Trứng cá tầm có mức giá sánh ngang với một chiếc Audi hạng sang, là món ăn đắt đỏ chỉ dành cho hoàng gia và những người giàu có trên thế giới.
Trứng cá tầm có xuất xứ từ nước Nga, gồm 3 loại là trứng cá tầm trắng, cá tầm đen, cá tầm sevruga, trong đó, trứng cá tầm đen là đắt nhất.
Trứng cá tầm còn được gọi là “vàng đen”, chỉ những người siêu giàu mới dám thưởng thức. 1kg trứng cá tầm có giá thấp nhất là 180 triệu đồng, cao nhất lên đến 1,8 tỷ đồng.
Trứng cá tầm đắt đỏ như vậy là vì một con cá tầm phải sống trên 20 năm tuổi mới bắt đầu có trứng. Để lấy được trứng ra khỏi bụng cá, người ta phải trải qua một quá trình khắt khe.
Để một con cá tầm Caviar cho trứng, nó phải đạt độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, đó là một thời gian quá dài, nếu đó là cá nuôi trong môi trường nhân tạo thì chi phí cũng rất lớn.
Không chỉ bấy nhiêu đó, số lượng cá tầm ngoài tự nhiên ngày một suy giảm, không đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng của thị trường là những nguyên nhân chính là cho mặt hàng này có giá cao.
Đặc biệt, một số loại cá tầm hiếm và các loại cá tầm tự nhiên đánh bắt ở biển Caspi có giá cao không tưởng.
Vì quá đắt, nên trứng cá tầm thường dùng để trang trí tô điểm cho các món ăn khai vị, hay dùng như một món ăn kèm, món phết hoặc trong món sushi và thường chỉ được phục vụ trong những nhà hàng sang trọng hàng đầu.
Cá tầm được nuôi trong trại, sau khi bắt lên, người ta sẽ quét máy siêu âm để xem độ chín của trứng trong bụng cá. Sau đó, họ dùng một kĩ thuật đặc biệt để lấy trứng mà không cần mổ cá.
Cách lấy trứng cũng phải vô cùng cẩn thận. Các chuyên gia sẽ luồn tay phía dưới buồng trứng để giật đứt hẳn cuống ra. Sau khi lấy xong, buồng trứng sẽ được chà nhẹ trên tấm lưới sắt để tách ra và đem đi đông lạnh.
Trứng cá tầm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: canxi, phot-pho, protein, magie, sắt và đủ loại vitamin B12, B6, B2, B44, A, C và D.
Ngoài ra, trong trứng cá tầm còn có các khoáng chất acginin và histidin, cùng nhiều loại axit amin như omega-3, lysine, isoleucine, methionine…
Các chất này có thể giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm, ngăn ngừa các bệnh về tim và có tác dụng tăng lưu thông máu.
Trứng cá tầm phải được ăn khi đang lạnh. Có thể dùng kèm rượu Vodka Beluga của Nga. Trước khi thưởng thức trứng cá tầm, phải nhấp một ngụm Vodaka Beluga mạnh để làm sạch khoang miệng, giúp cảm nhận hương vị trứng cá muối một cách tinh khiết nhất.
Các món ăn được làm từ trứng cá tầm
Bánh xếp Blini: Đây là một loại bánh không thể thiếu trong lễ hội mừng năm mới của người Nga. Bánh có nhiều loại nhân khác nhau như bơ, kem, mứt, mật ong kết hợp với hương vị truyền thống của cá tầm muối.
Trứng cá tầm muối sẽ làm tăng thêm sự tinh tế và sự sang trọng cho món ăn, giúp món ăn bổ dưỡng hơn.
Hàu trứng cá tầm đen: Những con hàu đem luộc sơ qua, sau đó thêm gia vị và sốt kem rồi phủ lên một lớp mỏng trứng cá tầm đen.
Hàu ngập trong sốt kem béo ngậy hòa cùng vị trứng tan nhanh trong miệng sẽ mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho thực khách.
Nigiri sushi: Đây là loại sushi được ép bằng tay, vì vậy đầu bếp muốn làm được món này phải trải qua quá trình huấn luyện chuyên sâu.
Một miếng sushi kiểu nigiri có giá khoảng 20 USD, nếu thêm trứng cá tầm lên trên thì giá sẽ đắt đỏ hơn nhiều.
Nigiri sushi là món sushi dành cho hội nhà giàu do sự kết hợp xa xỉ giữa thịt bò Waigu và trứng cá tầm, thậm chí còn rắc vàng lên món ăn. Trứng cá và thịt tan chảy, hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị thơm ngon vượt trội.
Trứng gà khuấy: Trứng gà khuấy là một món ăn quen thuộc, nhưng nếu được phủ lên thêm một lớp trứng cá tầm thì sẽ thành món ăn xa xỉ.
Khi thưởng thức bạn sẽ thấy những hạt trứng li ti “nổ” trong miệng, sau đó cảm nhận được vị mặn tự nhiên của cá và vị béo bùi của trứng gà, thơm ngon khó cưỡng.
Bánh mì nướng: Những người sành ăn trứng cá tầm thường không kết hợp quá nhiều nguyên liệu để giữ trọn hương vị trứng cá. Do đó, cách ăn phổ biến là cho trứng cá muối lên lát bánh mì cùng một ít bơ và thưởng thức.
Hương vị trứng cá không hề có vị tanh mà ngược lại sẽ béo ngậy, đậm đà vô cùng. Do lợi nhuận của trứng cá tầm khá cao nên từ lâu người ta đã bắt đầu làm trang trại để nuôi cá.
Ở Việt Nam cũng có nhiều vùng có điều kiện thích hợp để nuôi loại cá này như Bình Thuận, Buôn Tua Srah – Đắk Lắk, Cấm Sơn – Bắc Giang, Vĩnh Sơn – Bình Định.
Trứng cá tầm được sử dụng như một món ăn khai vị, được phục vụ với một lượng nhỏ, vừa đủ để các thực khách lưu luyến với hương vị khó quên.