêng cho ông Donald Trump và đưa vào “kế hoạch chiến thắng”.

Ông Trump đã chọn người làm Giám đốc CIA

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 12.11 thông báo đã chọn cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong chính quyền kế tiếp. ...

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Mới nhất

Hội Nhà báo Quảng Ninh phát động cuộc thi tác phẩm báo chí

(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tại đây, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng...

Bản đồ thế giới 250 triệu năm nữa trông sẽ như thế nào?

(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 250 triệu năm nữa, Trái đất sẽ có một siêu lục địa mới. Nhưng nó sẽ trông như thế nào? ...

Ông Trump chọn thêm quan chức phụ trách nhập cư, từng là nông dân

Truyền thông Mỹ khẳng định nữ Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem đã được ông Trump chọn làm bộ trưởng An ninh nội địa trong chính phủ sắp tới. Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem (phải) được truyền thông Mỹ khẳng định sẽ đảm nhiệm vị trí bộ trưởng An ninh nội địa - Ảnh: REUTERS Ngày 12-11, báo Wall...

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn...

Mới nhất